Con số 7 phó chủ tịch của Hà Nội “không trái quy định”
Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội chính thức có 7 phó chủ tịch từ 18/4
Sáng 18/4, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức kỳ họp bất thường để bầu bổ sung 3 phó chủ tịch UBND thành phố.
Theo đó, ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải và ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội, được bầu làm Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.
Ngoài ra, Hội đồng Nhân dân thành phố cũng thống nhất bầu ông Lê Hồng Sơn, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp làm Phó chủ tịch UBND thành phố, trên cơ sở giới thiệu của Bộ Chính trị hồi cuối tháng 2 vừa qua.
Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, việc chuẩn bị các nhân sự của thành phố trong thời gian qua được thực hiện trên cơ sở lựa chọn những cán bộ trong diện quy hoạch, có chuyên môn đào tạo phù hợp, có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt. Do đó, quá trình giới thiệu và bầu là hoàn toàn khách quan, dân chủ, công khai, đúng quy định.
Bên cạnh đó, Bí thư Hà Nội cho hay, nguồn cán bộ của Hà Nội hiện rất đông, nên “cái khó của Hà Nội không phải trong bó đũa chọn cột cờ, mà là chọn cột cờ trong số những cột cờ”.
Lý giải cho việc Hà Nội bầu thêm 3 phó chủ tịch, nâng số lượng các phó chủ tịch UBND thành phố lên 7 người, Bí thư Phạm Quang Nghị cho biết, do đặc thù khối lượng công việc của Hà Nội rất lớn, trong khi đó thành phố luôn đứng trước sự giám sát của công luận nên mọi công việc phải làm kỹ lưỡng, thận trọng, đòi hỏi tính chính xác cao mới tạo được đồng thuận.
Với câu hỏi số lượng 7 phó chủ tịch liệu có vượt so với quy định, trả lời báo giới, vị lãnh đạo cao nhất của Hà Nội khẳng định tới đây, số phó chủ tịch Hà Nội vẫn là 6 người, được bầu theo đúng quy định. Còn một người do Trung ương luân chuyển về, nên “sẽ không tính vào cơ cấu”.
Như vậy, hiện lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội gồm có Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo và 7 phó chủ tịch, gồm: ông Vũ Hồng Khanh, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, ông Nguyễn Văn Sửu, ông Trần Xuân Việt, ông Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Ngọc Tuấn và ông Lê Hồng Sơn.
Trong đó, ông Nguyễn Ngọc Tuấn được bầu để thay cho ông Nguyễn Huy Tưởng, phụ trách tài chính - ngân sách, còn ông Nguyễn Quốc Hùng thay cho ông Nguyễn Văn Khôi, phụ trách giao thông - đô thị, đã nghỉ hưu theo chế độ.
Theo quy định tại Nghị định số 107/2004/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 1/4/2004 quy định về số lượng phó chủ tịch của UBND các cấp, tại điều 6 quy định về số lượng phó chủ tịch và cơ cấu thành viên ủy ban nhân dân đô thị là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt đã quy định rằng UBND thành phố Hà Nội và Tp.HCM được tổ chức theo mô hình có 13 thành viên gồm có 1 chủ tịch, 5 phó chủ tịch và 7 ủy viên.
Giữa năm 2011, Nghị định 36/2011/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2004/NĐ-CP, theo đó UBND thành phố Hà Nội có thể có tối đa 6 phó chủ tịch, tăng thêm 1 phó chủ tịch so với quy định tại Nghị định 107/2004/NĐ-CP (có 5 phó chủ tịch).
Theo đó, ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải và ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội, được bầu làm Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.
Ngoài ra, Hội đồng Nhân dân thành phố cũng thống nhất bầu ông Lê Hồng Sơn, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp làm Phó chủ tịch UBND thành phố, trên cơ sở giới thiệu của Bộ Chính trị hồi cuối tháng 2 vừa qua.
Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, việc chuẩn bị các nhân sự của thành phố trong thời gian qua được thực hiện trên cơ sở lựa chọn những cán bộ trong diện quy hoạch, có chuyên môn đào tạo phù hợp, có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt. Do đó, quá trình giới thiệu và bầu là hoàn toàn khách quan, dân chủ, công khai, đúng quy định.
Bên cạnh đó, Bí thư Hà Nội cho hay, nguồn cán bộ của Hà Nội hiện rất đông, nên “cái khó của Hà Nội không phải trong bó đũa chọn cột cờ, mà là chọn cột cờ trong số những cột cờ”.
Lý giải cho việc Hà Nội bầu thêm 3 phó chủ tịch, nâng số lượng các phó chủ tịch UBND thành phố lên 7 người, Bí thư Phạm Quang Nghị cho biết, do đặc thù khối lượng công việc của Hà Nội rất lớn, trong khi đó thành phố luôn đứng trước sự giám sát của công luận nên mọi công việc phải làm kỹ lưỡng, thận trọng, đòi hỏi tính chính xác cao mới tạo được đồng thuận.
Với câu hỏi số lượng 7 phó chủ tịch liệu có vượt so với quy định, trả lời báo giới, vị lãnh đạo cao nhất của Hà Nội khẳng định tới đây, số phó chủ tịch Hà Nội vẫn là 6 người, được bầu theo đúng quy định. Còn một người do Trung ương luân chuyển về, nên “sẽ không tính vào cơ cấu”.
Như vậy, hiện lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội gồm có Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo và 7 phó chủ tịch, gồm: ông Vũ Hồng Khanh, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, ông Nguyễn Văn Sửu, ông Trần Xuân Việt, ông Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Ngọc Tuấn và ông Lê Hồng Sơn.
Trong đó, ông Nguyễn Ngọc Tuấn được bầu để thay cho ông Nguyễn Huy Tưởng, phụ trách tài chính - ngân sách, còn ông Nguyễn Quốc Hùng thay cho ông Nguyễn Văn Khôi, phụ trách giao thông - đô thị, đã nghỉ hưu theo chế độ.
Theo quy định tại Nghị định số 107/2004/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 1/4/2004 quy định về số lượng phó chủ tịch của UBND các cấp, tại điều 6 quy định về số lượng phó chủ tịch và cơ cấu thành viên ủy ban nhân dân đô thị là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt đã quy định rằng UBND thành phố Hà Nội và Tp.HCM được tổ chức theo mô hình có 13 thành viên gồm có 1 chủ tịch, 5 phó chủ tịch và 7 ủy viên.
Giữa năm 2011, Nghị định 36/2011/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2004/NĐ-CP, theo đó UBND thành phố Hà Nội có thể có tối đa 6 phó chủ tịch, tăng thêm 1 phó chủ tịch so với quy định tại Nghị định 107/2004/NĐ-CP (có 5 phó chủ tịch).