Trung Quốc và hai chiều tác động tới kinh tế Việt Nam
Kinh tế Trung Quốc suy giảm tăng trưởng cũng có những tác động tích cực đến kinh tế Việt Nam
Tác động của việc phá giá đồng Nhân dân tệ và sự suy giảm tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ không có tác động lớn trong ngắn hạn đến Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nhận định trong một báo cáo mới gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.
Một trong các nội dung lớn của báo cáo này là đánh giá tác động tích cực và tiêu cực của những điều chỉnh nền kinh tế của Trung Quốc đối với Việt Nam và các giải pháp ứng phó.
Vốn FDI có thể dịch chuyển
Theo Bộ trưởng, những thay đổi lớn của nền kinh tế Trung Quốc thời gian qua, như: sự phá giá đồng Nhân dân tệ và sự suy giảm tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc đã có tác động nhất định đến nền kinh tế Việt Nam.
Về tác động tích cực, việc đồng Nhân dân tệ mất giá có làm giảm chi phí đầu vào nhập khẩu từ Trung Quốc, nhờ đó sản xuất trong nước có điều kiện hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế.
Kinh tế Trung Quốc suy giảm tăng trưởng cũng có những tác động tích cực đến kinh tế Việt Nam, Bộ trưởng nhìn nhận.
Cụ thể, giá các mặt hàng cơ bản trên thị trường thế giới sẽ giảm do nhu cầu từ Trung Quốc yếu đi sẽ tạo điều kiện giảm chi phí đầu vào sản xuất của Việt Nam.
Bên cạng đó, kinh tế Trung Quốc suy giảm sẽ khiến cho các nhà đầu tư tư nước ngoài đánh giá lại cơ hội đầu tư và chuyển hướng sang các thị trường có tiềm năng tăng trưởng cao hơn như Việt Nam. Dòng vốn FDI đã vào Trung Quốc cũng có thể sẽ dịch chuyển sang Việt Nam để tận dụng tiềm năng tăng trưởng cao, giá nhân công rẻ hơn và nhiều cơ hôi đang mở ra trước mắt khi Việt Nam chuẩn bị ký kết hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Vẫn theo đánh giá tại báo cáo thì hiện nay, Trung Quốc đang thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế để phụ thuộc ít hơn vào cầu từ bên ngoài và phụ thuộc nhiều hơn vào cầu trong nước. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng trưởng chậm lại nhưng theo hướng bền vững được dự kiến sẽ mang lại những tác động tích cực đối với Việt Nam.
Báo cáo dẫn nhận định của đại diện của IMF, nếu kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại ở mức bền vững, và chất lượng của tăng trưởng là tốt, thì lạm phát sẽ ở mức thấp và ổn định. Điều này sẽ tác động tích cực tới việc kiểm soát lạm phát ở những nước phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu từ Trung Quốc như Việt Nam.
Dòng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam cũng có thể có ảnh hưởng tích cực từ diễn biến trên thị trường chứng khoán Trung Quốc. Những biến động của thị trường chứng khoán Trung Quốc mới đây có thể dẫn đến sự chuyển đổi danh mục đầu tư của các nhà đầu tư Trung Quốc và các nhà đầu tư quốc tế trên thị trường chứng khoán Trung Quốc.
Theo đó, một phần dòng vốn đầu tư tại thị trường chứng khoán Trung Quốc có thể chuyển hướng sang các thị trường chứng khoán khác, trong đó có Việt Nam nhằm tìm kiếm một thị trường thay thế khác an toàn hơn và cũng có tiềm năng tăng trưởng tương đối tốt, báo cáo nêu rõ.
Nhập siêu ngày càng lớn
Ở chiều ngược lại, tác động tiêu cực đầu tiên được Bộ trưởng Vinh đề cập là trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, Việt Nam luôn nhập siêu với mức độ ngày càng lớn.
Số liệu minh chứng là trong giai đoạn 2005 - 2014, nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc tăng hơn 10 lần từ mức 2,8 tỷ USD năm 2005 lên mức gần 29 tỷ USD năm 2014 và dự báo năm khoảng 35 tỷ USD trong năm 2015.
Theo một số đánh giá, năng lực sản xuất thép của Trung Quốc đang vượt nhu cầu trong nước khoảng 70-100%. Lượng sắt thép nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc tăng 3,7 lần trong giai đoạn 2011 - 2014, chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu nhập khẩu sắt thép (tăng từ khoảng 22,6% năm 2011 lên 53% năm 2014 và 60% trong 8 tháng đầu năm 2015).
Nhìn vào cơ cấu hàng nhập khẩu, Bộ trưởng lo ngại một số hàng hóa là nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị phụ tùng phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu được nhập khẩu chủ yếu từ thị trường Trung Quốc do đây là nguồn cung cấp có giá cả cạnh tranh với số lượng lớn. Khi đồng Nhân dân tệ phá giá, nhập khẩu nhóm hàng này có khả năng sẽ tăng mạnh hơn, gây áp lực tăng nhập siêu.
Vẫn ở chiều tiêu cực, theo Bộ trưởng, kinh tế Trung Quốc suy giảm sẽ khiến nhu cầu nhập khẩu hàng hóa vào Trung Quốc giảm, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ khó khăn hơn.
Trong khi đó, hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là các mặt hàng nông sản và nguyên liệu khoáng sản. Đây là một bất lợi lớn đối với hàng hóa của Việt Nam, nhất là mặt hàng nông sản do mặt hàng này khó chuyển dịch thị trường nếu không xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc. Do đó sẽ tác động tiêu cực tới ngành nông nghiệp và thu nhập của nông dân.
Suy giảm tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc còn có thể dẫn đến nhu cầu tiêu thụ dầu của nước này sẽ giảm mạnh. Đồng thời, tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại cũng gián tiếp tác động làm giảm tăng trưởng và thương mại toàn cầu; qua đó tạo sức ép làm giảm giá dầu thô.
Đối với nước ta, tuy giá dầu giảm tạo điều kiện giảm chi phí sản xuất trong nước và thúc đẩy tiêu dùng song sẽ tiếp tục tác động tiêu cực đến thu ngân sách nhà nước từ dầu thô và từ hoạt động xuất nhập khẩu, Bộ trưởng nhìn nhận.
Không tác động lớn trong ngắn hạn
Qua phân tích trên, Bộ trưởng Vinh cho rằng với những giải pháp, chính sách kịp thời, hiệu quả của Chính phủ, tác động của việc phá giá đồng Nhân dân tệ và sự suy giảm tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ không có tác động lớn trong ngắn hạn.
"Về tổng thể chúng ta vẫn kiểm soát tốt kinh tế vĩ mô, thị trường ngoại tệ, tỷ giá đã ổn định trở lại, hoạt động xuất nhập khẩu cũng như sản xuất kinh doanh vẫn bảo đảm như mục tiêu đã đề ra trong năm 2015”, Bộ trưởng viết.
Tuy nhiên, trong dài hạn, việc suy giảm tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ có những tác động đến nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu và thu ngân sách nhà nước, đòi hỏi Chính phủ cần tiếp tục có những giải pháp chủ động, hữu hiệu để tận dụng những cơ hội, hạn chế những tác động tiêu cực, Bộ trưởng nhìn nhận.
Trong một số giải pháp cần triển khai thực hiện trong thời gian tới, giải pháp đầu tiên được nêu là điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả, kết hợp với chính sách tài khóa, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm ổn định thị trường ngoại hối, tỷ giá, thúc đẩy xuất khẩu.
Tiếp tục thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu, hình thành các trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu là đầu mối cung ứng cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, như: dệt may, da giày, sản phẩm nhựa, điện tử, cơ khí…cũng là các giải pháp được nhấn mạnh.
Bộ trưởng cũng ”hứa” sẽ kiểm soát nhập khẩu phù hợp với cam kết, thông lệ quốc tế. Sử dụng các công cụ phòng vệ phù hợp nhằm hạn chế nhập khẩu đối với hàng hóa tiêu dùng không thiết yếu, hàng hóa trong nước sản xuất được.
Một trong các nội dung lớn của báo cáo này là đánh giá tác động tích cực và tiêu cực của những điều chỉnh nền kinh tế của Trung Quốc đối với Việt Nam và các giải pháp ứng phó.
Vốn FDI có thể dịch chuyển
Theo Bộ trưởng, những thay đổi lớn của nền kinh tế Trung Quốc thời gian qua, như: sự phá giá đồng Nhân dân tệ và sự suy giảm tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc đã có tác động nhất định đến nền kinh tế Việt Nam.
Về tác động tích cực, việc đồng Nhân dân tệ mất giá có làm giảm chi phí đầu vào nhập khẩu từ Trung Quốc, nhờ đó sản xuất trong nước có điều kiện hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế.
Kinh tế Trung Quốc suy giảm tăng trưởng cũng có những tác động tích cực đến kinh tế Việt Nam, Bộ trưởng nhìn nhận.
Cụ thể, giá các mặt hàng cơ bản trên thị trường thế giới sẽ giảm do nhu cầu từ Trung Quốc yếu đi sẽ tạo điều kiện giảm chi phí đầu vào sản xuất của Việt Nam.
Bên cạng đó, kinh tế Trung Quốc suy giảm sẽ khiến cho các nhà đầu tư tư nước ngoài đánh giá lại cơ hội đầu tư và chuyển hướng sang các thị trường có tiềm năng tăng trưởng cao hơn như Việt Nam. Dòng vốn FDI đã vào Trung Quốc cũng có thể sẽ dịch chuyển sang Việt Nam để tận dụng tiềm năng tăng trưởng cao, giá nhân công rẻ hơn và nhiều cơ hôi đang mở ra trước mắt khi Việt Nam chuẩn bị ký kết hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Vẫn theo đánh giá tại báo cáo thì hiện nay, Trung Quốc đang thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế để phụ thuộc ít hơn vào cầu từ bên ngoài và phụ thuộc nhiều hơn vào cầu trong nước. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng trưởng chậm lại nhưng theo hướng bền vững được dự kiến sẽ mang lại những tác động tích cực đối với Việt Nam.
Báo cáo dẫn nhận định của đại diện của IMF, nếu kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại ở mức bền vững, và chất lượng của tăng trưởng là tốt, thì lạm phát sẽ ở mức thấp và ổn định. Điều này sẽ tác động tích cực tới việc kiểm soát lạm phát ở những nước phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu từ Trung Quốc như Việt Nam.
Dòng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam cũng có thể có ảnh hưởng tích cực từ diễn biến trên thị trường chứng khoán Trung Quốc. Những biến động của thị trường chứng khoán Trung Quốc mới đây có thể dẫn đến sự chuyển đổi danh mục đầu tư của các nhà đầu tư Trung Quốc và các nhà đầu tư quốc tế trên thị trường chứng khoán Trung Quốc.
Theo đó, một phần dòng vốn đầu tư tại thị trường chứng khoán Trung Quốc có thể chuyển hướng sang các thị trường chứng khoán khác, trong đó có Việt Nam nhằm tìm kiếm một thị trường thay thế khác an toàn hơn và cũng có tiềm năng tăng trưởng tương đối tốt, báo cáo nêu rõ.
Nhập siêu ngày càng lớn
Ở chiều ngược lại, tác động tiêu cực đầu tiên được Bộ trưởng Vinh đề cập là trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, Việt Nam luôn nhập siêu với mức độ ngày càng lớn.
Số liệu minh chứng là trong giai đoạn 2005 - 2014, nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc tăng hơn 10 lần từ mức 2,8 tỷ USD năm 2005 lên mức gần 29 tỷ USD năm 2014 và dự báo năm khoảng 35 tỷ USD trong năm 2015.
Theo một số đánh giá, năng lực sản xuất thép của Trung Quốc đang vượt nhu cầu trong nước khoảng 70-100%. Lượng sắt thép nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc tăng 3,7 lần trong giai đoạn 2011 - 2014, chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu nhập khẩu sắt thép (tăng từ khoảng 22,6% năm 2011 lên 53% năm 2014 và 60% trong 8 tháng đầu năm 2015).
Nhìn vào cơ cấu hàng nhập khẩu, Bộ trưởng lo ngại một số hàng hóa là nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị phụ tùng phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu được nhập khẩu chủ yếu từ thị trường Trung Quốc do đây là nguồn cung cấp có giá cả cạnh tranh với số lượng lớn. Khi đồng Nhân dân tệ phá giá, nhập khẩu nhóm hàng này có khả năng sẽ tăng mạnh hơn, gây áp lực tăng nhập siêu.
Vẫn ở chiều tiêu cực, theo Bộ trưởng, kinh tế Trung Quốc suy giảm sẽ khiến nhu cầu nhập khẩu hàng hóa vào Trung Quốc giảm, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ khó khăn hơn.
Trong khi đó, hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là các mặt hàng nông sản và nguyên liệu khoáng sản. Đây là một bất lợi lớn đối với hàng hóa của Việt Nam, nhất là mặt hàng nông sản do mặt hàng này khó chuyển dịch thị trường nếu không xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc. Do đó sẽ tác động tiêu cực tới ngành nông nghiệp và thu nhập của nông dân.
Suy giảm tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc còn có thể dẫn đến nhu cầu tiêu thụ dầu của nước này sẽ giảm mạnh. Đồng thời, tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại cũng gián tiếp tác động làm giảm tăng trưởng và thương mại toàn cầu; qua đó tạo sức ép làm giảm giá dầu thô.
Đối với nước ta, tuy giá dầu giảm tạo điều kiện giảm chi phí sản xuất trong nước và thúc đẩy tiêu dùng song sẽ tiếp tục tác động tiêu cực đến thu ngân sách nhà nước từ dầu thô và từ hoạt động xuất nhập khẩu, Bộ trưởng nhìn nhận.
Không tác động lớn trong ngắn hạn
Qua phân tích trên, Bộ trưởng Vinh cho rằng với những giải pháp, chính sách kịp thời, hiệu quả của Chính phủ, tác động của việc phá giá đồng Nhân dân tệ và sự suy giảm tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ không có tác động lớn trong ngắn hạn.
"Về tổng thể chúng ta vẫn kiểm soát tốt kinh tế vĩ mô, thị trường ngoại tệ, tỷ giá đã ổn định trở lại, hoạt động xuất nhập khẩu cũng như sản xuất kinh doanh vẫn bảo đảm như mục tiêu đã đề ra trong năm 2015”, Bộ trưởng viết.
Tuy nhiên, trong dài hạn, việc suy giảm tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ có những tác động đến nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu và thu ngân sách nhà nước, đòi hỏi Chính phủ cần tiếp tục có những giải pháp chủ động, hữu hiệu để tận dụng những cơ hội, hạn chế những tác động tiêu cực, Bộ trưởng nhìn nhận.
Trong một số giải pháp cần triển khai thực hiện trong thời gian tới, giải pháp đầu tiên được nêu là điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả, kết hợp với chính sách tài khóa, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm ổn định thị trường ngoại hối, tỷ giá, thúc đẩy xuất khẩu.
Tiếp tục thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu, hình thành các trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu là đầu mối cung ứng cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, như: dệt may, da giày, sản phẩm nhựa, điện tử, cơ khí…cũng là các giải pháp được nhấn mạnh.
Bộ trưởng cũng ”hứa” sẽ kiểm soát nhập khẩu phù hợp với cam kết, thông lệ quốc tế. Sử dụng các công cụ phòng vệ phù hợp nhằm hạn chế nhập khẩu đối với hàng hóa tiêu dùng không thiết yếu, hàng hóa trong nước sản xuất được.