“Cửa giảm lãi suất sẽ sáng, nhưng không phải tất cả”
Có thêm những chuyển động chính sách để lãi suất cho vay giảm thực chất và mở rộng hơn
Tại nghị quyết về phiên họp thường kỳ tháng 4/2016 vừa ban hành, Chính phủ chính thức nêu cụ thể yêu cầu giảm lãi suất cho vay đối với nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước.
Trước đó, ngày 29/4, tại hội nghị với doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã cùng nhấn mạnh mục tiêu tiếp tục giảm lãi suất cho vay.
Ngay sau hội nghị trên, nhiều ngân hàng thương mại công bố chính sách giảm lãi suất.
Dù vậy, với diễn biến trên thị trường từ cuối 2015 đến nay, thực tế và triển vọng giảm được lãi suất cho vay đứng trước nhiều thử thách và cả hoài nghi.
Nhưng theo góc nhìn của TS. Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch Thường trực Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), “cửa” để thực hiện chủ trương trên của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước sẽ sáng lên.
Để giảm “một cách tự nhiên”
Có điểm gì đó không được tự nhiên lắm trong đợt giảm lãi suất cho vay của các ngân hàng sau hội nghị ngày 29/4, như là sự hưởng ứng hiệu triệu của Thủ tướng và Thống đốc hơn là từ thực tế. LienVietPostBank có tham gia, vậy ông nói gì về điểm này?
Đúng vậy! Việc tăng, giảm lãi suất huy động và cho vay đối với nền kinh tế không phải muốn là được, không thể làm theo phong trào mà phải dựa trên cơ sở khoa học, quy luật cung cầu, chỉ số lạm phát và tín hiệu của thị trường.
Bên cạnh đó, muốn hỗ trợ doanh nghiệp, giảm lãi suất không phải là cây đũa thần, mà cần có sự đồng bộ bằng cả gói giải pháp đủ mạnh liên quan đến cả cơ chế và sự vận hành của các cấp, các ngành liên quan, và không thể thiếu sự tự khẳng định mình của mỗi doanh nghiệp.
Nhưng theo tôi, lời hiệu triệu của Thủ tướng là sự khởi đầu của một thông điệp, mục tiêu và nếu có sự quyết tâm đồng bộ sẽ làm được. Bản thân các ngân hàng, cơ sở đầu tiên là cân đối lại chặt chẽ các nguồn vốn, chọn lọc khách hàng tốt và tiết giảm chi phí hoạt động.
Còn để lãi suất cho vay giảm “một cách tự nhiên”, mở rộng hơn nữa thì cần có thêm những chuyển động chính sách.
Những chuyển động đó là gì, theo ông?
Một số người vẫn nói, để giảm tiếp lãi suất cho vay, dư địa của chính sách đã cạn, thậm chí cạn kiệt. Nhưng theo tôi thì dư địa do chính sách tạo ra.
Chính sách tiền tệ đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, nhưng sự chuyển động, linh hoạt và uyển chuyển của chinh sách tiền tệ không phải là tất cả, mà phải có thêm sự chuyển động tích cực của chính sách thuế, cải cách hành chính, thu hút vốn nước ngoài, kích thích sản xuất kinh doanh, cân bằng cung cầu... thì sẽ tạo ra dư địa mới, không chỉ cho hệ thống ngân hàng mà có tác dụng cho sức khỏe doanh nghiệp.
Có nhiều hướng chuyển động trong tổng thể các chính sách như vậy để hướng vào mục tiêu giảm lãi suất. Riêng ngân hàng, tôi thấy Ngân hàng Nhà nước đã chuẩn bị cả rồi, cũng định hướng cả rồi và chúng ta chờ ráp lại với nhau thôi.
Ông có thể nói cụ thể hơn không?
Nếu nhìn từ trong năm 2015, một số chính sách cơ bản đã có hướng điều chỉnh. Ví dụ như cơ chế dự trữ bắt buộc có thể sẽ linh hoạt hơn, tạo điều kiện để ngân hàng giảm thiểu chi phí hoạt động, cung thêm vốn ra thị trường. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc hiện nay vẫn là từ thời lạm phát cao, nay thời lạm phát thấp thì có thể linh hoạt hơn.
Hay việc giãn kỳ hạn trích lập dự phòng trái phiếu VAMC cho một số ngân hàng cũng là một hướng gián tiếp tạo điều kiện. Mà ngay ở kênh trái phiếu VAMC, Ngân hàng Nhà nước có thể thực hiện tái cấp vốn khi cần thiết để cân đối thanh khoản hệ thống.
Nhưng cơ bản vẫn là việc linh hoạt các lãi suất điều hành, điều tiết vốn trên thị trường qua các kênh nghiệp vụ… Những cái này nằm trong tay Ngân hàng Nhà nước.
Đáng chú ý nữa là gần đây Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước có thêm một số tín hiệu, định hướng chuyển động mới trong tổng thể các chính sách cùng hướng tới mục tiêu giảm lãi suất.
Những tín hiệu này nằm ở kênh tín dụng ngoại tệ và việc sửa đổi Thông tư 36.
Chia lửa nhu cầu vốn
Cuối quý 1 vừa qua, lãi suất huy động tăng lên, một trong những nguyên nhân được cho là do các ngân hàng chuẩn bị cho yêu cầu sửa Thông tư 36. Vậy điểm liên quan mà ông nói tới là gì?
Đúng là vừa qua lãi suất huy động có tăng, một phần do các ngân hàng muốn đẩy mạnh huy động vốn để chủ động hơn trong đáp ứng giới hạn mới dự kiến sửa trong Thông tư 36, giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ 60% xuống 40%.
Tuy nhiên, tôi nghĩ mỗi chính sách lớn, có ảnh hưởng lớn thì nhà điều hành sẽ không phanh gấp, hoặc thay đổi đột ngột. Chẳng hạn tỷ lệ sử dụng vốn huy động ngắn hạn cho vay trung dài hạn nên giảm từng bước có lộ trình, không nên gây sốc từ 60% xuống ngay 40%, mà sẽ có lộ trình và khoảng thời gian đủ để hệ thống và thị trường thích nghi, xác định điểm rơi phù hợp...
Nếu có lộ trình phù hợp và giãn các bước hạ giới hạn thấp dần đi thì cũng đã bớt một phần cản trở đối với việc thực hiện mục tiêu hạ lãi suất.
Còn với tín hiệu từ cơ chế tín dụng ngoại tệ mà ông nói ở trên?
Hiện Chính phủ đang xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có đề cập đến khả năng mở lại tín dụng ngoại tệ.
Trong tình huống mở lại, tôi nghĩ Ngân hàng Nhà nước hẳn sẽ xem xét để hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu như trước đây, nhất là các mặt hàng nông sản đang gặp khó khăn.
Như thế thì một phần vốn tín dụng bằng ngoại tệ được bơm trở lại, thêm cung. Thứ hai, lãi suất cho vay ngoại tệ thấp hơn cũng có thể xem là một cách giảm chi phí cho doanh nghiệp. Và nữa là từ đó cũng để chia lửa nhu cầu phải dồn vay VND.
Thế nhưng, quan ngại mà một số chuyên gia đặt ra là giảm lãi suất lại lo biến động tỷ giá và lạm phát cao có nguy cơ trở lại, thưa ông?
Như tôi nói ở trên, các nguy cơ trên hoàn toàn có thể xẩy ra, nếu như không có gói chính sách đồng bộ, chưa kể sự biến động tiêu cực của kinh tế thế giới ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế Việt Nam và sức khoẻ của các doanh nghiêp...
Nhưng ta thấy là Ngân hàng Nhà nước đã có sự chủ động. Như với tỷ giá, cơ chế mới mà vẫn gọi là cơ chế tỷ giá trung tâm, đã là một sự linh hoạt, chủ động với các biến động hơn rất nhiều so với các “cam kết cứng” trước đây. Nó cũng là bộ đệm để thị trường trong nước bớt sốc nảy quá mạnh trước các biến động bên ngoài, như từng thể hiện hồi tháng 8/2015.
Liên quan đến tỷ giá, theo tôi biết thì từ đầu năm đến nay, chính sự ổn định cùng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đã kích thích dòng chảy bán ra ngoại tệ rất lớn từ dân cư. Có thể ước tính cỡ khoảng 7-8 tỷ USD. Tương đối thì có khoảng 150.000 tỷ đồng bơm ra theo đó, cũng chính là yếu tố giúp ổn định lãi suất VND.
Còn với lạm phát, dù đã thận trọng hơn so với những năm vừa rồi, nhưng các dự báo cho thấy khả năng kiểm soát dưới 5% năm nay là khả thi. Và tôi cho rằng, giảm lãi suất là yêu cầu, mục tiêu, nhưng Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ tính toán thận trọng chứ không đánh đổi bằng mọi giá.
Bởi lẽ, phải thận trọng nếu giảm lãi suất huy động quá mức thì người gửi tiền sẽ rút tiết kiệm đầu tư sang kênh khác, dẫn dến các ngân hàng có thể thiếu nguồn vốn lại tạo sóng tăng lãi suất…
Dù có những cơ sở và chuyển động chính sách dự kiến để giảm lãi suất, nhưng trở ngại lớn vẫn là nợ xấu cùng chi phí trích lập dự phòng rủi ro của hệ thống. Ông nói gì về trở ngại này?
Mô hình và kết quả xử lý nợ xấu thời gian qua, bước đầu đã đạt được thành quả đáng khích lệ, góp phần xử lý “cục máu đông” khơi dòng cho sản xuất kinh doanh phát triển. Nhưng đó chỉ là bước đầu, cần tiếp tục có cơ chế thông thoáng cho VAMC nếu không sẽ xảy ra tình trạng “cục máu đông” từ chỗ này dồn sang gây tác nghẽn chỗ khác.
Nhìn lại các quá trình, nợ xấu đã qua các bước nhận diện - khoanh vùng - hạn chế rủi ro và ảnh hưởng xấu, và bước đầu đã được xử lý đáng kể. Bên cạnh việc bán lại cho VAMC thì thực tế cả hệ thống đã tự xử lý được lượng lớn, cả thu hồi và sử dụng nguồn lực dự phòng.
Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng đề án xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 đi vào thực chất hơn nữa. Cùng với việc các ngân hàng tích lũy chi phí dự phòng, thì cơ chế xử lý nợ VAMC phải được hoàn thiện hơn để thị trường hơn.
Một kết quả khác đi cùng với quá trình xử lý nợ xấu là an toàn hệ thống đã cải thiện hơn trước.
Và như tôi nói ở trên, cùng với yêu cầu và kết quả xử lý nợ xấu thực chất hơn, thì căn bản vẫn là bằng các công cụ điều hành, linh hoạt phối hợp các chính sách tổng thể, không chỉ với Ngân hàng Nhà nước, mà phải có cả gói chính sách đồng bộ của Chính phủ, các cấp các ngành thì cửa giảm lãi suất cho vay sẽ sáng lên, mà quan trọng hơn là sức khoẻ của doanh nghiệp và nền kinh tế mới sáng lên.
Trước đó, ngày 29/4, tại hội nghị với doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã cùng nhấn mạnh mục tiêu tiếp tục giảm lãi suất cho vay.
Ngay sau hội nghị trên, nhiều ngân hàng thương mại công bố chính sách giảm lãi suất.
Dù vậy, với diễn biến trên thị trường từ cuối 2015 đến nay, thực tế và triển vọng giảm được lãi suất cho vay đứng trước nhiều thử thách và cả hoài nghi.
Nhưng theo góc nhìn của TS. Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch Thường trực Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), “cửa” để thực hiện chủ trương trên của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước sẽ sáng lên.
Để giảm “một cách tự nhiên”
Có điểm gì đó không được tự nhiên lắm trong đợt giảm lãi suất cho vay của các ngân hàng sau hội nghị ngày 29/4, như là sự hưởng ứng hiệu triệu của Thủ tướng và Thống đốc hơn là từ thực tế. LienVietPostBank có tham gia, vậy ông nói gì về điểm này?
Đúng vậy! Việc tăng, giảm lãi suất huy động và cho vay đối với nền kinh tế không phải muốn là được, không thể làm theo phong trào mà phải dựa trên cơ sở khoa học, quy luật cung cầu, chỉ số lạm phát và tín hiệu của thị trường.
Bên cạnh đó, muốn hỗ trợ doanh nghiệp, giảm lãi suất không phải là cây đũa thần, mà cần có sự đồng bộ bằng cả gói giải pháp đủ mạnh liên quan đến cả cơ chế và sự vận hành của các cấp, các ngành liên quan, và không thể thiếu sự tự khẳng định mình của mỗi doanh nghiệp.
Nhưng theo tôi, lời hiệu triệu của Thủ tướng là sự khởi đầu của một thông điệp, mục tiêu và nếu có sự quyết tâm đồng bộ sẽ làm được. Bản thân các ngân hàng, cơ sở đầu tiên là cân đối lại chặt chẽ các nguồn vốn, chọn lọc khách hàng tốt và tiết giảm chi phí hoạt động.
Còn để lãi suất cho vay giảm “một cách tự nhiên”, mở rộng hơn nữa thì cần có thêm những chuyển động chính sách.
Những chuyển động đó là gì, theo ông?
Một số người vẫn nói, để giảm tiếp lãi suất cho vay, dư địa của chính sách đã cạn, thậm chí cạn kiệt. Nhưng theo tôi thì dư địa do chính sách tạo ra.
Chính sách tiền tệ đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, nhưng sự chuyển động, linh hoạt và uyển chuyển của chinh sách tiền tệ không phải là tất cả, mà phải có thêm sự chuyển động tích cực của chính sách thuế, cải cách hành chính, thu hút vốn nước ngoài, kích thích sản xuất kinh doanh, cân bằng cung cầu... thì sẽ tạo ra dư địa mới, không chỉ cho hệ thống ngân hàng mà có tác dụng cho sức khỏe doanh nghiệp.
Có nhiều hướng chuyển động trong tổng thể các chính sách như vậy để hướng vào mục tiêu giảm lãi suất. Riêng ngân hàng, tôi thấy Ngân hàng Nhà nước đã chuẩn bị cả rồi, cũng định hướng cả rồi và chúng ta chờ ráp lại với nhau thôi.
Ông có thể nói cụ thể hơn không?
Nếu nhìn từ trong năm 2015, một số chính sách cơ bản đã có hướng điều chỉnh. Ví dụ như cơ chế dự trữ bắt buộc có thể sẽ linh hoạt hơn, tạo điều kiện để ngân hàng giảm thiểu chi phí hoạt động, cung thêm vốn ra thị trường. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc hiện nay vẫn là từ thời lạm phát cao, nay thời lạm phát thấp thì có thể linh hoạt hơn.
Hay việc giãn kỳ hạn trích lập dự phòng trái phiếu VAMC cho một số ngân hàng cũng là một hướng gián tiếp tạo điều kiện. Mà ngay ở kênh trái phiếu VAMC, Ngân hàng Nhà nước có thể thực hiện tái cấp vốn khi cần thiết để cân đối thanh khoản hệ thống.
Nhưng cơ bản vẫn là việc linh hoạt các lãi suất điều hành, điều tiết vốn trên thị trường qua các kênh nghiệp vụ… Những cái này nằm trong tay Ngân hàng Nhà nước.
Đáng chú ý nữa là gần đây Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước có thêm một số tín hiệu, định hướng chuyển động mới trong tổng thể các chính sách cùng hướng tới mục tiêu giảm lãi suất.
Những tín hiệu này nằm ở kênh tín dụng ngoại tệ và việc sửa đổi Thông tư 36.
Chia lửa nhu cầu vốn
Cuối quý 1 vừa qua, lãi suất huy động tăng lên, một trong những nguyên nhân được cho là do các ngân hàng chuẩn bị cho yêu cầu sửa Thông tư 36. Vậy điểm liên quan mà ông nói tới là gì?
Đúng là vừa qua lãi suất huy động có tăng, một phần do các ngân hàng muốn đẩy mạnh huy động vốn để chủ động hơn trong đáp ứng giới hạn mới dự kiến sửa trong Thông tư 36, giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ 60% xuống 40%.
Tuy nhiên, tôi nghĩ mỗi chính sách lớn, có ảnh hưởng lớn thì nhà điều hành sẽ không phanh gấp, hoặc thay đổi đột ngột. Chẳng hạn tỷ lệ sử dụng vốn huy động ngắn hạn cho vay trung dài hạn nên giảm từng bước có lộ trình, không nên gây sốc từ 60% xuống ngay 40%, mà sẽ có lộ trình và khoảng thời gian đủ để hệ thống và thị trường thích nghi, xác định điểm rơi phù hợp...
Nếu có lộ trình phù hợp và giãn các bước hạ giới hạn thấp dần đi thì cũng đã bớt một phần cản trở đối với việc thực hiện mục tiêu hạ lãi suất.
Còn với tín hiệu từ cơ chế tín dụng ngoại tệ mà ông nói ở trên?
Hiện Chính phủ đang xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có đề cập đến khả năng mở lại tín dụng ngoại tệ.
Trong tình huống mở lại, tôi nghĩ Ngân hàng Nhà nước hẳn sẽ xem xét để hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu như trước đây, nhất là các mặt hàng nông sản đang gặp khó khăn.
Như thế thì một phần vốn tín dụng bằng ngoại tệ được bơm trở lại, thêm cung. Thứ hai, lãi suất cho vay ngoại tệ thấp hơn cũng có thể xem là một cách giảm chi phí cho doanh nghiệp. Và nữa là từ đó cũng để chia lửa nhu cầu phải dồn vay VND.
Thế nhưng, quan ngại mà một số chuyên gia đặt ra là giảm lãi suất lại lo biến động tỷ giá và lạm phát cao có nguy cơ trở lại, thưa ông?
Như tôi nói ở trên, các nguy cơ trên hoàn toàn có thể xẩy ra, nếu như không có gói chính sách đồng bộ, chưa kể sự biến động tiêu cực của kinh tế thế giới ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế Việt Nam và sức khoẻ của các doanh nghiêp...
Nhưng ta thấy là Ngân hàng Nhà nước đã có sự chủ động. Như với tỷ giá, cơ chế mới mà vẫn gọi là cơ chế tỷ giá trung tâm, đã là một sự linh hoạt, chủ động với các biến động hơn rất nhiều so với các “cam kết cứng” trước đây. Nó cũng là bộ đệm để thị trường trong nước bớt sốc nảy quá mạnh trước các biến động bên ngoài, như từng thể hiện hồi tháng 8/2015.
Liên quan đến tỷ giá, theo tôi biết thì từ đầu năm đến nay, chính sự ổn định cùng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đã kích thích dòng chảy bán ra ngoại tệ rất lớn từ dân cư. Có thể ước tính cỡ khoảng 7-8 tỷ USD. Tương đối thì có khoảng 150.000 tỷ đồng bơm ra theo đó, cũng chính là yếu tố giúp ổn định lãi suất VND.
Còn với lạm phát, dù đã thận trọng hơn so với những năm vừa rồi, nhưng các dự báo cho thấy khả năng kiểm soát dưới 5% năm nay là khả thi. Và tôi cho rằng, giảm lãi suất là yêu cầu, mục tiêu, nhưng Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ tính toán thận trọng chứ không đánh đổi bằng mọi giá.
Bởi lẽ, phải thận trọng nếu giảm lãi suất huy động quá mức thì người gửi tiền sẽ rút tiết kiệm đầu tư sang kênh khác, dẫn dến các ngân hàng có thể thiếu nguồn vốn lại tạo sóng tăng lãi suất…
Dù có những cơ sở và chuyển động chính sách dự kiến để giảm lãi suất, nhưng trở ngại lớn vẫn là nợ xấu cùng chi phí trích lập dự phòng rủi ro của hệ thống. Ông nói gì về trở ngại này?
Mô hình và kết quả xử lý nợ xấu thời gian qua, bước đầu đã đạt được thành quả đáng khích lệ, góp phần xử lý “cục máu đông” khơi dòng cho sản xuất kinh doanh phát triển. Nhưng đó chỉ là bước đầu, cần tiếp tục có cơ chế thông thoáng cho VAMC nếu không sẽ xảy ra tình trạng “cục máu đông” từ chỗ này dồn sang gây tác nghẽn chỗ khác.
Nhìn lại các quá trình, nợ xấu đã qua các bước nhận diện - khoanh vùng - hạn chế rủi ro và ảnh hưởng xấu, và bước đầu đã được xử lý đáng kể. Bên cạnh việc bán lại cho VAMC thì thực tế cả hệ thống đã tự xử lý được lượng lớn, cả thu hồi và sử dụng nguồn lực dự phòng.
Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng đề án xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 đi vào thực chất hơn nữa. Cùng với việc các ngân hàng tích lũy chi phí dự phòng, thì cơ chế xử lý nợ VAMC phải được hoàn thiện hơn để thị trường hơn.
Một kết quả khác đi cùng với quá trình xử lý nợ xấu là an toàn hệ thống đã cải thiện hơn trước.
Và như tôi nói ở trên, cùng với yêu cầu và kết quả xử lý nợ xấu thực chất hơn, thì căn bản vẫn là bằng các công cụ điều hành, linh hoạt phối hợp các chính sách tổng thể, không chỉ với Ngân hàng Nhà nước, mà phải có cả gói chính sách đồng bộ của Chính phủ, các cấp các ngành thì cửa giảm lãi suất cho vay sẽ sáng lên, mà quan trọng hơn là sức khoẻ của doanh nghiệp và nền kinh tế mới sáng lên.