Cuba đang “thay da đổi thịt” như thế nào?
Cuba giống như một kho báu mới được khai phá, và rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang chờ đợi để kiếm phần
Ở một đất nước mà hiện tại mạng Internet vẫn bị cấm tại nhà riêng và một tiếng kiểm tra e-mail tại cửa hàng Internet có giá ngang với một tuần lương, thì việc xuất hiện một số điểm phát wi-fi giống như một cuộc cách mạng, theo tờ The Guardian.
Công nghệ và công cộng
Bài báo trên The Guardian mô tả, tại khu vực quanh công viên trung tâm thủ đô La Habana của Cuba, những con phố nhộn nhịn với hàng dài người xếp hàng chờ mua bánh ngọt và những chiếc ôtô cũ kỹ đi qua đi lại. Tất cả những băng ghế, bờ tường, xung quanh thùng rác và khóm cây đều chật ních người chúi mũi vào máy tính cá nhân hoặc đang dùng điện thoại thông minh. Nhiều người không ngớt chọc chọc tay vào màn hình.
Ở một góc khác, ba thế hệ trong cùng một gia đình đang tụ tập xung quanh chiếc điện thoại. Hai đứa trẻ con đánh nhau để giành cái tai nghe, một người lớn khác bế đứa con nhỏ lên vị trí có camera của điện thoại di động để người phía bên kia, những họ hàng ở Miami (Mỹ) mà họ không gặp đã nhiều năm, có thể nhìn thấy được nơi ở mới của họ.
Gần đó, hai thanh niên trẻ không ngừng lướt Facebook để kiểm tra công việc kinh doanh trên mạng của họ. Hai cô gái khác bên cạnh thì không ngừng tập nhảy theo nhạc đang phát ra từ một chiếc máy tính cá nhân.
Khung cảnh nhìn giống như một hội chợ công nghệ trên là minh chứng cho một hiện tượng mới đang nổi lên ở Cuba: các điểm phát wi-fi.
Nếu đi dọc khu mua sắm ăn uống La Rampa vào buổi đêm và nhìn ra xung quanh, có thể du khách nào đó mới đến thành phố sẽ ngỡ như mình gặp ma. Xung quanh chỉ toàn những người đứng chìm trong bóng tối và chỉ duy nhất khuôn mặt sáng lên bởi ánh đèn từ điện thoại.
Những không gian Internet mở này cũng đang tạo ra nhiều ngành nghề kinh doanh mới. Nếu như trước đây buổi tối có nhiều gã choai choai đi môi giới mại dâm thì nay xuất hiện thêm nhiều người đi bán thẻ cào Internet.
Xung quanh, ngày một nhiều các quầy hàng bán đồ ăn nhanh hay đồ uống mọc lên. Họ chính là hiện thân của những doanh nghiệp tư nhân trong tương lai, điều bị cấm hoàn toàn cách đây chỉ 5 năm. Lúc nào xung quanh khu vực wi-fi cũng đông chật người đứng hứng sóng để làm việc, xem phim Mỹ trên Youtube hay nói chuyện với bạn bè.
“Không gian công cộng đang thay đổi theo hướng tích cực hơn rất nhiều. Người Cuba vốn rất cởi mở và thích giao tiếp với nhau trên đường phố, nhưng nay biên giới các cuộc trò chuyện đã được mở rộng hơn rất nhiều, chúng ta đã có thể giao tiếp với cả thế giới cùng lúc”, ông Miguel Antonio Padrón Lotti, giáo sư về quy hoạch đô thị thuộc Viện Quản lý Quốc gia nhận xét.
Một Cuba mới
Khách du lịch đang đổ xô đến Cuba. Trên những khu phố lát đá cổ Vieja tại thủ đô, đông chật khách du lịch đi theo đoàn đi thăm quan và mua sắm.
Họ đến thăm bảo tàng, những bức tượng nổi tiếng, cửa hàng lưu niệm hay các tòa lâu đài - nơi những chiếc đồng hồ được chế tác bằng tay được bán với giá đến 12 nghìn USD.
Điều đáng chú ý là mới cách đây không lâu, tất cả những công trình trên vẫn còn đang ở trong tình trạng tồi tệ, theo The Guardian.
Nhà sử học Eusebio Leal Spengler chính là người đứng đầu những kế hoạch khôi phục La Habana. Ông đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ phía Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hiệp quốc (UNESCO) và nhiều cơ quan kiến trúc nổi tiếng khác của thế giới, vì những thành tích mà ông đã làm được trong 30 năm qua.
Đầu thập niên 1990, Spengle chính là người đã thuyết phục cựu Chủ tịch Cuba Fidel Castro thành lập công ty du lịch nhà nước Habaguanex. Công ty chịu trách nhiệm xây dựng khách sạn, nhà hàng và các cửa hàng kinh doanh. Lợi nhuận thu được từ công ty này sẽ được đầu tư ngược lại để tôn tạo các di tích của La Habana. Hơn nửa tỷ USD đã được rót vào việc tôn tạo các thị trấn cổ.
Công ty này hiện đang quản lý một “đế chế” bao gồm 20 khách sạn, 40 nhà hàng, 50 bar và tiệm cà phê ở khắp các khu vực đẹp và cao cấp nhất tại Cuba.
Thế nhưng không phải góc nào của La Habana cũng đẹp và sang trọng. Bên ngoài những khu vực được trùng tu để đón khách du lịch hay khu sang trọng dành cho một số người giàu có, đến 2/3 của thủ đô vẫn ở trong tình trạng xuống cấp. Nhiều gia đình với vài thế hệ sống chung trong căn chung cư của một tòa nhà có thể sập bất kỳ lúc nào.
Dù một nửa lợi nhuận của Habaguanex được đầu tư lại vào các dự án xã hội, bao gồm xây dựng phòng khám, trường học, thư viện và trại dưỡng lão. Thế nhưng chính những dự án xây dựng này cũng khiến cho đời sống của nhiều người dân trở nên khó khăn hơn.
Những tòa nhà cổ bị phá đi, cư dân phải chuyển ra khu vực tái định cư mới ở xa hơn, khiến cuộc sống của họ có nhiều bất tiện. Thay cho việc lái xe chỉ khoảng 10 - 15 phút đến chỗ làm thì giờ họ phải đi đến 2 tiếng. Và sẽ còn tiếp tục rất nhiều người khác phải chịu cảnh như vậy, bởi La Habana còn nhiều khu vực cũ nát.
Năm ngoái, có hơn 3 triệu khách du lịch nước ngoài đến Cuba, số lượng du khách Mỹ tăng đột biến nhờ chính sách củng cố quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Cuba mà Tổng thống Barack Obama đưa ra vào cuối năm 2014.
Một tính toán của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy trong những năm tới, Cuba có thể đón đến 10 triệu khách du lịch Mỹ mỗi năm. Với lượng khách như trên, điều kiện hạ tầng hiện tại của La Habana không đủ để đáp ứng.
Belmont Freeman, một chuyên gia ngành về kiến trúc Cuba hiện đang làm việc tại New York cũng chia sẻ quan điểm này: “Hạ tầng của La Habana quá yếu để có thể hấp thụ được lượng khách khổng lồ trên. Hạ tầng và dịch vụ không thể đáp ứng được. Hệ thống nước chưa được nâng cấp đã gần một thế kỷ, tỷ lệ thất thoát trong lưu thông lên đến 50%.”
Thời của địa ốc
Đón đầu nhu cầu, rất nhiều dự án bất động sản cao cấp đang được phát triển tại Cuba.
Phía đông khách sạn Parque Central là tòa nhà Manzana de Gomez - từng là trung tâm thương mại đầu tiên của La Habana cách đây gần một thế kỷ. Tòa nhà đã bị đóng cửa và chuẩn bị phá bỏ để lấy đất cho dự án xây dựng một khách sạn 5 sao mới vào cuối năm nay.
Cách đó không xa, khách sạn Packard chuẩn bị được mở rộng. Và chỉ trong bán kính vài trăm mét xung quanh là dự án bất động sản nghỉ dưỡng siêu sang trị giá 500 triệu USD.
Thời gian tới, khi phía Mỹ gỡ bỏ các quy định hạn chế đầu tư, chắc chắm thị trường bất động sản Cuba sẽ có sự tham gia của nhiều tập đoàn khách sạn như Marriott hay Hilton.
Rất nhiều nhà đầu tư bất động sản lớn của Mỹ đang lùng sục cơ hội ở La Habana, và theo dự báo của nhiều chuyên gia bất động sản, chắc chắn nhóm những đại gia bất động sản trên sẽ gây sức ép khiến Chính phủ Mỹ phải gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận trong tương lai gần.
Sự chú ý của nhà đầu tư đang dồn vào vịnh Habana, nơi từng là một khu vực phồn hoa. Một khu cảng mới đã được xây dựng ở phía Tây La Habana với tổng vốn đầu tư lên đến 900 triệu USD. Chính phủ Cuba sẽ làm gì với khu cảng cũ? Đó là câu hỏi mà rất nhiều nhà đầu tư chờ đợi. Dự án xây dựng lại khu cảng cũ vốn nằm ở một vị trí chiến lược được coi như quan trọng nhất tại Cuba trong thế kỷ 21.
Một dự án quan trọng như vậy, nhưng cho đến nay rất ít thông tin được lọt ra ngoài. Và thực ra điều đó cũng là bình thường ở Cuba. Ở Cuba, người ta thường chỉ biết đến một điều gì đó khi nó thực sự xảy ra chứ chẳng mấy ai có thể dự đoán hay biết trước được thông tin.
Đã có nhiều đề xuất về việc biến khu cảng thành trung tâm văn hóa giải trí. Nhà máy điện Tallapiedra có thể trở thành triển lãm mỹ thuật, nhà máy lọc dầu Nico Lopez bị phá bỏ đi và một thành phố khoa học công nghệ mới sẽ được xây dựng, ngoài ra là những dự án xây dựng trung tâm giao thông từ nhà ga xe lửa cũ hay trung tâm mua sắm mới cũng từ khu vực này.
Tương lai của các dự án trên ở thời kỳ hậu cấm vận như thế nào rất khó đoán trước bởi xét đến lịch sử sở hữu đất đai rất phức tạp tại Cuba. Cho đến nay chưa có thông tin nào chính thức về vấn đề đền bù để lấy đất được đưa ra.
Tuy nhiên những sự bế tắc trên, theo một số chuyên gia bất động sản khác, lại có thể giúp cho Cuba tránh được sự phát triển ồ ạt thiếu quy hoạch.
Ở các khu vực khác của thủ đô, người ta nhìn thấy san sát những tấm biển của các dự án hạ tầng đang được xây dựng. Mới đây, luật bất động sản đã được thay đổi, cho phép người dân Cuba mua bán nhà đất lần đầu tiên sau nhiều năm. Mỹ và Cuba đồng thời cũng nới lỏng quy định về số tiền mà người Mỹ gốc Cuba được phép gửi về nước. Những gia đình nhận được kiều hối thường xây nhà cho thuê hoặc bán lại cho người khác.
Các công ty bất động sản tại Cuba hiện đang gặp nhiều khó khăn với vấn đề nguyên vật liệu. Gần như chưa có vật liệu xây dựng nào được sản xuất tại Cuba, kể cả kính. Chính vì vậy đến từng cái cửa sổ cũng phải nhập khẩu và buộc phải tuân theo hạn ngạch rất chặt chẽ. Mỗi người chỉ được phép nhập 4 chiếc cửa sổ và 2 cái cửa lớn, như vậy nếu muốn xây căn nhà to một chút, người ta sẽ phải huy động cả anh em họ hàng mới nhập được số cửa cần thiết.
Dù vậy, khó khăn không ngăn được sự phát triển bùng nổ của các dự án bất động sản. Có rất nhiều căn hộ áp mái đã được chào giá lên đến 2 triệu USD với đầy đủ các nội thất sang trọng.
Hàng ngày, ở phố Paseo del Prado, con phố phân định giữa khu vực thủ đô cũ và thủ đô mới là hàng trăm người đeo trên cổ những quảng cáo viết tay về những căn hộ đang được chào bán và họ ngày một đông hơn. Tương lai phát triển bùng nổ của La Habana, có lẽ là điều không cần phải bàn cãi nữa.
Công nghệ và công cộng
Bài báo trên The Guardian mô tả, tại khu vực quanh công viên trung tâm thủ đô La Habana của Cuba, những con phố nhộn nhịn với hàng dài người xếp hàng chờ mua bánh ngọt và những chiếc ôtô cũ kỹ đi qua đi lại. Tất cả những băng ghế, bờ tường, xung quanh thùng rác và khóm cây đều chật ních người chúi mũi vào máy tính cá nhân hoặc đang dùng điện thoại thông minh. Nhiều người không ngớt chọc chọc tay vào màn hình.
Ở một góc khác, ba thế hệ trong cùng một gia đình đang tụ tập xung quanh chiếc điện thoại. Hai đứa trẻ con đánh nhau để giành cái tai nghe, một người lớn khác bế đứa con nhỏ lên vị trí có camera của điện thoại di động để người phía bên kia, những họ hàng ở Miami (Mỹ) mà họ không gặp đã nhiều năm, có thể nhìn thấy được nơi ở mới của họ.
Gần đó, hai thanh niên trẻ không ngừng lướt Facebook để kiểm tra công việc kinh doanh trên mạng của họ. Hai cô gái khác bên cạnh thì không ngừng tập nhảy theo nhạc đang phát ra từ một chiếc máy tính cá nhân.
Khung cảnh nhìn giống như một hội chợ công nghệ trên là minh chứng cho một hiện tượng mới đang nổi lên ở Cuba: các điểm phát wi-fi.
Nếu đi dọc khu mua sắm ăn uống La Rampa vào buổi đêm và nhìn ra xung quanh, có thể du khách nào đó mới đến thành phố sẽ ngỡ như mình gặp ma. Xung quanh chỉ toàn những người đứng chìm trong bóng tối và chỉ duy nhất khuôn mặt sáng lên bởi ánh đèn từ điện thoại.
Những không gian Internet mở này cũng đang tạo ra nhiều ngành nghề kinh doanh mới. Nếu như trước đây buổi tối có nhiều gã choai choai đi môi giới mại dâm thì nay xuất hiện thêm nhiều người đi bán thẻ cào Internet.
Xung quanh, ngày một nhiều các quầy hàng bán đồ ăn nhanh hay đồ uống mọc lên. Họ chính là hiện thân của những doanh nghiệp tư nhân trong tương lai, điều bị cấm hoàn toàn cách đây chỉ 5 năm. Lúc nào xung quanh khu vực wi-fi cũng đông chật người đứng hứng sóng để làm việc, xem phim Mỹ trên Youtube hay nói chuyện với bạn bè.
“Không gian công cộng đang thay đổi theo hướng tích cực hơn rất nhiều. Người Cuba vốn rất cởi mở và thích giao tiếp với nhau trên đường phố, nhưng nay biên giới các cuộc trò chuyện đã được mở rộng hơn rất nhiều, chúng ta đã có thể giao tiếp với cả thế giới cùng lúc”, ông Miguel Antonio Padrón Lotti, giáo sư về quy hoạch đô thị thuộc Viện Quản lý Quốc gia nhận xét.
Một Cuba mới
Khách du lịch đang đổ xô đến Cuba. Trên những khu phố lát đá cổ Vieja tại thủ đô, đông chật khách du lịch đi theo đoàn đi thăm quan và mua sắm.
Họ đến thăm bảo tàng, những bức tượng nổi tiếng, cửa hàng lưu niệm hay các tòa lâu đài - nơi những chiếc đồng hồ được chế tác bằng tay được bán với giá đến 12 nghìn USD.
Điều đáng chú ý là mới cách đây không lâu, tất cả những công trình trên vẫn còn đang ở trong tình trạng tồi tệ, theo The Guardian.
Nhà sử học Eusebio Leal Spengler chính là người đứng đầu những kế hoạch khôi phục La Habana. Ông đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ phía Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hiệp quốc (UNESCO) và nhiều cơ quan kiến trúc nổi tiếng khác của thế giới, vì những thành tích mà ông đã làm được trong 30 năm qua.
Đầu thập niên 1990, Spengle chính là người đã thuyết phục cựu Chủ tịch Cuba Fidel Castro thành lập công ty du lịch nhà nước Habaguanex. Công ty chịu trách nhiệm xây dựng khách sạn, nhà hàng và các cửa hàng kinh doanh. Lợi nhuận thu được từ công ty này sẽ được đầu tư ngược lại để tôn tạo các di tích của La Habana. Hơn nửa tỷ USD đã được rót vào việc tôn tạo các thị trấn cổ.
Công ty này hiện đang quản lý một “đế chế” bao gồm 20 khách sạn, 40 nhà hàng, 50 bar và tiệm cà phê ở khắp các khu vực đẹp và cao cấp nhất tại Cuba.
Thế nhưng không phải góc nào của La Habana cũng đẹp và sang trọng. Bên ngoài những khu vực được trùng tu để đón khách du lịch hay khu sang trọng dành cho một số người giàu có, đến 2/3 của thủ đô vẫn ở trong tình trạng xuống cấp. Nhiều gia đình với vài thế hệ sống chung trong căn chung cư của một tòa nhà có thể sập bất kỳ lúc nào.
Dù một nửa lợi nhuận của Habaguanex được đầu tư lại vào các dự án xã hội, bao gồm xây dựng phòng khám, trường học, thư viện và trại dưỡng lão. Thế nhưng chính những dự án xây dựng này cũng khiến cho đời sống của nhiều người dân trở nên khó khăn hơn.
Những tòa nhà cổ bị phá đi, cư dân phải chuyển ra khu vực tái định cư mới ở xa hơn, khiến cuộc sống của họ có nhiều bất tiện. Thay cho việc lái xe chỉ khoảng 10 - 15 phút đến chỗ làm thì giờ họ phải đi đến 2 tiếng. Và sẽ còn tiếp tục rất nhiều người khác phải chịu cảnh như vậy, bởi La Habana còn nhiều khu vực cũ nát.
Năm ngoái, có hơn 3 triệu khách du lịch nước ngoài đến Cuba, số lượng du khách Mỹ tăng đột biến nhờ chính sách củng cố quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Cuba mà Tổng thống Barack Obama đưa ra vào cuối năm 2014.
Một tính toán của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy trong những năm tới, Cuba có thể đón đến 10 triệu khách du lịch Mỹ mỗi năm. Với lượng khách như trên, điều kiện hạ tầng hiện tại của La Habana không đủ để đáp ứng.
Belmont Freeman, một chuyên gia ngành về kiến trúc Cuba hiện đang làm việc tại New York cũng chia sẻ quan điểm này: “Hạ tầng của La Habana quá yếu để có thể hấp thụ được lượng khách khổng lồ trên. Hạ tầng và dịch vụ không thể đáp ứng được. Hệ thống nước chưa được nâng cấp đã gần một thế kỷ, tỷ lệ thất thoát trong lưu thông lên đến 50%.”
Thời của địa ốc
Đón đầu nhu cầu, rất nhiều dự án bất động sản cao cấp đang được phát triển tại Cuba.
Phía đông khách sạn Parque Central là tòa nhà Manzana de Gomez - từng là trung tâm thương mại đầu tiên của La Habana cách đây gần một thế kỷ. Tòa nhà đã bị đóng cửa và chuẩn bị phá bỏ để lấy đất cho dự án xây dựng một khách sạn 5 sao mới vào cuối năm nay.
Cách đó không xa, khách sạn Packard chuẩn bị được mở rộng. Và chỉ trong bán kính vài trăm mét xung quanh là dự án bất động sản nghỉ dưỡng siêu sang trị giá 500 triệu USD.
Thời gian tới, khi phía Mỹ gỡ bỏ các quy định hạn chế đầu tư, chắc chắm thị trường bất động sản Cuba sẽ có sự tham gia của nhiều tập đoàn khách sạn như Marriott hay Hilton.
Rất nhiều nhà đầu tư bất động sản lớn của Mỹ đang lùng sục cơ hội ở La Habana, và theo dự báo của nhiều chuyên gia bất động sản, chắc chắn nhóm những đại gia bất động sản trên sẽ gây sức ép khiến Chính phủ Mỹ phải gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận trong tương lai gần.
Sự chú ý của nhà đầu tư đang dồn vào vịnh Habana, nơi từng là một khu vực phồn hoa. Một khu cảng mới đã được xây dựng ở phía Tây La Habana với tổng vốn đầu tư lên đến 900 triệu USD. Chính phủ Cuba sẽ làm gì với khu cảng cũ? Đó là câu hỏi mà rất nhiều nhà đầu tư chờ đợi. Dự án xây dựng lại khu cảng cũ vốn nằm ở một vị trí chiến lược được coi như quan trọng nhất tại Cuba trong thế kỷ 21.
Một dự án quan trọng như vậy, nhưng cho đến nay rất ít thông tin được lọt ra ngoài. Và thực ra điều đó cũng là bình thường ở Cuba. Ở Cuba, người ta thường chỉ biết đến một điều gì đó khi nó thực sự xảy ra chứ chẳng mấy ai có thể dự đoán hay biết trước được thông tin.
Đã có nhiều đề xuất về việc biến khu cảng thành trung tâm văn hóa giải trí. Nhà máy điện Tallapiedra có thể trở thành triển lãm mỹ thuật, nhà máy lọc dầu Nico Lopez bị phá bỏ đi và một thành phố khoa học công nghệ mới sẽ được xây dựng, ngoài ra là những dự án xây dựng trung tâm giao thông từ nhà ga xe lửa cũ hay trung tâm mua sắm mới cũng từ khu vực này.
Tương lai của các dự án trên ở thời kỳ hậu cấm vận như thế nào rất khó đoán trước bởi xét đến lịch sử sở hữu đất đai rất phức tạp tại Cuba. Cho đến nay chưa có thông tin nào chính thức về vấn đề đền bù để lấy đất được đưa ra.
Tuy nhiên những sự bế tắc trên, theo một số chuyên gia bất động sản khác, lại có thể giúp cho Cuba tránh được sự phát triển ồ ạt thiếu quy hoạch.
Ở các khu vực khác của thủ đô, người ta nhìn thấy san sát những tấm biển của các dự án hạ tầng đang được xây dựng. Mới đây, luật bất động sản đã được thay đổi, cho phép người dân Cuba mua bán nhà đất lần đầu tiên sau nhiều năm. Mỹ và Cuba đồng thời cũng nới lỏng quy định về số tiền mà người Mỹ gốc Cuba được phép gửi về nước. Những gia đình nhận được kiều hối thường xây nhà cho thuê hoặc bán lại cho người khác.
Các công ty bất động sản tại Cuba hiện đang gặp nhiều khó khăn với vấn đề nguyên vật liệu. Gần như chưa có vật liệu xây dựng nào được sản xuất tại Cuba, kể cả kính. Chính vì vậy đến từng cái cửa sổ cũng phải nhập khẩu và buộc phải tuân theo hạn ngạch rất chặt chẽ. Mỗi người chỉ được phép nhập 4 chiếc cửa sổ và 2 cái cửa lớn, như vậy nếu muốn xây căn nhà to một chút, người ta sẽ phải huy động cả anh em họ hàng mới nhập được số cửa cần thiết.
Dù vậy, khó khăn không ngăn được sự phát triển bùng nổ của các dự án bất động sản. Có rất nhiều căn hộ áp mái đã được chào giá lên đến 2 triệu USD với đầy đủ các nội thất sang trọng.
Hàng ngày, ở phố Paseo del Prado, con phố phân định giữa khu vực thủ đô cũ và thủ đô mới là hàng trăm người đeo trên cổ những quảng cáo viết tay về những căn hộ đang được chào bán và họ ngày một đông hơn. Tương lai phát triển bùng nổ của La Habana, có lẽ là điều không cần phải bàn cãi nữa.