“Công khai dự án kém hiệu quả để dân giám sát”
Nỗi lo về các dự án kém hiệu quả, lãng phí tại nghị trường Quốc hội
Dự án do các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đầu tư chậm tiến độ, đội vốn, kém hiệu quả cần được công khai để nhân dân giám sát, đại biểu Mai Sỹ Diến (Thanh Hoá) phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về nợ công, đầu tư công, hôm 11/1.
Như đã thông tin, trước thểm kỳ họp Quốc hội thứ hai, Chính phủ đã được yêu cầu báo cáo tình hình thực hiện các dự án lớn mà các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đầu tư chậm tiến độ, không hiệu quả, dư luận xã hội bức xúc...
Báo cáo này đã được gửi tới đại biểu từ đầu kỳ họp, nhưng được đóng dấu mật, như đại biểu Mai Sỹ Diến đề cập.
Phát biểu sáng 1/11, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương đã “giải mật” khi nói rằng chỉ với 5 dự án Xơ sợi Đình Vũ, Gang thép Thái Nguyên, Bột giấy Phương Nam, Đạm Ninh Bình, Nguyên liệu sinh học Dung Quất đã làm “tiêu tan” trên 30.000 tỉ đồng.
Riêng dự án gang thép Thái Nguyên đầu tư dự kiến 3.800 tỉ đồng, nhưng tăng lên trên 8.100 tỷ, tức là gấp trên 2 lần.
Phân tích nguyên nhân, đại biểu Mai Sỹ Diến cho rằng đó là do việc xử lý trách nhiệm của các doanh nghiệp và cơ quan có liên quan không cụ thể, giải pháp còn chung chung và thiếu cương quyết.
Ông nói: “Qua 5 dự án được Chính phủ báo cáo, cho thấy tình trạng tìm mọi cách để được phê duyệt dự án đầu tư của chủ đầu tư là khá phổ biến, hay nói theo cách khác là tình trạng đua nhau xin đầu tư chạy dự án là có thật, nhưng hiệu quả dự án thực tế thì có khoảng cách một trời một vực so với thuyết trình của chủ đầu tư. Các bộ, ngành được Chính phủ giao thẩm tra tính khả thi và hiệu quả của dự án phải giải trình trách nhiệm của mình”.
Bên cạnh các dự án đội vốn gấp hơn hai lần dự toán hay chậm tiến độ trong báo cáo có dấu mật kia, đại biểu Diến còn lấy thêm ví dụ do chậm bàn giao mặt bằng dự án cầu Nhật Tân đã khiến ngân sách phải chi gần 156 tỷ đồng đền bù cho nhà thầu Nhật Bản và số tiền đội vốn đầu tư lại lấy từ ngân sách Nhà nước, mà không ai chịu trách nhiệm.
“Như vậy có nhiều khâu bất cập trong các dự án đầu tư chậm tiến độ nhưng vẫn không thấy cơ quan chức năng xử lý tập thể, cá nhân có liên quan về vấn đề này và thông tin đại chúng để cử tri biết và giám sát”, ông Diến khái quát.
Vị đại biểu tỉnh Thanh Hoá nhấn mạnh cần công khai các dự án do các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đầu tư chậm tiến độ, đội vốn, kém hiệu quả để nhân dân giám sát và cần xác định đây không phải là thông tin mật.
Hết phiên thảo luận sáng, nỗi lo về các dự án kém hiệu quả, lãng phí lan sang cả phiên thảo luận chiều.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Tp.HCM) nhận xét, đọc báo cáo về 5 dự án kém hiệu quả thì nhiều sai lầm được trình bày như là điều đương nhiên nhưng xét kỹ thì rất nhiều nguyên nhân chủ quan. Nhưng lại không chỉ ra là ai phải chịu trách nhiệm.
Đăng đàn cả phiên sáng và chiều, song Bộ trưởng Bộ Tài chính đã không có thông tin nào về trách nhiệm liên quan đến 5 dự án được đại biểu nêu.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đăng đàn phiên thảo luận sáng cũng không nói gì đến các dự án này.
Như đã thông tin, trước thểm kỳ họp Quốc hội thứ hai, Chính phủ đã được yêu cầu báo cáo tình hình thực hiện các dự án lớn mà các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đầu tư chậm tiến độ, không hiệu quả, dư luận xã hội bức xúc...
Báo cáo này đã được gửi tới đại biểu từ đầu kỳ họp, nhưng được đóng dấu mật, như đại biểu Mai Sỹ Diến đề cập.
Phát biểu sáng 1/11, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương đã “giải mật” khi nói rằng chỉ với 5 dự án Xơ sợi Đình Vũ, Gang thép Thái Nguyên, Bột giấy Phương Nam, Đạm Ninh Bình, Nguyên liệu sinh học Dung Quất đã làm “tiêu tan” trên 30.000 tỉ đồng.
Riêng dự án gang thép Thái Nguyên đầu tư dự kiến 3.800 tỉ đồng, nhưng tăng lên trên 8.100 tỷ, tức là gấp trên 2 lần.
Phân tích nguyên nhân, đại biểu Mai Sỹ Diến cho rằng đó là do việc xử lý trách nhiệm của các doanh nghiệp và cơ quan có liên quan không cụ thể, giải pháp còn chung chung và thiếu cương quyết.
Ông nói: “Qua 5 dự án được Chính phủ báo cáo, cho thấy tình trạng tìm mọi cách để được phê duyệt dự án đầu tư của chủ đầu tư là khá phổ biến, hay nói theo cách khác là tình trạng đua nhau xin đầu tư chạy dự án là có thật, nhưng hiệu quả dự án thực tế thì có khoảng cách một trời một vực so với thuyết trình của chủ đầu tư. Các bộ, ngành được Chính phủ giao thẩm tra tính khả thi và hiệu quả của dự án phải giải trình trách nhiệm của mình”.
Bên cạnh các dự án đội vốn gấp hơn hai lần dự toán hay chậm tiến độ trong báo cáo có dấu mật kia, đại biểu Diến còn lấy thêm ví dụ do chậm bàn giao mặt bằng dự án cầu Nhật Tân đã khiến ngân sách phải chi gần 156 tỷ đồng đền bù cho nhà thầu Nhật Bản và số tiền đội vốn đầu tư lại lấy từ ngân sách Nhà nước, mà không ai chịu trách nhiệm.
“Như vậy có nhiều khâu bất cập trong các dự án đầu tư chậm tiến độ nhưng vẫn không thấy cơ quan chức năng xử lý tập thể, cá nhân có liên quan về vấn đề này và thông tin đại chúng để cử tri biết và giám sát”, ông Diến khái quát.
Vị đại biểu tỉnh Thanh Hoá nhấn mạnh cần công khai các dự án do các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đầu tư chậm tiến độ, đội vốn, kém hiệu quả để nhân dân giám sát và cần xác định đây không phải là thông tin mật.
Hết phiên thảo luận sáng, nỗi lo về các dự án kém hiệu quả, lãng phí lan sang cả phiên thảo luận chiều.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Tp.HCM) nhận xét, đọc báo cáo về 5 dự án kém hiệu quả thì nhiều sai lầm được trình bày như là điều đương nhiên nhưng xét kỹ thì rất nhiều nguyên nhân chủ quan. Nhưng lại không chỉ ra là ai phải chịu trách nhiệm.
Đăng đàn cả phiên sáng và chiều, song Bộ trưởng Bộ Tài chính đã không có thông tin nào về trách nhiệm liên quan đến 5 dự án được đại biểu nêu.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đăng đàn phiên thảo luận sáng cũng không nói gì đến các dự án này.