Công nghệ, “mỏ” tỷ phú mới của Trung Quốc
Trung Quốc đang chỉ thua Mỹ về số lượng tỷ phú
Nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục sản sinh thêm nhiều tỷ phú trong năm qua, trong đó các tỷ phú công nghệ giàu lên đặc biệt nhanh. Hiện nước này đang tiến rất nhanh về con số 400 tỷ phú.
Trang CNBC dẫn số liệu mới nhất từ tạp chí chuyên xếp hạng tỷ phú Hồ Nhuận của Trung Quốc cho biết, trong vòng 1 năm tính đến ngày 17/1 vừa qua, Trung Quốc đại lục có thêm 41 tỷ phú, nâng tổng số tỷ phú USD tại nước này này lên 358 người.
Tổng giá trị tài sản ròng của các tỷ phú Trung Quốc là 963 tỷ USD, đồng nghĩa với việc, trung bình mỗi tỷ phú sở hữu khối tài sản ròng khoảng 2,7 tỷ USD.
Trung Quốc đang chỉ thua Mỹ về số lượng tỷ phú. Theo Hồ Nhuận, Mỹ có thêm 72 tỷ phú trong năm qua, nâng số thành viên trong “câu lạc bộ” tỷ phú của nước này lên 481 người.
Trên toàn thế giới, số tỷ phú đã tăng thêm 414 người trong năm qua, lên 1.867 người, với tổng tài sản ròng đạt 6,9 nghìn tỷ USD, lớn hơn GDP của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới là Nhật Bản. Mặc dù vậy, Hồ Nhuận cho rằng, dữ liệu của họ có thể chưa phản ánh hết được mức độ giàu có của giới tỷ phú.
Tổng tài sản của giới tỷ phú toàn cầu đã nhận được “cú hích” lớn từ lĩnh vực công nghệ. Đây là lĩnh vực đã vượt qua bất động sản để trở thành nguồn sản sinh tài sản lớn nhất cho các tỷ phú trên thế giới nói chung. Và Trung Quốc cũng không phải là một ngoại lệ, theo Hồ Nhuận.
Tạp chí này cho hay, năm 2013 đã chứng kiến “cuộc đua song mã” giữa hai tỷ phú công nghệ của Trung Quốc.
Trong đó, tỷ phú Jack Ma của “đế chế” bán lẻ trực tuyến có khối tài sản ròng tăng gấp 3 lần, đạt mức 7,1 tỷ USD, giữ vị trí giàu thứ 192 thế giới. Tỷ phú Pony Ma của hãng Tencent, nhà cung cấp ứng dụng tin nhắn WeChat cùng nhiều dịch vụ trực tuyến tại Trung Quốc, có tài sản ròng tăng gấp đôi, đạt 14 tỷ USD, xếp thứ 70 thế giới. Trong tiếng Trung Quốc, từ “Ma” trong tên của hai tỷ phú này cùng có nghĩa là “mã” (ngựa).
Ông Jack Ma hiện nắm cổ phần 7% trong Alibaba. Công ty này dự kiến sẽ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trong năm nay và có khả năng được định giá ở mức 100 tỷ USD.
Tuy vậy, riêng ở Trung Quốc, bất động sản vẫn là nguồn sản sinh tài sản lớn nhất cho giới tỷ phú. Ông Wang Jianlin, Chủ tịch tập đoàn Dalian Wanda, hiện xếp thứ 26 trong xếp hạng tỷ phú thế giới của Hồ Nhuận, sở hữu tài sản 25 tỷ USD. Hiện ông Wang là người giàu nhất ở Trung Quốc đại lục.
Hồ Nhuận đánh giá, năm 2013 là một năm bận rộn của tỷ phú Wang. “Ông ấy đã trở thành người nắm giữ nhiều đất đai nhất ở Trung Quốc, với 18 triệu m2. Ông còn thành công khi IPO chuỗi rạp chiếu phim ở Mỹ của mình, mua lại thương hiệu du thuyền cao cấp Sunseeker của Anh, công bố dự án 1 tỷ USD ở London, và mua một bức họa của Picasso với giá 28 triệu USD”, tạp chí viết.
Một tỷ phú đáng chú ý khác của Trung Quốc năm qua là ông Li Hejun, người bật lên vị trí thứ 136 trong xếp hạng tỷ phú thế giới với mức tài sản 9,1 tỷ USD. Ông Li giàu lên nhờ kinh doanh thủy điện và điện mặt trời.
Báo cáo của Hồ Nhuận cho thấy, nhiều tỷ phú Trung Quốc có gắn bó mật thiết với chính trị. Trong đó, có 90 người giữ vị trí chính trị cấp cao, tăng từ con số 83 người trong năm trước. Trong số này phải kể tới ông Zong Qinghou, đại biểu Đại hội Nhân dân toàn quốc Trung Quốc (NPC). Sở hữu khối tài sản 20 tỷ USD, ông Zong - Chủ tịch hãng đồ uống Wahaha - là người giàu thứ 35 thế giới.
Ngoài ra, ông Robin Li, CEO của hãng tìm kiếm trực tuyến Baidu, là đại biểu Hội nghị Hiệp thương chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC). Tỷ phú này có 10 tỷ USD tài sản ròng.
Tuy các tỷ phú Trung Quốc đang “lên như diều gặp gió”, các tỷ phú Mỹ vẫn áp đảo ở top những người giàu nhất hành tinh. Trong xếp hạng của Hồ Nhuận năm nay, tỷ phú Bill Gates giành lại ngôi vị người giàu nhất thế giới, với khối tài sản 68 tỷ USD, tăng 14 tỷ USD so với năm trước.
Tỷ phú Carlos Slim của Mexico tụt xuống vị trí thứ 4 khi tài sản của ông giảm 6 tỷ USD, còn 60 tỷ USD. Đồng Peso của Mexico mất giá và giá trị vốn hóa của tập đoàn viễn thông America Movil suy giảm là nguyên nhân chính khiến ông Slim “nghèo” đi - theo Hồ Nhuận.
Báo cáo này cho biết, hai tỷ phú Warren Buffett của Mỹ và Amancio Ortega của Tây Ban Nha lần lượt giàu thứ hai và thứ ba thế giới, với mức tài sản ròng tăng tương ứng 10% và 13%, đạt 46 tỷ USD và 62 tỷ USD.
Trang CNBC dẫn số liệu mới nhất từ tạp chí chuyên xếp hạng tỷ phú Hồ Nhuận của Trung Quốc cho biết, trong vòng 1 năm tính đến ngày 17/1 vừa qua, Trung Quốc đại lục có thêm 41 tỷ phú, nâng tổng số tỷ phú USD tại nước này này lên 358 người.
Tổng giá trị tài sản ròng của các tỷ phú Trung Quốc là 963 tỷ USD, đồng nghĩa với việc, trung bình mỗi tỷ phú sở hữu khối tài sản ròng khoảng 2,7 tỷ USD.
Trung Quốc đang chỉ thua Mỹ về số lượng tỷ phú. Theo Hồ Nhuận, Mỹ có thêm 72 tỷ phú trong năm qua, nâng số thành viên trong “câu lạc bộ” tỷ phú của nước này lên 481 người.
Trên toàn thế giới, số tỷ phú đã tăng thêm 414 người trong năm qua, lên 1.867 người, với tổng tài sản ròng đạt 6,9 nghìn tỷ USD, lớn hơn GDP của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới là Nhật Bản. Mặc dù vậy, Hồ Nhuận cho rằng, dữ liệu của họ có thể chưa phản ánh hết được mức độ giàu có của giới tỷ phú.
Tổng tài sản của giới tỷ phú toàn cầu đã nhận được “cú hích” lớn từ lĩnh vực công nghệ. Đây là lĩnh vực đã vượt qua bất động sản để trở thành nguồn sản sinh tài sản lớn nhất cho các tỷ phú trên thế giới nói chung. Và Trung Quốc cũng không phải là một ngoại lệ, theo Hồ Nhuận.
Tạp chí này cho hay, năm 2013 đã chứng kiến “cuộc đua song mã” giữa hai tỷ phú công nghệ của Trung Quốc.
Trong đó, tỷ phú Jack Ma của “đế chế” bán lẻ trực tuyến có khối tài sản ròng tăng gấp 3 lần, đạt mức 7,1 tỷ USD, giữ vị trí giàu thứ 192 thế giới. Tỷ phú Pony Ma của hãng Tencent, nhà cung cấp ứng dụng tin nhắn WeChat cùng nhiều dịch vụ trực tuyến tại Trung Quốc, có tài sản ròng tăng gấp đôi, đạt 14 tỷ USD, xếp thứ 70 thế giới. Trong tiếng Trung Quốc, từ “Ma” trong tên của hai tỷ phú này cùng có nghĩa là “mã” (ngựa).
Ông Jack Ma hiện nắm cổ phần 7% trong Alibaba. Công ty này dự kiến sẽ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trong năm nay và có khả năng được định giá ở mức 100 tỷ USD.
Tuy vậy, riêng ở Trung Quốc, bất động sản vẫn là nguồn sản sinh tài sản lớn nhất cho giới tỷ phú. Ông Wang Jianlin, Chủ tịch tập đoàn Dalian Wanda, hiện xếp thứ 26 trong xếp hạng tỷ phú thế giới của Hồ Nhuận, sở hữu tài sản 25 tỷ USD. Hiện ông Wang là người giàu nhất ở Trung Quốc đại lục.
Hồ Nhuận đánh giá, năm 2013 là một năm bận rộn của tỷ phú Wang. “Ông ấy đã trở thành người nắm giữ nhiều đất đai nhất ở Trung Quốc, với 18 triệu m2. Ông còn thành công khi IPO chuỗi rạp chiếu phim ở Mỹ của mình, mua lại thương hiệu du thuyền cao cấp Sunseeker của Anh, công bố dự án 1 tỷ USD ở London, và mua một bức họa của Picasso với giá 28 triệu USD”, tạp chí viết.
Một tỷ phú đáng chú ý khác của Trung Quốc năm qua là ông Li Hejun, người bật lên vị trí thứ 136 trong xếp hạng tỷ phú thế giới với mức tài sản 9,1 tỷ USD. Ông Li giàu lên nhờ kinh doanh thủy điện và điện mặt trời.
Báo cáo của Hồ Nhuận cho thấy, nhiều tỷ phú Trung Quốc có gắn bó mật thiết với chính trị. Trong đó, có 90 người giữ vị trí chính trị cấp cao, tăng từ con số 83 người trong năm trước. Trong số này phải kể tới ông Zong Qinghou, đại biểu Đại hội Nhân dân toàn quốc Trung Quốc (NPC). Sở hữu khối tài sản 20 tỷ USD, ông Zong - Chủ tịch hãng đồ uống Wahaha - là người giàu thứ 35 thế giới.
Ngoài ra, ông Robin Li, CEO của hãng tìm kiếm trực tuyến Baidu, là đại biểu Hội nghị Hiệp thương chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC). Tỷ phú này có 10 tỷ USD tài sản ròng.
Tuy các tỷ phú Trung Quốc đang “lên như diều gặp gió”, các tỷ phú Mỹ vẫn áp đảo ở top những người giàu nhất hành tinh. Trong xếp hạng của Hồ Nhuận năm nay, tỷ phú Bill Gates giành lại ngôi vị người giàu nhất thế giới, với khối tài sản 68 tỷ USD, tăng 14 tỷ USD so với năm trước.
Tỷ phú Carlos Slim của Mexico tụt xuống vị trí thứ 4 khi tài sản của ông giảm 6 tỷ USD, còn 60 tỷ USD. Đồng Peso của Mexico mất giá và giá trị vốn hóa của tập đoàn viễn thông America Movil suy giảm là nguyên nhân chính khiến ông Slim “nghèo” đi - theo Hồ Nhuận.
Báo cáo này cho biết, hai tỷ phú Warren Buffett của Mỹ và Amancio Ortega của Tây Ban Nha lần lượt giàu thứ hai và thứ ba thế giới, với mức tài sản ròng tăng tương ứng 10% và 13%, đạt 46 tỷ USD và 62 tỷ USD.