Cotec Group công khai nhiều thông tin
Với nhiều thông tin thuận lợi, cổ phiếu của Cotec Group đang lên cơn “sốt" trên thị trường OTC
Ngày 26/3, trên thị trường OTC, rất đông nhà đầu tư hỏi mua cổ phiếu của Tập đoàn Cotec (Cotec Group) sau khi tập đoàn này công khai nhiều thông tin quan trọng và công bố sẽ niêm yết cổ phiếu vào đầu năm 2008.
Ngày 26/3, giá chào mua tại sàn các công ty chứng khoán và trên mạng cổ phiếu của Cotec Group ở mức 85.000 đồng/cổ phiếu, CotecLand 45.000 đồng/cổ phiếu, CotecAnpha 52.000 đồng/cổ phiếu nhưng số người chào bán rất ít, đếm trên đầu ngón tay.
Sau khi Cotec Group công bố sẽ niêm yết vào đầu năm 2008, chỉ có một vài cán bộ công nhân viên bán ra vì đang thiếu tiền để giải quyết việc gia đình. Giá khớp lệnh cổ phiếu của Cotecin (mã chứng khoán là CIC) ở sàn Hà Nội ngày 22/3 đạt mức 77.100 đồng/cổ phiếu, gấp hơn 2 lần giá đấu giá thành công của Cotecin vào cuối năm ngoái (35.000 đồng/cổ phiếu).
Vì sao cổ phiếu này lên cơn “sốt"? Theo nhận định của nhiều nhà đầu tư, nguyên nhân chính là do tập đoàn này công bố công khai rất nhiều thông tin quan trọng. Sau đây là những thông tin chính:
Công ty Kỹ thuật xây dựng và Vật liệu xây dựng Cotec được thành lập năm 1993 hoạt động chủ yếu trên 4 lĩnh vực: sản xuất công nghiệp, xây lắp, bất động sản và thương mại. Năm 2004, Công ty Cotec lần lượt tách các khối để cổ phần hóa theo quyết định của Bộ Xây dựng và năm 2005, Cotec đã hoàn thành cổ phần hóa toàn bộ các công ty thành viên.
Ngày đầu năm mới (1/1/2007), Cotec chính thức trở thành tập đoàn Cotec (Cotec Group) gồm 11 công ty thành viên: CotecCement, CotecAnpha, CotecLand, CotecBình Dương, Cotec Quảng Nam, Cotec T&T, Cotec C&T, Cotecin, CotecStar, CotecMedia và CotecStock. Hiện công ty mẹ - Cotec Group đang nắm giữ 51-75% vốn điều lệ của các công ty con.
Tháng 4/2007, Cotec Group sẽ tăng vốn điều lệ từ 70 tỷ lên 350 tỷ và đến cuối năm 2007 sẽ tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng bằng cách phát hành cho cổ đông chiến lược 20%, phát hành ra bên ngoài 5-10% tổng số lượng cổ phiếu dự kiến phát hành. Tháng 1/2008, Cotec Group sẽ chính thức niêm yết và giao dịch cổ phiếu tại trung tâm giao dịch chứng khoán.
Năm 2006, tổng doanh thu của Cotec Group đạt 750 tỷ, lợi nhuận sau thuế đạt 20 tỷ đồng, năm 2007 dự kiến tổng doanh thu đạt 900 tỷ đồng, năm 2006, có công ty con của Cotec Group trả cổ tức từ 18-30%.
Cotec Group là một trong số những tập đoàn đầu tiên ở Việt Nam đưa ra chiến lược phát triển đa ngành và chiến lược xây dựng thương hiệu khá bài bản, đồng thời cũng là một tập đoàn có chiến lược phát triển nhân sự khá thành công.
Ông Đào Đức Nghĩa, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Cotec Group, cho biết, nội dung chiến lược phát triển của Cotec Group gồm: phát triển đa ngành nghề, đa sở hữu, đa quốc gia, xây dựng thương hiệu Cotec Group trở thành thương hiệu hàng đầu ở Việt Nam, tăng mạnh đầu tư vào bất động sản như khu công nghiệp, văn phòng, nhà ở, khu thương mại, tư vấn đầu tư công nghệ cao, tư vấn và thiết kế xây dựng, dịch vụ xuất nhập khẩu, đầu tư tài chính và năm 2008 sẽ đầu tư mạnh vào ngành giao thông vận tải.
Chỉ trong vòng 2 năm, Nhà máy Xi măng Cotec đã nâng công suất từ 500.000 tấn/năm vào năm 2005 lên 1 triệu tấn/năm vào đầu năm 2007, Nhà máy Gạch Terrazzo Cotec và Nhà máy Gạch ngói Cotec-Bình Dương (công suất 30 triệu viên/năm) cũng đang hoạt động hết công suất.
Hiện Cotec Group đang khởi động dự án cao ốc văn phòng Cotec Tower (vốn đầu tư 160 tỷ đồng), cao 22 tầng tại Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh (Tp.HCM), giáp với quận 1 và dự án Cotec Building cao 11 tầng trên đường Nguyễn Trường Tộ, quận 4, Tp.HCM.
Tại Bình Dương, Cotec Group sẽ triển khai 2 dự án là xây dựng một khu công nghiệp (rộng 300 ha) và khu dân cư Phú Xuân 1, rộng 5 ha (vốn đầu tư 392 tỷ đồng).
Tại thị xã Hội An, tháng 4/2007, Cotec Group sẽ động thổ xây dựng Trung tâm Thương mại Cotec Hoian Plaza, vốn đầu tư 40 tỷ đồng, diện tích xây dựng là 9.150 m2, gồm 3 khối chính: khối nhà hàng, khối giải trí, biểu diễn đa năng và khối thương mại văn phòng.
Ngày 26/3, giá chào mua tại sàn các công ty chứng khoán và trên mạng cổ phiếu của Cotec Group ở mức 85.000 đồng/cổ phiếu, CotecLand 45.000 đồng/cổ phiếu, CotecAnpha 52.000 đồng/cổ phiếu nhưng số người chào bán rất ít, đếm trên đầu ngón tay.
Sau khi Cotec Group công bố sẽ niêm yết vào đầu năm 2008, chỉ có một vài cán bộ công nhân viên bán ra vì đang thiếu tiền để giải quyết việc gia đình. Giá khớp lệnh cổ phiếu của Cotecin (mã chứng khoán là CIC) ở sàn Hà Nội ngày 22/3 đạt mức 77.100 đồng/cổ phiếu, gấp hơn 2 lần giá đấu giá thành công của Cotecin vào cuối năm ngoái (35.000 đồng/cổ phiếu).
Vì sao cổ phiếu này lên cơn “sốt"? Theo nhận định của nhiều nhà đầu tư, nguyên nhân chính là do tập đoàn này công bố công khai rất nhiều thông tin quan trọng. Sau đây là những thông tin chính:
Công ty Kỹ thuật xây dựng và Vật liệu xây dựng Cotec được thành lập năm 1993 hoạt động chủ yếu trên 4 lĩnh vực: sản xuất công nghiệp, xây lắp, bất động sản và thương mại. Năm 2004, Công ty Cotec lần lượt tách các khối để cổ phần hóa theo quyết định của Bộ Xây dựng và năm 2005, Cotec đã hoàn thành cổ phần hóa toàn bộ các công ty thành viên.
Ngày đầu năm mới (1/1/2007), Cotec chính thức trở thành tập đoàn Cotec (Cotec Group) gồm 11 công ty thành viên: CotecCement, CotecAnpha, CotecLand, CotecBình Dương, Cotec Quảng Nam, Cotec T&T, Cotec C&T, Cotecin, CotecStar, CotecMedia và CotecStock. Hiện công ty mẹ - Cotec Group đang nắm giữ 51-75% vốn điều lệ của các công ty con.
Tháng 4/2007, Cotec Group sẽ tăng vốn điều lệ từ 70 tỷ lên 350 tỷ và đến cuối năm 2007 sẽ tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng bằng cách phát hành cho cổ đông chiến lược 20%, phát hành ra bên ngoài 5-10% tổng số lượng cổ phiếu dự kiến phát hành. Tháng 1/2008, Cotec Group sẽ chính thức niêm yết và giao dịch cổ phiếu tại trung tâm giao dịch chứng khoán.
Năm 2006, tổng doanh thu của Cotec Group đạt 750 tỷ, lợi nhuận sau thuế đạt 20 tỷ đồng, năm 2007 dự kiến tổng doanh thu đạt 900 tỷ đồng, năm 2006, có công ty con của Cotec Group trả cổ tức từ 18-30%.
Cotec Group là một trong số những tập đoàn đầu tiên ở Việt Nam đưa ra chiến lược phát triển đa ngành và chiến lược xây dựng thương hiệu khá bài bản, đồng thời cũng là một tập đoàn có chiến lược phát triển nhân sự khá thành công.
Ông Đào Đức Nghĩa, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Cotec Group, cho biết, nội dung chiến lược phát triển của Cotec Group gồm: phát triển đa ngành nghề, đa sở hữu, đa quốc gia, xây dựng thương hiệu Cotec Group trở thành thương hiệu hàng đầu ở Việt Nam, tăng mạnh đầu tư vào bất động sản như khu công nghiệp, văn phòng, nhà ở, khu thương mại, tư vấn đầu tư công nghệ cao, tư vấn và thiết kế xây dựng, dịch vụ xuất nhập khẩu, đầu tư tài chính và năm 2008 sẽ đầu tư mạnh vào ngành giao thông vận tải.
Chỉ trong vòng 2 năm, Nhà máy Xi măng Cotec đã nâng công suất từ 500.000 tấn/năm vào năm 2005 lên 1 triệu tấn/năm vào đầu năm 2007, Nhà máy Gạch Terrazzo Cotec và Nhà máy Gạch ngói Cotec-Bình Dương (công suất 30 triệu viên/năm) cũng đang hoạt động hết công suất.
Hiện Cotec Group đang khởi động dự án cao ốc văn phòng Cotec Tower (vốn đầu tư 160 tỷ đồng), cao 22 tầng tại Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh (Tp.HCM), giáp với quận 1 và dự án Cotec Building cao 11 tầng trên đường Nguyễn Trường Tộ, quận 4, Tp.HCM.
Tại Bình Dương, Cotec Group sẽ triển khai 2 dự án là xây dựng một khu công nghiệp (rộng 300 ha) và khu dân cư Phú Xuân 1, rộng 5 ha (vốn đầu tư 392 tỷ đồng).
Tại thị xã Hội An, tháng 4/2007, Cotec Group sẽ động thổ xây dựng Trung tâm Thương mại Cotec Hoian Plaza, vốn đầu tư 40 tỷ đồng, diện tích xây dựng là 9.150 m2, gồm 3 khối chính: khối nhà hàng, khối giải trí, biểu diễn đa năng và khối thương mại văn phòng.