Công trình quốc gia: Tăng vốn bao nhiêu phải trình Quốc hội?
Đề xuất mới của Chính phủ về sửa Nghị quyết 66 chưa nhận được sự đồng tình cao khi Quốc hội thảo luận tại tổ, sáng 4/6
Mức vốn 35 nghìn tỷ đồng, phát sinh tăng vốn 20% mới phải trình Quốc hội…, đề xuất mới của Chính phủ về sửa Nghị quyết 66 chưa nhận được sự đồng tình cao khi Quốc hội thảo luận tại tổ, sáng 4/6.
Theo Chính phủ, qua gần 4 năm thực hiện, một số nội dung của Nghị quyết 66/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư đã không còn phù hợp với tình hình phát triển của đất nước hiện nay.
Vì vậy, đề nghị Quốc hội ban hành nghị quyết mới cho cả dự án, công trình đầu tư tại Việt Nam và đầu tư ra nước ngoài.
35 nghìn tỷ đồng mới phải trình?
Với các dự án đầu tư trong nước, một trong những tiêu chí quan trọng được sửa đổi là quy mô tổng vốn đầu tư từ 20 nghìn tỷ đồng đã được tăng lên 35 nghìn tỷ đồng trở lên (theo thời giá tháng 6 năm 2010) đối với dự án, công trình có sử dụng từ 30% vốn nhà nước trở lên trên tổng vốn đầu tư dự án, công trình.
Đây cũng là một trong hai tiêu chí để xác định dự án đầu tư ra nước ngoài cần Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
Ủy ban Kinh tế chỉ đồng ý với việc tăng tổng đồng tư với dự án trong nước, còn với dự án nước ngoài phải thấp hơn, vì việc đầu tư ra nước ngoài cần sử dụng lượng vốn lớn bằng ngoại tệ, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các cân đối kinh tế vĩ mô.
Tuy nhiên, thảo luận tại tổ sáng nay, một số vị đại biểu vẫn băn khoăn về cơ sở của con số 35.000 tỷ đồng, tức là gần gấp đôi mức đầu tư hiện tại. Cho dù có trượt giá cũng không đến mức ấy, đại biểu Phạm Thị Loan phát biểu.
Cũng theo phân tích của vị đại biểu này thì chưa cần thiết phải sửa nghị quyết này, vì mọi quy định vẫn còn phù hợp.
Còn đại biểu Trần Thị Quốc Khánh cho rẳng nếu đưa lên 35 nghìn tỷ đồng thì phải có lý lẽ thuyết phục hơn. Vừa rồi làm đường Hồ Chí Minh hay Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, không có dự án nào mà không đề nghị tăng vốn. Vì thế có tăng thì cũng đến 30 nghìn tỷ đồng thôi để chứ vụt lên 35 nghìn tỷ thì quá cao, bà Khánh nói.
Nhiều đại biểu cũng tán thành bổ sung quy định trường hợp dự án, công trình kéo dài thời gian từ một năm trở lên phải báo cáo Quốc hội vì thực tế hiện nay, một số dự án, công trình đầu tư quan trọng quốc gia đã và đang kéo dài tiến độ thực hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Phát sinh 20% là quá cao
Đối với việc phát sinh tăng vốn đầu tư, cơ quan thẩm tra cho rằng, việc tăng tỷ lệ trên 20% mới trình Quốc hội như đề xuất của Chính phủ là không phù hợp vì mức tăng vốn đến 20% mà không phải trình Quốc hội là quá lớn đối với các dự án lớn.
Nhiều đại biểu nhất trí với ý kiến chung của ủy ban là đề nghị giữ như quy định hiện hành về phát sinh tăng vốn đầu tư là trên 10% phải trình Quốc hội.
Theo đại biểu Đặng Huyền Thái, Chính phủ cần báo cáo cụ thể có bao nhiêu dự án quan trọng quốc gia đã vượt bao nhiêu thời gian, tăng bao nhiêu vốn để xem tình trạng này đã phổ biến đến mức nào. 10% của 35 nghìn tỷ đồng đã rất lớn, vì lâu nay cứ có dự án là phát sinh.
Tại sao lại là 10% mà không phải nhỏ hơn, phải chia nhỏ hơn để phân loại, làm rõ hơn chứ không nên quy định đồng loạt, bà Thái đề nghị.
Về những tiêu chí khác, đại biểu Ngô Minh Hồng cho rằng tiêu chí về sử dụng rừng trong dự thảo nghị quyết là một bước thụt lùi. Theo Nghị quyết 66, nếu dự án sử dụng đất rừng đặc dụng hay khu bảo tồn thiên nhiên, thì dù “đụng đến 1 m2 cũng phải báo cáo”, trong khi dự thảo sửa đổi quy định sử dụng tới 200 ha mới phải báo cáo.
Đại biểu Phạm Phương Thảo lại quan tâm tới việc sử dụng đất trồng lúa: “Hiện đất nông nghiệp đang mất rất nhanh, chỉ trong 8 năm qua đã mất 255.000 ha. Vì vậy, nên chăng phải có tiêu chí về sử dụng đất nông nghiệp”, bà Thảo nói.
Theo Chính phủ, qua gần 4 năm thực hiện, một số nội dung của Nghị quyết 66/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư đã không còn phù hợp với tình hình phát triển của đất nước hiện nay.
Vì vậy, đề nghị Quốc hội ban hành nghị quyết mới cho cả dự án, công trình đầu tư tại Việt Nam và đầu tư ra nước ngoài.
35 nghìn tỷ đồng mới phải trình?
Với các dự án đầu tư trong nước, một trong những tiêu chí quan trọng được sửa đổi là quy mô tổng vốn đầu tư từ 20 nghìn tỷ đồng đã được tăng lên 35 nghìn tỷ đồng trở lên (theo thời giá tháng 6 năm 2010) đối với dự án, công trình có sử dụng từ 30% vốn nhà nước trở lên trên tổng vốn đầu tư dự án, công trình.
Đây cũng là một trong hai tiêu chí để xác định dự án đầu tư ra nước ngoài cần Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
Ủy ban Kinh tế chỉ đồng ý với việc tăng tổng đồng tư với dự án trong nước, còn với dự án nước ngoài phải thấp hơn, vì việc đầu tư ra nước ngoài cần sử dụng lượng vốn lớn bằng ngoại tệ, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các cân đối kinh tế vĩ mô.
Tuy nhiên, thảo luận tại tổ sáng nay, một số vị đại biểu vẫn băn khoăn về cơ sở của con số 35.000 tỷ đồng, tức là gần gấp đôi mức đầu tư hiện tại. Cho dù có trượt giá cũng không đến mức ấy, đại biểu Phạm Thị Loan phát biểu.
Cũng theo phân tích của vị đại biểu này thì chưa cần thiết phải sửa nghị quyết này, vì mọi quy định vẫn còn phù hợp.
Còn đại biểu Trần Thị Quốc Khánh cho rẳng nếu đưa lên 35 nghìn tỷ đồng thì phải có lý lẽ thuyết phục hơn. Vừa rồi làm đường Hồ Chí Minh hay Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, không có dự án nào mà không đề nghị tăng vốn. Vì thế có tăng thì cũng đến 30 nghìn tỷ đồng thôi để chứ vụt lên 35 nghìn tỷ thì quá cao, bà Khánh nói.
Nhiều đại biểu cũng tán thành bổ sung quy định trường hợp dự án, công trình kéo dài thời gian từ một năm trở lên phải báo cáo Quốc hội vì thực tế hiện nay, một số dự án, công trình đầu tư quan trọng quốc gia đã và đang kéo dài tiến độ thực hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Phát sinh 20% là quá cao
Đối với việc phát sinh tăng vốn đầu tư, cơ quan thẩm tra cho rằng, việc tăng tỷ lệ trên 20% mới trình Quốc hội như đề xuất của Chính phủ là không phù hợp vì mức tăng vốn đến 20% mà không phải trình Quốc hội là quá lớn đối với các dự án lớn.
Nhiều đại biểu nhất trí với ý kiến chung của ủy ban là đề nghị giữ như quy định hiện hành về phát sinh tăng vốn đầu tư là trên 10% phải trình Quốc hội.
Theo đại biểu Đặng Huyền Thái, Chính phủ cần báo cáo cụ thể có bao nhiêu dự án quan trọng quốc gia đã vượt bao nhiêu thời gian, tăng bao nhiêu vốn để xem tình trạng này đã phổ biến đến mức nào. 10% của 35 nghìn tỷ đồng đã rất lớn, vì lâu nay cứ có dự án là phát sinh.
Tại sao lại là 10% mà không phải nhỏ hơn, phải chia nhỏ hơn để phân loại, làm rõ hơn chứ không nên quy định đồng loạt, bà Thái đề nghị.
Về những tiêu chí khác, đại biểu Ngô Minh Hồng cho rằng tiêu chí về sử dụng rừng trong dự thảo nghị quyết là một bước thụt lùi. Theo Nghị quyết 66, nếu dự án sử dụng đất rừng đặc dụng hay khu bảo tồn thiên nhiên, thì dù “đụng đến 1 m2 cũng phải báo cáo”, trong khi dự thảo sửa đổi quy định sử dụng tới 200 ha mới phải báo cáo.
Đại biểu Phạm Phương Thảo lại quan tâm tới việc sử dụng đất trồng lúa: “Hiện đất nông nghiệp đang mất rất nhanh, chỉ trong 8 năm qua đã mất 255.000 ha. Vì vậy, nên chăng phải có tiêu chí về sử dụng đất nông nghiệp”, bà Thảo nói.