Công bố danh mục dự án quan trọng về hàng không
Sẽ đầu tư hơn 170 ngàn tỷ đồng để hiện đại hóa hệ thống hạ tầng hàng không
Cục hàng Không dân dụng Việt Nam vừa chính thức công bố danh mục và lộ trình đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng giao thông trong lĩnh vực hàng không, bao gồm 4 cảng hàng không và 2 cơ sở công nghiệp hàng không.
Cụ thể, 4 cảng hàng không sẽ được đầu tư bao gồm Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành, Cảng hàng không Quốc tế Chu Lai, Cảng Hàng không Quảng Ninh và Cảng Hàng không Quốc tế Cam Ranh.
Cảng hàng không Quốc tế Long Thành sẽ được quy hoạch để đầu tư xây dựng với chức năng trung chuyển trong khu vực Đông Nam Á, có khả năng cạnh tranh với các cảng hàng không lớn trên thế giới, tiếp nhận được các máy bay A380-800 hoặc tương đương, công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm.
Trong giai đoạn 1 từ năm 2015 đến 2020 sẽ đầu tư xây dựng 2 đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay, khu điều hành khai thác, khu quản lý hoạt động bay, khu phụ trợ, nhà ga hành khách công suất 25 triệu hành khách/năm, nhà ga hàng hóa công suất 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm, khu công nghiệp hàng không và thành phố sân bay phát triển theo nhu cầu. Tổng mức đầu tư dự kiến cho giai đoạn 1 là 151.695 tỷ đồng.
Còn Cảng hàng không Quốc tế Chu Lai sẽ là cảng trung chuyển hàng hóa của khu vực. Đến năm 2015, 2 đường cất hạ cánh hiện hữu dài 3.048m sẽ được kéo dài thành 4.000m; ga hành khách thiết kế 2,3 triệu hành khách/năm, ga hàng hóa đạt 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm.
Đến năm 2025, sẽ xây dựng đường cất hạ cánh mới, kết cấu đảm bảo tiếp nhận máy bay A380, A380-800, B777- 300, A321 và tương đương; xây dựng thêm nhà ga nâng tổng công suất đạt 4,1 triệu hành khách/năm và nhà ga hàng hóa nâng công suất đạt 5 triệu tấn/năm. Tổng vốn đầu tư cho cả 2 giai đoạn là hơn 11.468 tỷ đồng, riêng giai đoạn 1 là 4.000 tỷ đồng.
Trong khi đó, Cảng hàng không Quảng Ninh trong giai đoạn đến năm 2020 sẽ là cảng hàng không nội địa và giai đoạn định hướng đến năm 2030 sẽ là cảng hàng không nội địa khai thác các chuyến bay quốc tế không thường lệ.
Giai đoạn đến năm 2020, sẽ có công suất 2 triệu hành khách/năm và 4,05 triệu tấn hàng hóa/năm và giai đoạn định hướng đến năm 2030 sẽ có công suất 2 triệu hành khách/năm và 7,5 triệu tấn hàng hóa/năm. Tổng vốn đầu tư dự kiến là 5.100 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 1 là 3.500 tỷ đồng.
Ở một dự án khác, Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh sẽ được đầu tư xây dựng mới đường cất hạ cánh số 2, đường lăn W4, W6 và sân đỗ máy bay; nâng cấp đường cất hạ cánh số 1 và toàn bộ các đường lăn nối, đường lăn tắt còn lại. Tổng vốn đầu tư dự kiến là 4.500 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ năm 2015 - 2030.
Ngoài việc đầu tư mới và cải tạo 4 cảng hàng không, ngành hàng không cũng sẽ thực hiện hai dự án về công nghiệp hàng không bao gồm xây dựng cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng máy bay tại Cảng hàng không Quốc tế Long Thành và Khu công nghiệp hàng không tại Cảng hàng không Quốc tế Long Thành.
Cụ thể, 4 cảng hàng không sẽ được đầu tư bao gồm Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành, Cảng hàng không Quốc tế Chu Lai, Cảng Hàng không Quảng Ninh và Cảng Hàng không Quốc tế Cam Ranh.
Cảng hàng không Quốc tế Long Thành sẽ được quy hoạch để đầu tư xây dựng với chức năng trung chuyển trong khu vực Đông Nam Á, có khả năng cạnh tranh với các cảng hàng không lớn trên thế giới, tiếp nhận được các máy bay A380-800 hoặc tương đương, công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm.
Trong giai đoạn 1 từ năm 2015 đến 2020 sẽ đầu tư xây dựng 2 đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay, khu điều hành khai thác, khu quản lý hoạt động bay, khu phụ trợ, nhà ga hành khách công suất 25 triệu hành khách/năm, nhà ga hàng hóa công suất 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm, khu công nghiệp hàng không và thành phố sân bay phát triển theo nhu cầu. Tổng mức đầu tư dự kiến cho giai đoạn 1 là 151.695 tỷ đồng.
Còn Cảng hàng không Quốc tế Chu Lai sẽ là cảng trung chuyển hàng hóa của khu vực. Đến năm 2015, 2 đường cất hạ cánh hiện hữu dài 3.048m sẽ được kéo dài thành 4.000m; ga hành khách thiết kế 2,3 triệu hành khách/năm, ga hàng hóa đạt 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm.
Đến năm 2025, sẽ xây dựng đường cất hạ cánh mới, kết cấu đảm bảo tiếp nhận máy bay A380, A380-800, B777- 300, A321 và tương đương; xây dựng thêm nhà ga nâng tổng công suất đạt 4,1 triệu hành khách/năm và nhà ga hàng hóa nâng công suất đạt 5 triệu tấn/năm. Tổng vốn đầu tư cho cả 2 giai đoạn là hơn 11.468 tỷ đồng, riêng giai đoạn 1 là 4.000 tỷ đồng.
Trong khi đó, Cảng hàng không Quảng Ninh trong giai đoạn đến năm 2020 sẽ là cảng hàng không nội địa và giai đoạn định hướng đến năm 2030 sẽ là cảng hàng không nội địa khai thác các chuyến bay quốc tế không thường lệ.
Giai đoạn đến năm 2020, sẽ có công suất 2 triệu hành khách/năm và 4,05 triệu tấn hàng hóa/năm và giai đoạn định hướng đến năm 2030 sẽ có công suất 2 triệu hành khách/năm và 7,5 triệu tấn hàng hóa/năm. Tổng vốn đầu tư dự kiến là 5.100 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 1 là 3.500 tỷ đồng.
Ở một dự án khác, Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh sẽ được đầu tư xây dựng mới đường cất hạ cánh số 2, đường lăn W4, W6 và sân đỗ máy bay; nâng cấp đường cất hạ cánh số 1 và toàn bộ các đường lăn nối, đường lăn tắt còn lại. Tổng vốn đầu tư dự kiến là 4.500 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ năm 2015 - 2030.
Ngoài việc đầu tư mới và cải tạo 4 cảng hàng không, ngành hàng không cũng sẽ thực hiện hai dự án về công nghiệp hàng không bao gồm xây dựng cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng máy bay tại Cảng hàng không Quốc tế Long Thành và Khu công nghiệp hàng không tại Cảng hàng không Quốc tế Long Thành.