Cung tăng bất ngờ, giá dầu thô sụt mạnh
Diễn biến cùng chiều với thị trường dầu thô, giá xăng kỳ hạn cũng giảm mạnh 1,8%, xuống 2,65 USD/gallon
Bản báo cáo hàng tuần của Chính phủ Mỹ công bố hôm qua cho thấy, dự trữ dầu thô của nước này cao vượt dự báo. Điều này ngay lập tức kéo giá dầu lao dốc hơn 3%, chấm dứt đợt tăng giá mạnh mẽ vài ngày qua.
Chốt phiên giao dịch đêm 26/10, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 12/2011 giảm 2,97 USD, tương ứng 3,2%, xuống còn 90,20 USD/thùng trên sàn hàng hóa New York. Trước đó, giá dầu kỳ hạn này đã tăng 3 phiên liên tiếp, chạm mức cao nhất trong 12 tuần.
Hôm qua, theo báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, trong tuần kết thúc ngày 21/10, lượng dự trữ dầu thô của nước này đã tăng tới 4,7 triệu thùng, cao gấp hàng chục lần so với con số 200.000 thùng mà giới phân tích đưa ra trong cuộc điều tra của Platts.
Ngược với dầu thô, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho hay, dự trữ xăng giảm mạnh 1,4 triệu thùng và các chế phẩm từ dầu giảm 4,3 triệu thùng. Trong khi, giới phân tích dự báo dự trữ xăng giảm 1,25 triệu thùng, còn các chế phẩm khác từ dầu giảm 1,5 triệu thùng.
Ngoài báo cáo này, thị trường dầu thô cũng phản ánh khá rõ tâm lý bất an của nhà đầu tư trong lúc chờ đợi một giải pháp toàn diện cho cuộc khủng hoảng nợ công được tuyên bố sau cuộc họp thượng đỉnh Liên minh châu Âu hôm qua.
Tuy nhiên, ngược với mong đợi của giới đầu tư, sau khi các thị trường hàng hóa đóng cửa, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu đã công bố một kế hoạch với dự định tăng quy mô Quỹ Bình ổn Tài chính khu vực lên vài lần so với mức hiện nay, nhưng chi tiết phải chờ tới tháng sau mới rõ.
Dẫu vậy, giới chức châu Âu cũng đã đồng ý buộc các ngân hàng ở lục địa này phải tăng lượng tiền mặt nắm giữ, để có thể chống đỡ tốt hơn với những thua lỗ trong trường hợp xảy ra việc tái cấu trúc nợ của Hy Lạp và ngăn chặn xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính có tầm vóc khu vực.
Phiên giao dịch hôm qua, diễn biến cùng chiều với giá dầu thô, xăng và dầu sưởi tương lai cũng xuống giá khá mạnh. Cụ thể, giá xăng kỳ hạn tháng 11 giảm 5 xu, tương ứng 1,8%, xuống 2,65 USD/gallon. Dầu sưởi giao cùng kỳ hạn giảm 3 xu, tương ứng 1,1%, xuống 3,02 USD/gallon.
Cũng liên quan tới vấn đề năng lượng, theo cựu Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ Libya, Shukri Ghanem, nước sẽ phải mất 2 năm để khôi phục sản lượng dầu mỏ về mức trước khi xảy ra xung đột. Libya có thể sản xuất 400.000 thùng dầu/ngày vào cuối năm nay, song số dầu này chủ yếu được sử dụng cho nhu cầu nội địa.
Còn theo Reuters, phải mất một năm nữa Libya mới có thể đưa sản lượng dầu mỏ về mức 1 triệu thùng/ngày, trước khi quay lại mức trước nội chiến trong 2 năm tới.
Trước khủng hoảng chính trị, Libya xuất khẩu 1,3 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, trong đó phần lớn xuất sang châu Âu. Lượng dầu xuất khẩu của Libya đã bị giảm sút mạnh khi xung đột chính trị xảy ra, khiến dầu thô Brent trở nên "nhạy cảm" hơn dầu ngọt nhẹ giao dịch tại thị trường Mỹ.
Dầu mỏ chiếm hơn 95% kim ngạch xuất khẩu và 75% ngân sách của Libya; với trữ lượng dầu mỏ lớn nhất châu Phi (khoảng 46,5 tỷ thùng), Libya có thể tiếp tục khai thác trong vòng 8 thập niên nữa. Do vậy, việc khôi phục sản xuất dầu sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính quyền mới.
Chốt phiên giao dịch đêm 26/10, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 12/2011 giảm 2,97 USD, tương ứng 3,2%, xuống còn 90,20 USD/thùng trên sàn hàng hóa New York. Trước đó, giá dầu kỳ hạn này đã tăng 3 phiên liên tiếp, chạm mức cao nhất trong 12 tuần.
Hôm qua, theo báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, trong tuần kết thúc ngày 21/10, lượng dự trữ dầu thô của nước này đã tăng tới 4,7 triệu thùng, cao gấp hàng chục lần so với con số 200.000 thùng mà giới phân tích đưa ra trong cuộc điều tra của Platts.
Ngược với dầu thô, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho hay, dự trữ xăng giảm mạnh 1,4 triệu thùng và các chế phẩm từ dầu giảm 4,3 triệu thùng. Trong khi, giới phân tích dự báo dự trữ xăng giảm 1,25 triệu thùng, còn các chế phẩm khác từ dầu giảm 1,5 triệu thùng.
Ngoài báo cáo này, thị trường dầu thô cũng phản ánh khá rõ tâm lý bất an của nhà đầu tư trong lúc chờ đợi một giải pháp toàn diện cho cuộc khủng hoảng nợ công được tuyên bố sau cuộc họp thượng đỉnh Liên minh châu Âu hôm qua.
Tuy nhiên, ngược với mong đợi của giới đầu tư, sau khi các thị trường hàng hóa đóng cửa, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu đã công bố một kế hoạch với dự định tăng quy mô Quỹ Bình ổn Tài chính khu vực lên vài lần so với mức hiện nay, nhưng chi tiết phải chờ tới tháng sau mới rõ.
Dẫu vậy, giới chức châu Âu cũng đã đồng ý buộc các ngân hàng ở lục địa này phải tăng lượng tiền mặt nắm giữ, để có thể chống đỡ tốt hơn với những thua lỗ trong trường hợp xảy ra việc tái cấu trúc nợ của Hy Lạp và ngăn chặn xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính có tầm vóc khu vực.
Phiên giao dịch hôm qua, diễn biến cùng chiều với giá dầu thô, xăng và dầu sưởi tương lai cũng xuống giá khá mạnh. Cụ thể, giá xăng kỳ hạn tháng 11 giảm 5 xu, tương ứng 1,8%, xuống 2,65 USD/gallon. Dầu sưởi giao cùng kỳ hạn giảm 3 xu, tương ứng 1,1%, xuống 3,02 USD/gallon.
Cũng liên quan tới vấn đề năng lượng, theo cựu Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ Libya, Shukri Ghanem, nước sẽ phải mất 2 năm để khôi phục sản lượng dầu mỏ về mức trước khi xảy ra xung đột. Libya có thể sản xuất 400.000 thùng dầu/ngày vào cuối năm nay, song số dầu này chủ yếu được sử dụng cho nhu cầu nội địa.
Còn theo Reuters, phải mất một năm nữa Libya mới có thể đưa sản lượng dầu mỏ về mức 1 triệu thùng/ngày, trước khi quay lại mức trước nội chiến trong 2 năm tới.
Trước khủng hoảng chính trị, Libya xuất khẩu 1,3 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, trong đó phần lớn xuất sang châu Âu. Lượng dầu xuất khẩu của Libya đã bị giảm sút mạnh khi xung đột chính trị xảy ra, khiến dầu thô Brent trở nên "nhạy cảm" hơn dầu ngọt nhẹ giao dịch tại thị trường Mỹ.
Dầu mỏ chiếm hơn 95% kim ngạch xuất khẩu và 75% ngân sách của Libya; với trữ lượng dầu mỏ lớn nhất châu Phi (khoảng 46,5 tỷ thùng), Libya có thể tiếp tục khai thác trong vòng 8 thập niên nữa. Do vậy, việc khôi phục sản xuất dầu sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính quyền mới.