Con số 63 trong câu chuyện vui của người Nga
Một số người thân cận với ông Putin nói, áp lực từ Mỹ và châu Âu sẽ chỉ khiến người Nga thêm kiên cường
Trong một câu chuyện vui được nói đến nhiều ở Nga thời gian này, người ta nói rằng Tổng thống Vladimir Putin, giá dầu và tỷ giá đồng Rúp đều đang hướng tới con số 63.
Theo nội dung của câu chuyện vui này, ông Putin sẽ 63 tuổi, giá dầu sẽ rớt xuống mức 63 USD/thùng, và tỷ giá đồng Rúp sẽ là 63 Rúp đổi 1 USD vào năm 2015.
Câu chuyện vui được đưa ra giữa lúc điện Kremlin chống chọi với các lệnh trừng phạt quốc tế liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Một số người thân cận với ông Putin nói với hãng tin Bloomberg rằng, áp lực từ Mỹ và châu Âu sẽ chỉ khiến người Nga thêm kiên cường chống chọi với những khó khăn kinh tế.
Từ câu chuyện vui trên có thể thấy tinh thần cứng cỏi của người Nga lên cao chưa từng thấy từ thời Chiến tranh lạnh. Giữa lúc nền kinh tế Nga có nguy cơ rơi vào cuộc suy thoái đầu tiên trong 5 năm, đồng Rúp rớt giá kỷ lục, và các dòng vốn tháo chạy khỏi Nga, Tổng thống Putin vẫn nhận được tỷ lệ ủng hộ cao và bày tỏ tin tưởng ông sẽ tiếp tục ra tranh cử thêm một nhiệm kỳ nữa vào năm 2018.
“Chúng tôi đang nghèo đi, tiền tiết kiệm cạn dần, giá cả tăng. Nhưng chúng tôi nhìn thấy tác động trái ngược so với những gì mà những người muốn Putin gục ngã nhìn thấy”, bà Olga Kryshtanovskaya, một chuyên gia xã hội học thuộc Viện Khoa học xã hội Nga, nhận xét. Chuyên gia này nói, những câu chuyện vui như nói trên nhấn mạnh quyết tâm của người Nga trụ vững đến cùng.
Ông Putin tròn 62 tuổi vào ngày 7/10 vừa qua. Giá dầu thô Brent tại London rớt xuống mức thấp nhất trong 5 năm là 67,53 USD/thùng cách đây ít hôm. Đồng Rúp đã sụt giá xuống mức gần 55 Rúp/USD, giảm gần 34% so với cách đây 6 tháng. Để “hoàn thành” câu chuyện vui với con số 63 của người Nga, đồng Rúp cần mất giá thêm 13%.
Một người bạn của ông Putin đề nghị giấu tên nói rằng, các lệnh trừng phạt của phương Tây sẽ không có tác dụng bởi Mỹ và châu Âu không hiểu tinh thần của người Nga. Ông này nói, thành phố Leningrad của Nga đã từng bị chiếm giữ hai năm trong thời Thế chiến II và Nga sẽ vượt qua được thử thách hiện nay.
“Phương Tây sai lầm trong cách hiểu về động lực mà Putin mà những người thân cận của ông ấy có”, ông Evgeniy Minchenko, Giám đốc Viện Chính trị Quốc tế ở Moscow, nhận xét. “Họ nghĩ Putin là một doanh nhân, rằng tiền là thứ quan trọng nhất đối với ông ấy, và bằng cách gây sức ép cho Putin và đồng minh của ông về mặt tài chính là sẽ khiến họ phải khuất phục”.
Các cuộc thăm dò dư luận gần đây đều cho thấy tinh thần vững vàng của người Nga. Theo kết quả một cuộc thăm dò được Trung tâm Levada ở Moscow công bố, một nửa số người trả lời nói không cảm thấy khó khăn gì do lệnh trừng phạt, 31% nói vấn đề không quan trọng lắm. Một cuộc thăm dò khác do Levada thực hiện cách đây 1 tháng cho thấy, 86% người Nga tại 134 địa phương nói họ tự hào được sống ở nước Nga.
“Người dân nghĩ sẽ không phải là yêu nước nếu cảm thấy hay thừa nhận những gì mà họ đang phải chịu đựng. Điều này cho thấy sự tập trung tinh thần để phản kháng lại áp lực từ bên ngoài và phớt lờ lệnh trừng phạt. Tâm trạng này của công chúng có thể kéo dài nhiều tháng, nhưng khó có thể kéo dài nhiều năm”, ông Alexei Grazhdankin, Phó giám đốc Trung tâm Levada, nhận xét.
Vận mệnh kinh tế Nga đã thăng trầm theo giá dầu suốt từ thời Liên Xô. Vào những năm 1970, sau lệnh cấm vận dầu lửa của Arab khiến giá dầu tăng vọt, Liên Xô dưới thời Leonid Brezhnev đã chứng kiến sự phát triển kinh tế thịnh vượng và ảnh hưởng gia tăng trên trường quốc tế. Vào thập niên 1980 khi nguồn cung dầu thế giới dư thừa khiến giá giảm 6 năm liền, nước này rơi vào tình trạng thiếu hàng hóa tiêu dùng thiết yếu.
Theo người bạn của ông Putin, điều khó chịu nhất hiện nay đối với nhiều chính trị gia và doanh nhân lớn của Nga là họ bị phương Tây hạn chế đi lại. Tuy vậy, theo ông này, những nhân vật bị trừng phạt vẫn có đủ việc để làm ở Nga mà chẳng cần phải đi ra nước ngoài.
Nếu họ không thể tới dãy Alps, họ sẽ vui lòng tới vùng núi Kamchatka - người bạn của ông Putin nói.
Theo nội dung của câu chuyện vui này, ông Putin sẽ 63 tuổi, giá dầu sẽ rớt xuống mức 63 USD/thùng, và tỷ giá đồng Rúp sẽ là 63 Rúp đổi 1 USD vào năm 2015.
Câu chuyện vui được đưa ra giữa lúc điện Kremlin chống chọi với các lệnh trừng phạt quốc tế liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Một số người thân cận với ông Putin nói với hãng tin Bloomberg rằng, áp lực từ Mỹ và châu Âu sẽ chỉ khiến người Nga thêm kiên cường chống chọi với những khó khăn kinh tế.
Từ câu chuyện vui trên có thể thấy tinh thần cứng cỏi của người Nga lên cao chưa từng thấy từ thời Chiến tranh lạnh. Giữa lúc nền kinh tế Nga có nguy cơ rơi vào cuộc suy thoái đầu tiên trong 5 năm, đồng Rúp rớt giá kỷ lục, và các dòng vốn tháo chạy khỏi Nga, Tổng thống Putin vẫn nhận được tỷ lệ ủng hộ cao và bày tỏ tin tưởng ông sẽ tiếp tục ra tranh cử thêm một nhiệm kỳ nữa vào năm 2018.
“Chúng tôi đang nghèo đi, tiền tiết kiệm cạn dần, giá cả tăng. Nhưng chúng tôi nhìn thấy tác động trái ngược so với những gì mà những người muốn Putin gục ngã nhìn thấy”, bà Olga Kryshtanovskaya, một chuyên gia xã hội học thuộc Viện Khoa học xã hội Nga, nhận xét. Chuyên gia này nói, những câu chuyện vui như nói trên nhấn mạnh quyết tâm của người Nga trụ vững đến cùng.
Ông Putin tròn 62 tuổi vào ngày 7/10 vừa qua. Giá dầu thô Brent tại London rớt xuống mức thấp nhất trong 5 năm là 67,53 USD/thùng cách đây ít hôm. Đồng Rúp đã sụt giá xuống mức gần 55 Rúp/USD, giảm gần 34% so với cách đây 6 tháng. Để “hoàn thành” câu chuyện vui với con số 63 của người Nga, đồng Rúp cần mất giá thêm 13%.
Một người bạn của ông Putin đề nghị giấu tên nói rằng, các lệnh trừng phạt của phương Tây sẽ không có tác dụng bởi Mỹ và châu Âu không hiểu tinh thần của người Nga. Ông này nói, thành phố Leningrad của Nga đã từng bị chiếm giữ hai năm trong thời Thế chiến II và Nga sẽ vượt qua được thử thách hiện nay.
“Phương Tây sai lầm trong cách hiểu về động lực mà Putin mà những người thân cận của ông ấy có”, ông Evgeniy Minchenko, Giám đốc Viện Chính trị Quốc tế ở Moscow, nhận xét. “Họ nghĩ Putin là một doanh nhân, rằng tiền là thứ quan trọng nhất đối với ông ấy, và bằng cách gây sức ép cho Putin và đồng minh của ông về mặt tài chính là sẽ khiến họ phải khuất phục”.
Các cuộc thăm dò dư luận gần đây đều cho thấy tinh thần vững vàng của người Nga. Theo kết quả một cuộc thăm dò được Trung tâm Levada ở Moscow công bố, một nửa số người trả lời nói không cảm thấy khó khăn gì do lệnh trừng phạt, 31% nói vấn đề không quan trọng lắm. Một cuộc thăm dò khác do Levada thực hiện cách đây 1 tháng cho thấy, 86% người Nga tại 134 địa phương nói họ tự hào được sống ở nước Nga.
“Người dân nghĩ sẽ không phải là yêu nước nếu cảm thấy hay thừa nhận những gì mà họ đang phải chịu đựng. Điều này cho thấy sự tập trung tinh thần để phản kháng lại áp lực từ bên ngoài và phớt lờ lệnh trừng phạt. Tâm trạng này của công chúng có thể kéo dài nhiều tháng, nhưng khó có thể kéo dài nhiều năm”, ông Alexei Grazhdankin, Phó giám đốc Trung tâm Levada, nhận xét.
Vận mệnh kinh tế Nga đã thăng trầm theo giá dầu suốt từ thời Liên Xô. Vào những năm 1970, sau lệnh cấm vận dầu lửa của Arab khiến giá dầu tăng vọt, Liên Xô dưới thời Leonid Brezhnev đã chứng kiến sự phát triển kinh tế thịnh vượng và ảnh hưởng gia tăng trên trường quốc tế. Vào thập niên 1980 khi nguồn cung dầu thế giới dư thừa khiến giá giảm 6 năm liền, nước này rơi vào tình trạng thiếu hàng hóa tiêu dùng thiết yếu.
Theo người bạn của ông Putin, điều khó chịu nhất hiện nay đối với nhiều chính trị gia và doanh nhân lớn của Nga là họ bị phương Tây hạn chế đi lại. Tuy vậy, theo ông này, những nhân vật bị trừng phạt vẫn có đủ việc để làm ở Nga mà chẳng cần phải đi ra nước ngoài.
Nếu họ không thể tới dãy Alps, họ sẽ vui lòng tới vùng núi Kamchatka - người bạn của ông Putin nói.