“Cửa” mở rộng hơn cho hàng Việt vào Nhật
Việc ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) vào ngày 25/12 vừa qua được nhiều doanh nghiệp đón đợi
Việc ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) vào ngày 25/12 vừa qua được nhiều doanh nghiệp đón đợi.
Bởi, hiệp định này có thể sẽ mở thêm cơ hội cho hàng Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản ngay trong năm 2009, một năm được cho là có nhiều khó khăn và thách thức cho hoạt động xuất khẩu.
Với VJEPA, trong vòng 10 năm tới, Việt Nam và Nhật Bản sẽ sơ bộ hoàn tất lộ trình giảm thuế để xây dựng một khu vực thương mại tự do song phương hoàn chỉnh với 94,53% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và 87,66% kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sẽ được miễn thuế nhập khẩu (tính theo số liệu từ năm 2006).
Hiện Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, sau Hoa Kỳ. Hơn nữa, theo lộ trình cắt giảm thuế, các mặt hàng xuất khẩu có thể mạnh của Việt Nam như thủy sản, nông sản, dệt may... sẽ có mức cam kết tự do hóa mạnh nhất.
Triển vọng từ việc ký kết hiệp định được nhìn nhận từ con số tăng trưởng thương mại hai chiều giữa hai nước trong những năm gần đây. Năm 2002, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Nhật Bản mới đạt 4,9 tỷ USD, thì tới năm 2007 tăng lên 12,2 tỷ USD, tức là gấp 2,5 lần.
Cán cân thương mại giữa hai nước tương đối cân bằng. Giai đoạn 2000 đến 2004, Việt Nam nhập siêu khoảng trên 50 triệu USD/năm. Đến năm 2005-2006 Việt Nam xuất siêu trên 300 triệu USD/năm và đến năm 2007, nhập siêu khoảng 108 triệu USD, do nhập khẩu máy móc thiết bị gia tăng theo xu hướng tăng tốc đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam.
Trong 7 tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước đã đạt xấp xỉ 10 tỷ USD, tăng 59,8% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, Việt Nam xuất siêu trên 180 triệu USD.
Dự kiến trong năm nay, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Nhật bản sẽ vượt mục tiêu 15 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu vào năm 2010 mà hai nước đặt ra trước đó.
Mặc dù Nhật Bản là quốc gia nhập khẩu đứng thứ hai của Việt Nam, nhưng đây vẫn là thị trường còn nhiều tiềm năng, bởi vì hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản mới đạt xấp xỉ 1% tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản (số liệu năm 2007).
Nhìn nhận VJEPA là cơ hội cho tăng trưởng thương mại, cả hai phía đều thể hiện quyết tâm sớm hoàn tất các thủ tục phê chuẩn trong nước để hiệp định có hiệu lực ngay trong nửa đầu năm 2009, kịp thời đem lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp và người dân hai nước.
* VJEPA là một thoả thuận song phương mang tính toàn diện bao gồm các lĩnh vực như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, di chuyển lao động, hợp tác về tiêu chuẩn kỹ thuật...
Ngoài các mức cắt giảm thuế quan, Nhật Bản cam kết dành cho Việt Nam một khoản vay ODA lãi suất thấp để mỗi năm đào tạo 200-300 y tá tại Nhật Bản, hỗ trợ Việt nam phát triển ngành công nghiệp phụ trợ...
Bởi, hiệp định này có thể sẽ mở thêm cơ hội cho hàng Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản ngay trong năm 2009, một năm được cho là có nhiều khó khăn và thách thức cho hoạt động xuất khẩu.
Với VJEPA, trong vòng 10 năm tới, Việt Nam và Nhật Bản sẽ sơ bộ hoàn tất lộ trình giảm thuế để xây dựng một khu vực thương mại tự do song phương hoàn chỉnh với 94,53% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và 87,66% kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sẽ được miễn thuế nhập khẩu (tính theo số liệu từ năm 2006).
Hiện Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, sau Hoa Kỳ. Hơn nữa, theo lộ trình cắt giảm thuế, các mặt hàng xuất khẩu có thể mạnh của Việt Nam như thủy sản, nông sản, dệt may... sẽ có mức cam kết tự do hóa mạnh nhất.
Triển vọng từ việc ký kết hiệp định được nhìn nhận từ con số tăng trưởng thương mại hai chiều giữa hai nước trong những năm gần đây. Năm 2002, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Nhật Bản mới đạt 4,9 tỷ USD, thì tới năm 2007 tăng lên 12,2 tỷ USD, tức là gấp 2,5 lần.
Cán cân thương mại giữa hai nước tương đối cân bằng. Giai đoạn 2000 đến 2004, Việt Nam nhập siêu khoảng trên 50 triệu USD/năm. Đến năm 2005-2006 Việt Nam xuất siêu trên 300 triệu USD/năm và đến năm 2007, nhập siêu khoảng 108 triệu USD, do nhập khẩu máy móc thiết bị gia tăng theo xu hướng tăng tốc đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam.
Trong 7 tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước đã đạt xấp xỉ 10 tỷ USD, tăng 59,8% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, Việt Nam xuất siêu trên 180 triệu USD.
Dự kiến trong năm nay, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Nhật bản sẽ vượt mục tiêu 15 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu vào năm 2010 mà hai nước đặt ra trước đó.
Mặc dù Nhật Bản là quốc gia nhập khẩu đứng thứ hai của Việt Nam, nhưng đây vẫn là thị trường còn nhiều tiềm năng, bởi vì hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản mới đạt xấp xỉ 1% tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản (số liệu năm 2007).
Nhìn nhận VJEPA là cơ hội cho tăng trưởng thương mại, cả hai phía đều thể hiện quyết tâm sớm hoàn tất các thủ tục phê chuẩn trong nước để hiệp định có hiệu lực ngay trong nửa đầu năm 2009, kịp thời đem lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp và người dân hai nước.
* VJEPA là một thoả thuận song phương mang tính toàn diện bao gồm các lĩnh vực như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, di chuyển lao động, hợp tác về tiêu chuẩn kỹ thuật...
Ngoài các mức cắt giảm thuế quan, Nhật Bản cam kết dành cho Việt Nam một khoản vay ODA lãi suất thấp để mỗi năm đào tạo 200-300 y tá tại Nhật Bản, hỗ trợ Việt nam phát triển ngành công nghiệp phụ trợ...