“Con tàu kinh tế đã vượt khỏi vòng xoáy trì trệ”
Nhiều ý kiến phát biểu trong cả ngày 2/11 cũng có góc nhìn khá lạc quan về tình hình kinh tế
Nhìn nhận một cách khách quan, công tâm, trách nhiệm là con tàu kinh tế Việt Nam đã vượt khỏi vòng xoáy trì trệ và đang trở lại quỹ đạo phát triển đúng hướng của nó, đại biểu Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) tham gia thảo luận về tình hình kinh tế xã hội tại nghị trường.
Nhiều ý kiến phát biểu trong cả ngày 2/11 cũng có góc nhìn khá lạc quan về tình hình kinh tế của Việt Nam trong năm nay.
Lạm phát thấp nhất 15 năm
Theo đại biểu Trần Quốc Tuấn, sự trở lại quỹ đạo của con tàu kinh tế là một thành công rất lớn, trong bối cảnh xuất hiện sự tranh bá xưng hùng của các cường quốc ở biển Đông.
Bên cạnh đó là sự suy giảm tăng trưởng của một số nền kinh tế lớn, giá dầu thô giảm mạnh, đồng Nhân dân tệ bị giảm giá, thiên tai, hạn hán, dịch bệnh đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế trong nước.
Dưới góc nhìn của đại biểu - doanh nhân Nguyễn Ngọc Hòa (Tp.HCM) thì việc bảo đảm được tăng trưởng kinh tế cao hơn năm vừa qua, ở mức cũng được coi là một thành công lớn. Khi tình hình kinh tế đất nước bị tác động mạnh bởi những diễn biến bất ổn khó lường như kinh tế thế giới khôi phục chậm, giá dầu giảm ở mức thấp. Một số nước phá giá đồng tiền. Xung đột vũ trang diễn ra nhiều nơi. Tranh chấp chủ quyền biển đảo, biển Đông ngày càng phức tạp.
Trong 13/14 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch của năm 2015, ấn tượng nhất, theo đại biểu Tuấn là chỉ tiêu lạm phát giảm còn khoảng 2%, thấp nhất trong 15 năm qua.
Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) cũng nhấn mạnh lạm phát thấp là một điều rất có ý nghĩa so với những năm trước.
“Những năm trước chúng ta tăng trưởng với tốc độ khá cao 7% - 8%, nhưng lạm phát cũng đến gần 20%. Cho nên, tuy tốc độ tăng trưởng cao nhưng người dân có thực sự được hưởng thành quả đó không lại là chuyện khác. Năm nay chúng ta tăng trưởng 6,5% nhưng giữ được lạm phát ở mức độ khoảng 2%. Tôi cho đây là điều rất có ý nghĩa”, ông Hùng nhấn mạnh.
Năm nay Chính phủ đã có bản báo cáo thường niên trước Quốc hội về kinh tế xã hội rất tốt, phản ánh đúng, đầy đủ hiện trạng đất nước, rút ra bài học sâu sắc và định hướng đúng phương hướng, nhóm giải pháp để triển khai trong thời gian tới, đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) khái quát.
“Nắm chắc tình hình, nhân dân sẽ tin tưởng”
Cùng quan điểm về những kết quả đạt được, song đại biểu Nguyễn Thái Học phản ánh, nhiều cử tri và đại biểu Quốc hội quan tâm, suy nghĩ về tình hình biển Đông.
Đại biểu Học nhắc lại trong phát biểu khai mạc kỳ họp lần này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định tình hình biển Đông tiếp tục diễn biến nguy hiểm, khó lường.
Còn báo cáo tổng hợp ý kiến kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước gửi đến kỳ họp thứ 10, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã nêu vấn đề cử tri và nhân dân bày tỏ sự bất bình trước việc Trung Quốc tăng cường các hoạt động cải tạo, bồi đắt, xây dựng trái luật pháp quốc tế các công trình tại các đảo chìm, bãi đá thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Tình hình biển Đông nguy hiểm khó lường là vậy, nhưng trong báo cáo của Chính phủ khi đề cập đến lĩnh vực quốc phòng, an ninh chỉ nêu một câu rất ngắn gọn: "Bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và kết hợp tốt giữa bảo đảm quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế - xã hội", ông Học nhận xét.
“Cử tri và nhân dân đề nghị Chính phủ báo cáo sát thực hơn diễn biến phức tạp tình hình biển Đông, với những hành vi ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Cần làm rõ hơn chủ trương, biện pháp đấu tranh của Đảng và Nhà nước ta để bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, dân tộc”.
“Có nắm chắc tình hình, có hiểu được đường lối đấu tranh thì cử tri và Nhân dân cả nước mới có được niềm tin, mới phát huy lòng yêu nước, phát huy tinh thần đoàn kết, tạo nên sức mạnh toàn dân tộc, sát cánh đồng lòng cùng với Đảng, Nhà nước quyết tâm bảo vệ vững chắc từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc”, ông Học phát biểu.
Nhiều ý kiến phát biểu trong cả ngày 2/11 cũng có góc nhìn khá lạc quan về tình hình kinh tế của Việt Nam trong năm nay.
Lạm phát thấp nhất 15 năm
Theo đại biểu Trần Quốc Tuấn, sự trở lại quỹ đạo của con tàu kinh tế là một thành công rất lớn, trong bối cảnh xuất hiện sự tranh bá xưng hùng của các cường quốc ở biển Đông.
Bên cạnh đó là sự suy giảm tăng trưởng của một số nền kinh tế lớn, giá dầu thô giảm mạnh, đồng Nhân dân tệ bị giảm giá, thiên tai, hạn hán, dịch bệnh đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế trong nước.
Dưới góc nhìn của đại biểu - doanh nhân Nguyễn Ngọc Hòa (Tp.HCM) thì việc bảo đảm được tăng trưởng kinh tế cao hơn năm vừa qua, ở mức cũng được coi là một thành công lớn. Khi tình hình kinh tế đất nước bị tác động mạnh bởi những diễn biến bất ổn khó lường như kinh tế thế giới khôi phục chậm, giá dầu giảm ở mức thấp. Một số nước phá giá đồng tiền. Xung đột vũ trang diễn ra nhiều nơi. Tranh chấp chủ quyền biển đảo, biển Đông ngày càng phức tạp.
Trong 13/14 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch của năm 2015, ấn tượng nhất, theo đại biểu Tuấn là chỉ tiêu lạm phát giảm còn khoảng 2%, thấp nhất trong 15 năm qua.
Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) cũng nhấn mạnh lạm phát thấp là một điều rất có ý nghĩa so với những năm trước.
“Những năm trước chúng ta tăng trưởng với tốc độ khá cao 7% - 8%, nhưng lạm phát cũng đến gần 20%. Cho nên, tuy tốc độ tăng trưởng cao nhưng người dân có thực sự được hưởng thành quả đó không lại là chuyện khác. Năm nay chúng ta tăng trưởng 6,5% nhưng giữ được lạm phát ở mức độ khoảng 2%. Tôi cho đây là điều rất có ý nghĩa”, ông Hùng nhấn mạnh.
Năm nay Chính phủ đã có bản báo cáo thường niên trước Quốc hội về kinh tế xã hội rất tốt, phản ánh đúng, đầy đủ hiện trạng đất nước, rút ra bài học sâu sắc và định hướng đúng phương hướng, nhóm giải pháp để triển khai trong thời gian tới, đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) khái quát.
“Nắm chắc tình hình, nhân dân sẽ tin tưởng”
Cùng quan điểm về những kết quả đạt được, song đại biểu Nguyễn Thái Học phản ánh, nhiều cử tri và đại biểu Quốc hội quan tâm, suy nghĩ về tình hình biển Đông.
Đại biểu Học nhắc lại trong phát biểu khai mạc kỳ họp lần này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định tình hình biển Đông tiếp tục diễn biến nguy hiểm, khó lường.
Còn báo cáo tổng hợp ý kiến kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước gửi đến kỳ họp thứ 10, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã nêu vấn đề cử tri và nhân dân bày tỏ sự bất bình trước việc Trung Quốc tăng cường các hoạt động cải tạo, bồi đắt, xây dựng trái luật pháp quốc tế các công trình tại các đảo chìm, bãi đá thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Tình hình biển Đông nguy hiểm khó lường là vậy, nhưng trong báo cáo của Chính phủ khi đề cập đến lĩnh vực quốc phòng, an ninh chỉ nêu một câu rất ngắn gọn: "Bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và kết hợp tốt giữa bảo đảm quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế - xã hội", ông Học nhận xét.
“Cử tri và nhân dân đề nghị Chính phủ báo cáo sát thực hơn diễn biến phức tạp tình hình biển Đông, với những hành vi ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Cần làm rõ hơn chủ trương, biện pháp đấu tranh của Đảng và Nhà nước ta để bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, dân tộc”.
“Có nắm chắc tình hình, có hiểu được đường lối đấu tranh thì cử tri và Nhân dân cả nước mới có được niềm tin, mới phát huy lòng yêu nước, phát huy tinh thần đoàn kết, tạo nên sức mạnh toàn dân tộc, sát cánh đồng lòng cùng với Đảng, Nhà nước quyết tâm bảo vệ vững chắc từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc”, ông Học phát biểu.