CPI tháng 3 tăng mạnh do... quyết định hành chính
Việc CPI đột ngột tăng khá cao vào tháng 3 đã gây nhiều ngạc nhiên
Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2016 đã tăng 0,57% so với tháng trước và tăng 1,69% so cùng kỳ năm trước. Như vậy sau 3 tháng, CPI đã tăng 0,99%.
Việc CPI đột ngột tăng khá cao vào tháng 3 đã gây nhiều ngạc nhiên, bởi theo quy luật, diễn biến giá cả thường giảm mạnh sau Tết Nguyên đán.
Tuy nhiên, xem xét diễn biến giá cả của các nhóm hàng thì có thể thấy việc tăng giá CPI trái quy luật này, là do một loạt quyết định hành chính.
Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC của liên bộ Y tế và Tài chính quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc có hiệu lực từ 1/3/2016 đã khiến giá các mặt hàng dịch vụ y tế áp dụng cho đối tượng có bảo hiểm y tế tăng 32,9% khiến chỉ số giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng rất mạnh 24,34%; qua đó góp phần làm cho CPI chung tăng khoảng 1,27%.
Ngoài ra, cũng thực hiện lộ trình tăng học phí theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 của Chính phủ, một số tỉnh thành phố đã tăng học phí các cấp làm cho chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 0,66%.
Đây là hai yếu tố chính khiến CPI tăng mạnh trong tháng qua.
Ở chiều ngược lại, 9 nhóm hàng còn lại đều giảm theo đúng quy luật thị trường, giá cả hàng hóa dịch vụ đều giảm sau Tết Nguyên đán.
Hàng ăn và dịch vụ ăn uống đã giảm 0,48% so với quý trước, trong đó lương thực tăng 0,23%, thực phẩm giảm 0,67% và ăn uống ngoài gia đình giảm 0,38% so với tháng trước.
Tính đến nay, giá gạo đã tăng tháng thứ 5 liên tiếp nhờ những tín hiệu tích cực từ hoạt động xuất khẩu. Ngoài ra, hiện tượng thời tiết diễn biến bất thường đang xảy ra tại Đồng bằng Sông Cửu long đã gia tăng những lo ngại về sản lượng lúa gạo trong thời gian tới. Qua đó, cũng đã khiến giá lương thực tiếp tục tăng cao.
Theo dự báo, giá lương thực còn tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới.
Trái lại, giá các mặt hàng thực phẩm đã quay đầu giảm mạnh 0,67% so với tháng trước do nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm sau Tết Nguyên đán, nhất là các mặt hàng tươi sống như thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm các loại.
Cùng trong quy luật đó, giá các mặt hàng ăn uống ngoài gia đình cũng giảm bình quân 0,38% so với tháng trước.
Cũng theo quy luật giám giá sau Tết, các mặt hàng thuộc nhóm đồ uống và thuốc là đã giảm bình quân 0,54% so với tháng trước.
Diễn biến giảm giá mạnh khác thuộc về nhóm giao thông khi giảm 3,64% so với tháng trước. Ngoài yếu tố giảm giá vé tàu hỏa sau Tết Nguyên đán, việc điều chỉnh giảm giá xăng dầu trong thời gian qua đã tác động mạnh khiến chỉ số giá nhóm giao thông tiếp tục giảm trên 3% so với tháng trước.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống; năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) tháng 3/2016 giảm 0,09% so với tháng trước, tăng 1,64% so với cùng kỳ. 3 tháng đầu năm 2016 so cùng kỳ tăng 1,76%.
Trong tháng, hai mặt hàng đặc biệt không được tính vào chỉ số giá là vàng và đô la Mỹ tiếp tục diễn biến trái chiều khi lần lượt ghi nhận ở các mức tăng 4,87% và giảm 0,38% so với tháng trước.
Việc CPI đột ngột tăng khá cao vào tháng 3 đã gây nhiều ngạc nhiên, bởi theo quy luật, diễn biến giá cả thường giảm mạnh sau Tết Nguyên đán.
Tuy nhiên, xem xét diễn biến giá cả của các nhóm hàng thì có thể thấy việc tăng giá CPI trái quy luật này, là do một loạt quyết định hành chính.
Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC của liên bộ Y tế và Tài chính quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc có hiệu lực từ 1/3/2016 đã khiến giá các mặt hàng dịch vụ y tế áp dụng cho đối tượng có bảo hiểm y tế tăng 32,9% khiến chỉ số giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng rất mạnh 24,34%; qua đó góp phần làm cho CPI chung tăng khoảng 1,27%.
Ngoài ra, cũng thực hiện lộ trình tăng học phí theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 của Chính phủ, một số tỉnh thành phố đã tăng học phí các cấp làm cho chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 0,66%.
Đây là hai yếu tố chính khiến CPI tăng mạnh trong tháng qua.
Ở chiều ngược lại, 9 nhóm hàng còn lại đều giảm theo đúng quy luật thị trường, giá cả hàng hóa dịch vụ đều giảm sau Tết Nguyên đán.
Hàng ăn và dịch vụ ăn uống đã giảm 0,48% so với quý trước, trong đó lương thực tăng 0,23%, thực phẩm giảm 0,67% và ăn uống ngoài gia đình giảm 0,38% so với tháng trước.
Tính đến nay, giá gạo đã tăng tháng thứ 5 liên tiếp nhờ những tín hiệu tích cực từ hoạt động xuất khẩu. Ngoài ra, hiện tượng thời tiết diễn biến bất thường đang xảy ra tại Đồng bằng Sông Cửu long đã gia tăng những lo ngại về sản lượng lúa gạo trong thời gian tới. Qua đó, cũng đã khiến giá lương thực tiếp tục tăng cao.
Theo dự báo, giá lương thực còn tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới.
Trái lại, giá các mặt hàng thực phẩm đã quay đầu giảm mạnh 0,67% so với tháng trước do nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm sau Tết Nguyên đán, nhất là các mặt hàng tươi sống như thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm các loại.
Cùng trong quy luật đó, giá các mặt hàng ăn uống ngoài gia đình cũng giảm bình quân 0,38% so với tháng trước.
Cũng theo quy luật giám giá sau Tết, các mặt hàng thuộc nhóm đồ uống và thuốc là đã giảm bình quân 0,54% so với tháng trước.
Diễn biến giảm giá mạnh khác thuộc về nhóm giao thông khi giảm 3,64% so với tháng trước. Ngoài yếu tố giảm giá vé tàu hỏa sau Tết Nguyên đán, việc điều chỉnh giảm giá xăng dầu trong thời gian qua đã tác động mạnh khiến chỉ số giá nhóm giao thông tiếp tục giảm trên 3% so với tháng trước.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống; năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) tháng 3/2016 giảm 0,09% so với tháng trước, tăng 1,64% so với cùng kỳ. 3 tháng đầu năm 2016 so cùng kỳ tăng 1,76%.
Trong tháng, hai mặt hàng đặc biệt không được tính vào chỉ số giá là vàng và đô la Mỹ tiếp tục diễn biến trái chiều khi lần lượt ghi nhận ở các mức tăng 4,87% và giảm 0,38% so với tháng trước.