Công ty chứng khoán thắng đậm: Cuộc đua của các “ông lớn”
Những con số ấn tượng cho thấy một mùa kinh doanh hiệu quả của khối công ty chứng khoán trong 6 tháng năm 2014
Báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2014 của 17 công ty chứng khoán lớn (SSI, HSC, ACBS, VNDS, VCSC, FPTS, MBS, VCBS, BVSC, KLS, OCS, CTS, TVSI, MBKS, VPBS, AGR và BSC) cho thấy, tổng doanh thu lên tới gần 3.600 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế của 17 công ty chứng khoán đạt gần 1.500 tỷ đồng, tăng gần 60% so với cùng kỳ năm ngoái.
Những con số ấn tượng trên cho thấy một mùa kinh doanh hiệu quả của khối công ty chứng khoán, trong bối cảnh VN-Index trở thành một trong những chỉ số chứng khoán tăng mạnh hàng đầu khu vực.
Doanh thu khác và tự doanh áp đảo
Báo cáo tài chính 6 tháng cho thấy có khoảng cách khá xa giữa các công ty chứng khoán. Theo đó, 5 công ty chứng khoán có doanh thu lớn nhất gồm SSI, HSC, VCBS, BSC, VNDS đã chiếm tới 55% tổng doanh thu 17 công ty chứng khoán lớn, trong đó riêng SSI đã chiếm trên 23%.
Trong cơ cấu doanh thu gần 3.600 tỷ đồng của 17 công ty chứng khoán, mảng môi giới chỉ chiếm 960 tỷ đồng, trong đó tập trung ở SSI, HSC, VCSC, VNDS, ACBS, VCBS...
Biểu đồ doanh thu của 17 công ty chứng khoán lớn trong 6 tháng đầu năm 2014 và 2013 - Nguồn: Báo cáo tài chính các công ty chứng khoán.
Trong quý 1 và quý 2 năm 2014, SSI đã liên tục dẫn đầu thị phần trên HOSE và có vị trí khá tốt trên HNX, nên doanh thu môi giới SSI đạt 144 tỷ đồng, cao hơn công ty xếp sau là HSC với 133 tỷ đồng. VCSC, VCBS là công ty có sự tiến bộ rõ rệt và đang vươn lên nhanh không chỉ ở mảng môi giới...
Ở mảng tự doanh, SSI đạt 509 tỷ đồng doanh thu trên tổng số gần 1.182 tỷ đồng của 17 công ty. Theo sau SSI là HSC, VCBS, KLS, VCSC, AGR...
Sự tăng trưởng mạnh này, theo SSI, là do công ty tăng mạnh đầu tư khi thị trường đi xuống. Cụ thể, doanh thu tự doanh của SSI trong quý 2/2014 đạt 284 tỷ đồng, gấp 5 lần cùng kỳ năm trước chủ yếu do công ty này gom cổ phiếu trong giai đoạn thị trường lao dốc xuống 508 điểm do ảnh hưởng từ sự kiện biển Đông. Đến giai đoạn này VN-Index tăng lên trên 590 điểm, tăng hơn 16% so với đáy, mang lại doanh thu khá lớn cho công ty.
Giải thích của SSI cũng có thể là đại diện cho xu hướng tăng doanh thu tự doanh của nhiều công ty chứng khoán trong 6 tháng đầu năm qua.
Trong khi đó, ở mảng tư vấn, VCSC nổi lên như là hiện tượng khi thu về 51 tỷ đồng, bỏ xa các công ty khác. Trong 6 tháng đầu năm nay, VCSC có nhiều thương vụ tư vấn thành công trong bối cảnh việc chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), phát hành thêm cổ phiếu hay niêm yếu của thị trường đều kém sôi động. Những cái tên nổi bật tiếp theo phải kể đến VPBS, BSC.
Đối với mảng doanh thu khác, 17 công ty chứng khoán hàng đầu thu về gần 1.300 tỷ đồng trong 6 tháng. Đây là nguồn thu chính của các công ty chứng khoán trong nhiều quý qua, thậm chí trong giai đoạn thị trường khó khăn, mảng này đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu nguồn thu khối công ty chứng khoán.
Doanh thu khác bao gồm hoạt động ứng trước cho nhà đầu tư, cho vay margin, gửi tiết kiệm... Báo cáo tài chính cho thấy, trong 6 tháng có khoảng 7.000 tỷ được 17 công ty chứng khoán đưa vào thị trường dưới dạng cho vay margin và ứng trước cho khách hàng.
Như vậy, nguồn thu 6 tháng đầu năm nay mảng tự doanh đã “gánh” giúp cho những công ty chứng khoán lớn về nguồn thu, giảm sự phụ thuộc vào nguồn thu khác. Đây cũng là diễn biến không có gì bất ngờ khi mà thị trường chứng khoán khởi sắc và luôn có biến động mạnh để tự doanh mua bán.
Lợi nhuận tăng mạnh
Báo cáo tài chính chưa kiểm toán của 17 công ty chứng khoán lớn cho thấy mức tăng trưởng lợi nhuận gần 60% của 6 tháng năm 2014 so với 6 tháng năm 2013. Đây được xem là con số tăng ấn tượng nhất sau nhiều năm chứng kiến khối công ty chứng khoán gặp khó khăn khiến nhiều công ty phải bỏ cuộc chơi, hoạt động cầm chừng, sáp nhập với công ty lớn…
Nhưng một thực tế cho thấy số ít công ty chứng khoán có lợi nhuận vượt trội, trong đó 5 công ty SSI, HSC, ACBS, KLS, VNDS lãi tới hơn 1.000 tỷ đồng, trong khi 15 công ty chứng khoán còn lại nêu trên lãi chưa đến 460 tỷ đồng. Một khoảng cách khá xa giữa hiệu quả của các công ty chứng khoán.
6 tháng năm 2013, cả 17 công ty chứng khoán trên đều báo lãi, tuy nhiên 6 tháng năm ngoái nhiều công ty chỉ báo lãi khiêm tốn vài tỷ, còn 6 tháng năm 2014 con số đã thực sự khởi sắc. Chỉ có 4 công ty có lợi nhuận giảm so với cùng kỳ năm trước, trong khi 13 công ty có lợi nhuận tăng mạnh, trong đó VCSC, BSC, TVSI báo lãi 6 tháng 2014 tăng trên 400% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ở nhóm đầu, SSI có tăng trưởng lợi nhuận 141% với con số lợi nhuận sau thuế 6 tháng 2014 của công ty mẹ đạt 482 tỷ đồng. HSC có mức tăng trưởng 74% với 215 tỷ đồng. ACBS đạt 150 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái...
Như vậy, 6 tháng đầu năm nay, dù thị trường có lúc biến động mạnh hồi đầu tháng 5, nhưng kết quả kinh doanh chung của những công ty chứng khoán lớn, và cũng đại diện cho thị trường, cho thấy sự thành công của ngành chứng khoán. Thậm chí lãi của một công ty chứng khoán như SSI đã vượt qua nhiều ngân hàng.
Tuy nhiên, ở góc nhìn khác, từ thị phần môi giới đến hiệu quả kinh doanh thì cũng mới tập trung ở khoảng 20 công ty chứng khoán lớn. Và trong một mảnh đất không rộng như thị trường chứng khoán Việt Nam, thì việc thu hẹp số lượng công ty chứng khoán để nâng cao hiệu quả năng lực phục vụ sẽ là một giải pháp có lợi cho thị trường, giúp phân bổ nguồn lực để thị trường có thể phát triển bền vững hơn.
Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế của 17 công ty chứng khoán đạt gần 1.500 tỷ đồng, tăng gần 60% so với cùng kỳ năm ngoái.
Những con số ấn tượng trên cho thấy một mùa kinh doanh hiệu quả của khối công ty chứng khoán, trong bối cảnh VN-Index trở thành một trong những chỉ số chứng khoán tăng mạnh hàng đầu khu vực.
Doanh thu khác và tự doanh áp đảo
Báo cáo tài chính 6 tháng cho thấy có khoảng cách khá xa giữa các công ty chứng khoán. Theo đó, 5 công ty chứng khoán có doanh thu lớn nhất gồm SSI, HSC, VCBS, BSC, VNDS đã chiếm tới 55% tổng doanh thu 17 công ty chứng khoán lớn, trong đó riêng SSI đã chiếm trên 23%.
Trong cơ cấu doanh thu gần 3.600 tỷ đồng của 17 công ty chứng khoán, mảng môi giới chỉ chiếm 960 tỷ đồng, trong đó tập trung ở SSI, HSC, VCSC, VNDS, ACBS, VCBS...
Biểu đồ doanh thu của 17 công ty chứng khoán lớn trong 6 tháng đầu năm 2014 và 2013 - Nguồn: Báo cáo tài chính các công ty chứng khoán.
Trong quý 1 và quý 2 năm 2014, SSI đã liên tục dẫn đầu thị phần trên HOSE và có vị trí khá tốt trên HNX, nên doanh thu môi giới SSI đạt 144 tỷ đồng, cao hơn công ty xếp sau là HSC với 133 tỷ đồng. VCSC, VCBS là công ty có sự tiến bộ rõ rệt và đang vươn lên nhanh không chỉ ở mảng môi giới...
Ở mảng tự doanh, SSI đạt 509 tỷ đồng doanh thu trên tổng số gần 1.182 tỷ đồng của 17 công ty. Theo sau SSI là HSC, VCBS, KLS, VCSC, AGR...
Sự tăng trưởng mạnh này, theo SSI, là do công ty tăng mạnh đầu tư khi thị trường đi xuống. Cụ thể, doanh thu tự doanh của SSI trong quý 2/2014 đạt 284 tỷ đồng, gấp 5 lần cùng kỳ năm trước chủ yếu do công ty này gom cổ phiếu trong giai đoạn thị trường lao dốc xuống 508 điểm do ảnh hưởng từ sự kiện biển Đông. Đến giai đoạn này VN-Index tăng lên trên 590 điểm, tăng hơn 16% so với đáy, mang lại doanh thu khá lớn cho công ty.
Giải thích của SSI cũng có thể là đại diện cho xu hướng tăng doanh thu tự doanh của nhiều công ty chứng khoán trong 6 tháng đầu năm qua.
Trong khi đó, ở mảng tư vấn, VCSC nổi lên như là hiện tượng khi thu về 51 tỷ đồng, bỏ xa các công ty khác. Trong 6 tháng đầu năm nay, VCSC có nhiều thương vụ tư vấn thành công trong bối cảnh việc chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), phát hành thêm cổ phiếu hay niêm yếu của thị trường đều kém sôi động. Những cái tên nổi bật tiếp theo phải kể đến VPBS, BSC.
Đối với mảng doanh thu khác, 17 công ty chứng khoán hàng đầu thu về gần 1.300 tỷ đồng trong 6 tháng. Đây là nguồn thu chính của các công ty chứng khoán trong nhiều quý qua, thậm chí trong giai đoạn thị trường khó khăn, mảng này đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu nguồn thu khối công ty chứng khoán.
Doanh thu khác bao gồm hoạt động ứng trước cho nhà đầu tư, cho vay margin, gửi tiết kiệm... Báo cáo tài chính cho thấy, trong 6 tháng có khoảng 7.000 tỷ được 17 công ty chứng khoán đưa vào thị trường dưới dạng cho vay margin và ứng trước cho khách hàng.
Như vậy, nguồn thu 6 tháng đầu năm nay mảng tự doanh đã “gánh” giúp cho những công ty chứng khoán lớn về nguồn thu, giảm sự phụ thuộc vào nguồn thu khác. Đây cũng là diễn biến không có gì bất ngờ khi mà thị trường chứng khoán khởi sắc và luôn có biến động mạnh để tự doanh mua bán.
Lợi nhuận tăng mạnh
Báo cáo tài chính chưa kiểm toán của 17 công ty chứng khoán lớn cho thấy mức tăng trưởng lợi nhuận gần 60% của 6 tháng năm 2014 so với 6 tháng năm 2013. Đây được xem là con số tăng ấn tượng nhất sau nhiều năm chứng kiến khối công ty chứng khoán gặp khó khăn khiến nhiều công ty phải bỏ cuộc chơi, hoạt động cầm chừng, sáp nhập với công ty lớn…
Nhưng một thực tế cho thấy số ít công ty chứng khoán có lợi nhuận vượt trội, trong đó 5 công ty SSI, HSC, ACBS, KLS, VNDS lãi tới hơn 1.000 tỷ đồng, trong khi 15 công ty chứng khoán còn lại nêu trên lãi chưa đến 460 tỷ đồng. Một khoảng cách khá xa giữa hiệu quả của các công ty chứng khoán.
6 tháng năm 2013, cả 17 công ty chứng khoán trên đều báo lãi, tuy nhiên 6 tháng năm ngoái nhiều công ty chỉ báo lãi khiêm tốn vài tỷ, còn 6 tháng năm 2014 con số đã thực sự khởi sắc. Chỉ có 4 công ty có lợi nhuận giảm so với cùng kỳ năm trước, trong khi 13 công ty có lợi nhuận tăng mạnh, trong đó VCSC, BSC, TVSI báo lãi 6 tháng 2014 tăng trên 400% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ở nhóm đầu, SSI có tăng trưởng lợi nhuận 141% với con số lợi nhuận sau thuế 6 tháng 2014 của công ty mẹ đạt 482 tỷ đồng. HSC có mức tăng trưởng 74% với 215 tỷ đồng. ACBS đạt 150 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái...
Như vậy, 6 tháng đầu năm nay, dù thị trường có lúc biến động mạnh hồi đầu tháng 5, nhưng kết quả kinh doanh chung của những công ty chứng khoán lớn, và cũng đại diện cho thị trường, cho thấy sự thành công của ngành chứng khoán. Thậm chí lãi của một công ty chứng khoán như SSI đã vượt qua nhiều ngân hàng.
Tuy nhiên, ở góc nhìn khác, từ thị phần môi giới đến hiệu quả kinh doanh thì cũng mới tập trung ở khoảng 20 công ty chứng khoán lớn. Và trong một mảnh đất không rộng như thị trường chứng khoán Việt Nam, thì việc thu hẹp số lượng công ty chứng khoán để nâng cao hiệu quả năng lực phục vụ sẽ là một giải pháp có lợi cho thị trường, giúp phân bổ nguồn lực để thị trường có thể phát triển bền vững hơn.