Cú đảo chiều ngoạn mục của giá vàng thế giới
Từ mức đáy tới mức đỉnh của phiên đêm qua, giá vàng đã tăng hơn 70 USD/oz
Sau cú sụt giảm chóng mặt vào sáng qua tại châu Á, giá vàng đã có pha đảo chiều ngoạn mục trong phiên giao dịch đêm qua tại thị trường New York. Từ mức đáy tới mức đỉnh của phiên, giá vàng đã tăng hơn 70 USD/oz.
Lúc đóng cửa, giá vàng giao ngay tại Mỹ tăng 44,3 USD/oz so với chốt phiên liền trước, tương đương mức tăng gần 3,8%, dừng ở 1.213,8 USD/oz.
Trong phiên giao dịch, có lúc giá vàng giảm còn 1.150 USD/oz, có lúc tăng lên mức 1.223 USD/oz, tương đương mức tăng 6,5% từ đáy đến đỉnh.
Hãng tin Reuters cho biết, đây là phiên tăng giá mạnh nhất của vàng kể từ tháng 9/2013. Nhờ phiên tăng này, giá vàng được đẩy lên mức cao nhất trong 1 tháng.
Sáng qua, giá vàng sụt giảm chóng mặt, có lúc mất 50 USD/oz, sau khi cuộc trưng cầu dân ý của Thụy Sỹ quyết định rằng Ngân hàng Trung ương nước này (SNB) không được tăng nắm giữ vàng trong dự trữ ngoại hối. Tuy nhiên, trong phiên đêm qua tại New York, giá vàng tăng vọt nhờ giá dầu thô hồi phục, lực mua kỹ thuật và khả năng Ấn Độ sắp tăng nhập khẩu vàng.
Cũng với một cú “nhảy vọt” tương tự vàng, giá bạc có lúc tăng gần 9% trong phiên đêm qua. Chốt phiên, giá bạc tăng 6,9%, chốt ở 16,76 USD/oz.
“Thị trường đã rơi vào trạng thái bán quá nhiều vào cuối tuần trước”, chuyên gia phân tích kim loại quý James Steel thuộc công ty HSBC Securities nhận xét. Ông Steel cho rằng, hoạt động mua vào đóng trạng thái của giới đầu tư bán khống là động lực chính đẩy giá vàng và giá bạc tăng vọt trong phiên này.
Ngoài ra, giá vàng còn nhận được sự hỗ trợ từ thị trường vàng vật chất và tín hiệu khả quan từ Ấn Độ, quốc gia tiêu thụ vàng lớn thứ nhì thế giới. Hôm thứ Sáu tuần trước, Ấn Độ đã nới hạn chế nhập khẩu vàng.
Tại Trung Quốc, nước tiêu thụ vàng lớn nhất, giá vàng nội địa đang giữ mức chênh 1-2 USD/oz so với giá quốc tế, phản ánh nhu cầu mua gia tăng của người dân.
Phiên hôm qua, giá dầu thô thế giới có thời điểm tăng 5%, thoát mức đáy của 5 năm thiết lập trước đó. Đây cũng là phiên tăng giá mạnh nhất của dầu thô kể từ năm 2012.
Lúc đóng cửa tại thị trường London, giá dầu thô Brent tăng 2,39 USD/thùng, chốt ở 72,54 USD/thùng. Mức tăng 3% khi đóng cửa là mức tăng mạnh nhất của giá dầu Brent kể từ tháng 10/2012.
Tại thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ chốt phiên với mức tăng 2,85 USD/thùng, đạt 69 USD/thùng. Trong phiên, có lúc giá dầu rớt xuống mức đáy của 5 năm ở 63,72 USD/thùng. Thành quả tăng 4% đánh dấu phiên tăng mạnh nhất của giá dầu ngọt nhẹ kể từ tháng 8/2012.
Tương tự như giá vàng, giá dầu thô phiên này được hỗ trợ bởi đồng USD giảm giá. Bên cạnh đó, do các nhà đầu tư đã bán mạnh dầu trong tuần trước, nên phiên phục hồi này cũng được xem như là một kết quả tự nhiên.
Ngoài ra, nhu cầu mua vàng phòng ngừa rủi ro của giới đầu tư cũng gia tăng khi Trung Quốc và châu Âu công bố một số dữ liệu kinh tế kém khả quan và thị trường toàn cầu đi xuống. Chưa kể, việc hãng đánh giá tín nhiệm Moody’s giảm điểm tín nhiệm của Nhật cũng kích thích nhu cầu vàng.
Lúc đóng cửa, giá vàng giao ngay tại Mỹ tăng 44,3 USD/oz so với chốt phiên liền trước, tương đương mức tăng gần 3,8%, dừng ở 1.213,8 USD/oz.
Trong phiên giao dịch, có lúc giá vàng giảm còn 1.150 USD/oz, có lúc tăng lên mức 1.223 USD/oz, tương đương mức tăng 6,5% từ đáy đến đỉnh.
Hãng tin Reuters cho biết, đây là phiên tăng giá mạnh nhất của vàng kể từ tháng 9/2013. Nhờ phiên tăng này, giá vàng được đẩy lên mức cao nhất trong 1 tháng.
Sáng qua, giá vàng sụt giảm chóng mặt, có lúc mất 50 USD/oz, sau khi cuộc trưng cầu dân ý của Thụy Sỹ quyết định rằng Ngân hàng Trung ương nước này (SNB) không được tăng nắm giữ vàng trong dự trữ ngoại hối. Tuy nhiên, trong phiên đêm qua tại New York, giá vàng tăng vọt nhờ giá dầu thô hồi phục, lực mua kỹ thuật và khả năng Ấn Độ sắp tăng nhập khẩu vàng.
Cũng với một cú “nhảy vọt” tương tự vàng, giá bạc có lúc tăng gần 9% trong phiên đêm qua. Chốt phiên, giá bạc tăng 6,9%, chốt ở 16,76 USD/oz.
“Thị trường đã rơi vào trạng thái bán quá nhiều vào cuối tuần trước”, chuyên gia phân tích kim loại quý James Steel thuộc công ty HSBC Securities nhận xét. Ông Steel cho rằng, hoạt động mua vào đóng trạng thái của giới đầu tư bán khống là động lực chính đẩy giá vàng và giá bạc tăng vọt trong phiên này.
Ngoài ra, giá vàng còn nhận được sự hỗ trợ từ thị trường vàng vật chất và tín hiệu khả quan từ Ấn Độ, quốc gia tiêu thụ vàng lớn thứ nhì thế giới. Hôm thứ Sáu tuần trước, Ấn Độ đã nới hạn chế nhập khẩu vàng.
Tại Trung Quốc, nước tiêu thụ vàng lớn nhất, giá vàng nội địa đang giữ mức chênh 1-2 USD/oz so với giá quốc tế, phản ánh nhu cầu mua gia tăng của người dân.
Phiên hôm qua, giá dầu thô thế giới có thời điểm tăng 5%, thoát mức đáy của 5 năm thiết lập trước đó. Đây cũng là phiên tăng giá mạnh nhất của dầu thô kể từ năm 2012.
Lúc đóng cửa tại thị trường London, giá dầu thô Brent tăng 2,39 USD/thùng, chốt ở 72,54 USD/thùng. Mức tăng 3% khi đóng cửa là mức tăng mạnh nhất của giá dầu Brent kể từ tháng 10/2012.
Tại thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ chốt phiên với mức tăng 2,85 USD/thùng, đạt 69 USD/thùng. Trong phiên, có lúc giá dầu rớt xuống mức đáy của 5 năm ở 63,72 USD/thùng. Thành quả tăng 4% đánh dấu phiên tăng mạnh nhất của giá dầu ngọt nhẹ kể từ tháng 8/2012.
Tương tự như giá vàng, giá dầu thô phiên này được hỗ trợ bởi đồng USD giảm giá. Bên cạnh đó, do các nhà đầu tư đã bán mạnh dầu trong tuần trước, nên phiên phục hồi này cũng được xem như là một kết quả tự nhiên.
Ngoài ra, nhu cầu mua vàng phòng ngừa rủi ro của giới đầu tư cũng gia tăng khi Trung Quốc và châu Âu công bố một số dữ liệu kinh tế kém khả quan và thị trường toàn cầu đi xuống. Chưa kể, việc hãng đánh giá tín nhiệm Moody’s giảm điểm tín nhiệm của Nhật cũng kích thích nhu cầu vàng.