CPI tháng 4 có thể vẫn giảm
Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) dự báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2014 có thể vẫn giảm
Sức mua chưa được cải thiện, giá cả các mặt hàng nông sản giữ ổn định hoặc giảm. Do đó, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) dự báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2014 có thể vẫn giảm, tuy nhiên tốc độ giảm thấp hơn so với mức giảm của tháng 3/2014.
Theo Cục Quản lý giá, một số yếu tố tác động gây sức ép lên mặt bằng giá cả tháng 4. Chẳng hạn, tình hình dịch bệnh trên vật nuôi chưa được kiểm soát hoàn toàn, khô hạn diễn ra tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ ảnh hưởng đến sản xuất. Giá một số hàng hóa, dịch vụ có khả năng biến động mang tính mùa vụ do nhu cầu tăng trong các dịp lễ Giỗ Tổ, dịp 30/4 - 1/5, thời tiết chuyển mùa.
Cầu yếu, sức ép tăng giá vẫn còn
Ở chiều ngược lại, vẫn có nhiều yếu tố giúp giảm áp lực lên mặt bằng giá. Đó là, giá nhiều hàng hóa nguyên, nhiên vật liệu thiết yếu trên thị trường thế giới sẽ chỉ biến động nhẹ. Trong nước, cân đối cung - cầu hàng hóa, dịch vụ tiếp tục được giữ vững, sức mua không có nhiều biến động.
Do đó, giá một số loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu được dự báo có xu hướng ổn định hoặc giảm. Giá dầu diesel, madut, dầu hỏa và giá gas được điều chỉnh giảm cuối tháng 3 và đầu tháng 4. Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tăng cường công tác quản lý giá, bình ổn giá...
Từ những dữ liệu trên, Cục Quản lý giá dự báo, chỉ số giá tiêu dùng tháng 4/2014 có thể vẫn giảm, tuy nhiên, tốc độ giảm thấp hơn so với tháng 3/2014. Nhiều ý kiến dự báo, trong những tháng còn lại của năm, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam sẽ thấp hơn mức 7% do nhu cầu tiêu dùng nội địa ở mức thấp.
Tuy nhiên, theo cơ quan quản lý giá, diễn biến thị trường vẫn còn tiềm ẩn khả năng lạm phát tăng cao do tác động theo độ trễ của những chính sách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh năm 2013.
Tình hình thiên tai, bão lũ, dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi còn phức tạp và việc tiếp tục thực hiện chủ trương điều hành giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đối với một số hàng hóa, dịch vụ quan trọng thiết yếu.
Tp.HCM dự kiến điều chỉnh giá dịch vụ y tế vào tháng 6/2014, điều chỉnh giá dịch vụ giáo dục vào mùa khai giảng năm học 2014-2015. Một số tỉnh, thành phố dự kiến điều chỉnh giá dịch vụ giáo dục như Quảng Ngãi, Trà Vinh, Lào Cai.
Chăn nuôi: giá đầu vào tăng, đầu ra bấp bênh
Trong số các loại hàng hóa thiết yếu, nhóm hàng nông sản có nhiều điểm đáng chú ý nhất. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quý 1/2014, Việt Nam xuất khẩu ước đạt 1,31 triệu tấn gạo, trị giá 616 triệu USD, giảm 14,9% về khối lượng và giảm 10,4% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính đến 20/3, tồn kho gạo trên cả nước đạt 0,59 triệu tấn, thấp hơn nhiều so với mức 1,93 triệu tấn của cùng kỳ năm trước. Do đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân 2013-2014, nguồn cung tăng đã tác động làm giảm giá thóc, gạo.
Tuy nhiên, nhu cầu xuất khẩu tăng nhẹ và chương trình thu mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo đã triển khai nên giá lúa gạo nguyên liệu cuối tháng 3 nhích nhẹ so với đầu tháng 3.
Về các mặt hàng thực phẩm tươi sống, giá các loại thịt lợn và thịt bò có xu hướng giảm trong tháng 3/2014 nhưng tính chung quý I/2014, giá cả các mặt hàng này tăng so với quý 1/2013. Giá thịt gà tháng 3/2014 giảm mạnh, đồng thời giảm mạnh so với quý I/2013. Cục Quản lý giá dự báo thời gian tới, giá các mặt hàng tươi sống có xu hướng ổn định.
Ở đầu vào của sản xuất nông nghiệp, giá phân bón urê thị trường trong nước tăng nhẹ trong 2 tháng đầu năm. Sang tháng 3, giá urê bắt đầu giảm do nguồn cung lớn, nhu cầu thị trường ở mức thấp. So với quý 1/2013, giá phân bón thị trường trong nước quý 1 năm nay có biến động giảm.
Nguyên nhân chủ yếu là các tỉnh ĐBSCL đang thu hoạch rộ lúa đông xuân. Các tỉnh Tây Nguyên, miền Trung dù đang trong giai đoạn bón cho cây công nghiệp nhưng nhu cầu phân bón không cao. Các tỉnh phía Bắc đang chăm sóc lúa đông xuân nhưng tổng cầu không lớn trong khi nguồn cung dồi dào đã tác động làm giá phân bón giảm trong tháng 3.
Thời gian tới, giá phân bón urê trên thị trường thế giới có thể tiếp tục giảm. Trong nước, nhu cầu phân bón cho vụ hè thu tại các tỉnh phía Nam bắt đầu tăng nhưng do nguồn cung khá dồi dào nên giá phân bón trong nước sẽ chỉ tăng nhẹ.
Trong khi đó, theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, trong ba tháng đầu năm, giá phần lớn các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi như sắn lát, ngô, khô dầu đậu tương, cám gạo đều tăng so với tháng 12/2013. Năm 2013 và ba tháng đầu năm nay, ngành chăn nuôi và ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi gặp nhiều khó khăn.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh, sản lượng chăn nuôi giảm mạnh, nguồn cung ra thị trường cũng giảm do người tiêu dùng e ngại dịch bệnh, nhiều hộ chăn nuôi không có khả năng tái đàn vì thiếu vốn. Hiện giá sản phẩm chăn nuôi ở mức thấp, nhất là các sản phẩm gia cầm, dịch cúm gia cầm bùng phát trên diện rộng khiến người chăn nuôi liên tục gặp khó khăn.
Tốc độ tăng trưởng sản lượng thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm năm 2013 chỉ đạt 1,2%, mức thấp nhất kể từ năm 2011 trở lại đây, đạt gần 13,4 triệu tấn. Dự báo, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thế giới và trong nước có xu hướng tăng trong thời gian tới.
Theo Cục Quản lý giá, một số yếu tố tác động gây sức ép lên mặt bằng giá cả tháng 4. Chẳng hạn, tình hình dịch bệnh trên vật nuôi chưa được kiểm soát hoàn toàn, khô hạn diễn ra tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ ảnh hưởng đến sản xuất. Giá một số hàng hóa, dịch vụ có khả năng biến động mang tính mùa vụ do nhu cầu tăng trong các dịp lễ Giỗ Tổ, dịp 30/4 - 1/5, thời tiết chuyển mùa.
Cầu yếu, sức ép tăng giá vẫn còn
Ở chiều ngược lại, vẫn có nhiều yếu tố giúp giảm áp lực lên mặt bằng giá. Đó là, giá nhiều hàng hóa nguyên, nhiên vật liệu thiết yếu trên thị trường thế giới sẽ chỉ biến động nhẹ. Trong nước, cân đối cung - cầu hàng hóa, dịch vụ tiếp tục được giữ vững, sức mua không có nhiều biến động.
Do đó, giá một số loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu được dự báo có xu hướng ổn định hoặc giảm. Giá dầu diesel, madut, dầu hỏa và giá gas được điều chỉnh giảm cuối tháng 3 và đầu tháng 4. Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tăng cường công tác quản lý giá, bình ổn giá...
Từ những dữ liệu trên, Cục Quản lý giá dự báo, chỉ số giá tiêu dùng tháng 4/2014 có thể vẫn giảm, tuy nhiên, tốc độ giảm thấp hơn so với tháng 3/2014. Nhiều ý kiến dự báo, trong những tháng còn lại của năm, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam sẽ thấp hơn mức 7% do nhu cầu tiêu dùng nội địa ở mức thấp.
Tuy nhiên, theo cơ quan quản lý giá, diễn biến thị trường vẫn còn tiềm ẩn khả năng lạm phát tăng cao do tác động theo độ trễ của những chính sách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh năm 2013.
Tình hình thiên tai, bão lũ, dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi còn phức tạp và việc tiếp tục thực hiện chủ trương điều hành giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đối với một số hàng hóa, dịch vụ quan trọng thiết yếu.
Tp.HCM dự kiến điều chỉnh giá dịch vụ y tế vào tháng 6/2014, điều chỉnh giá dịch vụ giáo dục vào mùa khai giảng năm học 2014-2015. Một số tỉnh, thành phố dự kiến điều chỉnh giá dịch vụ giáo dục như Quảng Ngãi, Trà Vinh, Lào Cai.
Chăn nuôi: giá đầu vào tăng, đầu ra bấp bênh
Trong số các loại hàng hóa thiết yếu, nhóm hàng nông sản có nhiều điểm đáng chú ý nhất. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quý 1/2014, Việt Nam xuất khẩu ước đạt 1,31 triệu tấn gạo, trị giá 616 triệu USD, giảm 14,9% về khối lượng và giảm 10,4% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính đến 20/3, tồn kho gạo trên cả nước đạt 0,59 triệu tấn, thấp hơn nhiều so với mức 1,93 triệu tấn của cùng kỳ năm trước. Do đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân 2013-2014, nguồn cung tăng đã tác động làm giảm giá thóc, gạo.
Tuy nhiên, nhu cầu xuất khẩu tăng nhẹ và chương trình thu mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo đã triển khai nên giá lúa gạo nguyên liệu cuối tháng 3 nhích nhẹ so với đầu tháng 3.
Về các mặt hàng thực phẩm tươi sống, giá các loại thịt lợn và thịt bò có xu hướng giảm trong tháng 3/2014 nhưng tính chung quý I/2014, giá cả các mặt hàng này tăng so với quý 1/2013. Giá thịt gà tháng 3/2014 giảm mạnh, đồng thời giảm mạnh so với quý I/2013. Cục Quản lý giá dự báo thời gian tới, giá các mặt hàng tươi sống có xu hướng ổn định.
Ở đầu vào của sản xuất nông nghiệp, giá phân bón urê thị trường trong nước tăng nhẹ trong 2 tháng đầu năm. Sang tháng 3, giá urê bắt đầu giảm do nguồn cung lớn, nhu cầu thị trường ở mức thấp. So với quý 1/2013, giá phân bón thị trường trong nước quý 1 năm nay có biến động giảm.
Nguyên nhân chủ yếu là các tỉnh ĐBSCL đang thu hoạch rộ lúa đông xuân. Các tỉnh Tây Nguyên, miền Trung dù đang trong giai đoạn bón cho cây công nghiệp nhưng nhu cầu phân bón không cao. Các tỉnh phía Bắc đang chăm sóc lúa đông xuân nhưng tổng cầu không lớn trong khi nguồn cung dồi dào đã tác động làm giá phân bón giảm trong tháng 3.
Thời gian tới, giá phân bón urê trên thị trường thế giới có thể tiếp tục giảm. Trong nước, nhu cầu phân bón cho vụ hè thu tại các tỉnh phía Nam bắt đầu tăng nhưng do nguồn cung khá dồi dào nên giá phân bón trong nước sẽ chỉ tăng nhẹ.
Trong khi đó, theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, trong ba tháng đầu năm, giá phần lớn các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi như sắn lát, ngô, khô dầu đậu tương, cám gạo đều tăng so với tháng 12/2013. Năm 2013 và ba tháng đầu năm nay, ngành chăn nuôi và ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi gặp nhiều khó khăn.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh, sản lượng chăn nuôi giảm mạnh, nguồn cung ra thị trường cũng giảm do người tiêu dùng e ngại dịch bệnh, nhiều hộ chăn nuôi không có khả năng tái đàn vì thiếu vốn. Hiện giá sản phẩm chăn nuôi ở mức thấp, nhất là các sản phẩm gia cầm, dịch cúm gia cầm bùng phát trên diện rộng khiến người chăn nuôi liên tục gặp khó khăn.
Tốc độ tăng trưởng sản lượng thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm năm 2013 chỉ đạt 1,2%, mức thấp nhất kể từ năm 2011 trở lại đây, đạt gần 13,4 triệu tấn. Dự báo, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thế giới và trong nước có xu hướng tăng trong thời gian tới.