Cuộc chiến chống… nút bấm
Từ lâu, trên thế giới đã xảy ra một cuộc chiến âm thầm nhằm vào những chiếc nút bấm trên các thiết bị điện tử
Từ lâu, trên thế giới đã xảy ra một cuộc chiến âm thầm nhằm vào những chiếc nút bấm trên các thiết bị điện tử.
Nút bấm là thứ thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, ở khắp mọi nơi, trên thang máy, trên điện thoại di động, trong xe hơi, trên bảng điều khiển các thiết bị… Nút bấm là sự thay thế tuyệt vời cho những chiếc công tắc, nhưng đã đến lúc thế giới muốn đi tới những công nghệ cao cấp và tinh tế hơn.
Ít nhất thì đây là cũng quan điểm của hãng Apple. Vào ngày 11/3 vừa qua, Apple đã giới thiệu chiếc máy nghe nhạc số iPod Shuffle đời mới, hoàn toàn không có nút bấm.
Làng công nghệ không quá ngạc nhiên trước sự cải tiến này, vì một lẽ, giám đốc điều hành (CEO) Steve Jobs của Apple được xem là một “lão tướng” trong cuộc chiến chống lại những chiếc nút bấm. Dưới sự lãnh đạo của vị CEO này, Apple đã lần lượt “hô biến” những chiếc nút bấm trên các sản phẩm điện thoại iPhone, máy nghe nhạc iPod và cả máy tính MacBook.
Với tư cách là một hãng tạo dựng xu hướng trong thế giới công nghệ, Apple đã nhằm sự “ác cảm” vào những chiếc nút bấm. Nếu xu thế này tiếp diễn, những chiếc nút bấm sẽ ra đi “không kèn không trống” như những thiết bị quay tay kiểu như điện thoại quay tay trước đây.
Khó có thể xác định chính xác tới khi nào thế giới sẽ từ biệt hẳn những chiếc nút bấm. Trong kỷ nguyên chiến tranh lạnh của thế kỷ trước, chỉ cần một chiếc nút bấm trên bảng điều khiển bom nguyên tử của một quốc gia nào đó được nhấn xuống, thế giới sẽ rơi vào thảm họa. Trong thời đại của những chiếc máy tính cá nhân, nút bấm là vua. Trên mọi bộ phận của máy tính, từ chuột, bàn phím, tới màn hình, đều ngự trị những chiếc nút bấm. Nút bấm đã trở thành một phần của đời sống trong thế giới kỹ thuật số.
Tuy nhiên, ở một mức độ nào đó, thế giới đã chán những chiếc nút bấm. Trong những bộ phim khoa học viễn tưởng lừng danh như Minority Report của đạo diễn Steven Speilberg, máy tính là những thiết bị phẳng lì, được điều khiển bằng màn hình cảm ứng.
Tuy nhiên, nếu không bị Steve Jobs “ghét” tới vậy, những chiếc nút bấm có lẽ đã không gặp rắc rối. Chiếc iPod Shuffle không nút bấm chỉ là “chiến binh” mới nhất trong cuộc chiến có nguồn gốc từ những ngày đầu thành lập của Apple.
Trong vòng gần một thập kỷ qua, chuột máy tính của Apple đã nổi tiếng vì chỉ có một nút bấm duy nhất. Sau nhiều năm bị người dùng phàn nàn, vào năm 2005, Apple đã tung ra loại chuột có tên Mighty Mouse, vẫn với một nút bấm duy nhất, nhưng sử dụng công nghệ cho phép xác định những cú click của người dùng ở các hướng khác nhau. Đây được xem là một giải pháp hợp lý hơn là bổ sung thêm một nút bấm nữa, điều mà Apple không hề muốn.
Không chỉ dừng lại ở con chuột này, Apple đã liên tục “chiến đấu” với nút bấm trên mọi dòng sản phẩm của hãng. Chiếc máy tính để bàn G4 Cube ra đời năm 2000 của hãng có một vùng màn hình cảm ứng trên màn hình để bật máy, giúp “tiết kiệm” một chiếc nút khởi động.
Những chiếc máy tính xách tay MacBook đời mới nhất hoàn toàn không có nút bấm trên bàn di chuột (trackpad). Người sử dụng chỉ cần di chuyển ngón tay trên bàn di chuột này, hoặc nhấn toàn bộ bàn di chuột xuống.
Chiếc iPod đầu tiên có 5 nút bấm, nhưng chiếc iPod Touch và iPhone chỉ còn 2 nút bấm. Thậm chí, cuộc chiến chống nút bấm của Apple còn mở rộng sang cả các gian hàng của hãng. Thang máy trong gian hàng của Apple ở Tokyo không có nút bấm, thay vào đó, thang máy này dừng ở mọi tầng (!).
Các nhà phê bình cho rằng cuộc chiến chống nút bấm của Apple là một ví dụ cho thấy hãng quá đề cao thiết kế so với chức năng. Thiết kế của chiếc iPod Shuffle mới trên thực tế không hề được đánh giá cao ở mọi thị trường. Một số người cho rằng, thay đổi thiết kế này là không cần thiết. Tuy nhiên, những nhà quan sát tinh ý có thể nhận thấy, chiếc iPod này không phải đã được 100% giải phóng khỏi nút bấm. Chẳng qua, Apple đã di chuyển những chiếc nút bấm này lên chiếc tai nghe đi kèm với thiết bị trên.
Dù sao, lịch sử của những chiếc nút bấm có lẽ sẽ còn kéo dài thêm không nhiều thời gian nữa. Những chiếc máy tính cá nhân màn hình cảm ứng và máy tính bảng (màn hình của loại máy tính bảng này được phủ một lớp số hoá (digitizer), cho phép dùng bút viết hoặc vẽ trực tiếp vào màn hình nhờ vào quá trình hoạt động của mực kỹ thuật số (bôi mực - inking) đang trở nên ngày càng phổ biến.
Bên cạnh đó, thế hệ điện thoại di động mới nhất như iPhone cũng nghiêng về xu thế bàn phím trên màn hình. Hãng Microsoft cũng đang thúc đẩy thế hệ công nghệ bề mặt mới, hứa hẹn những ngày màn hình cảm ứng được phổ rộng sẽ còn không xa.
Không còn nút bấm cũng tốt, nhưng có lẽ, không dùng nút bấm trong thang máy như Apple thì… hơi quá!
(Theo Time)
Nút bấm là thứ thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, ở khắp mọi nơi, trên thang máy, trên điện thoại di động, trong xe hơi, trên bảng điều khiển các thiết bị… Nút bấm là sự thay thế tuyệt vời cho những chiếc công tắc, nhưng đã đến lúc thế giới muốn đi tới những công nghệ cao cấp và tinh tế hơn.
Ít nhất thì đây là cũng quan điểm của hãng Apple. Vào ngày 11/3 vừa qua, Apple đã giới thiệu chiếc máy nghe nhạc số iPod Shuffle đời mới, hoàn toàn không có nút bấm.
Làng công nghệ không quá ngạc nhiên trước sự cải tiến này, vì một lẽ, giám đốc điều hành (CEO) Steve Jobs của Apple được xem là một “lão tướng” trong cuộc chiến chống lại những chiếc nút bấm. Dưới sự lãnh đạo của vị CEO này, Apple đã lần lượt “hô biến” những chiếc nút bấm trên các sản phẩm điện thoại iPhone, máy nghe nhạc iPod và cả máy tính MacBook.
Với tư cách là một hãng tạo dựng xu hướng trong thế giới công nghệ, Apple đã nhằm sự “ác cảm” vào những chiếc nút bấm. Nếu xu thế này tiếp diễn, những chiếc nút bấm sẽ ra đi “không kèn không trống” như những thiết bị quay tay kiểu như điện thoại quay tay trước đây.
Khó có thể xác định chính xác tới khi nào thế giới sẽ từ biệt hẳn những chiếc nút bấm. Trong kỷ nguyên chiến tranh lạnh của thế kỷ trước, chỉ cần một chiếc nút bấm trên bảng điều khiển bom nguyên tử của một quốc gia nào đó được nhấn xuống, thế giới sẽ rơi vào thảm họa. Trong thời đại của những chiếc máy tính cá nhân, nút bấm là vua. Trên mọi bộ phận của máy tính, từ chuột, bàn phím, tới màn hình, đều ngự trị những chiếc nút bấm. Nút bấm đã trở thành một phần của đời sống trong thế giới kỹ thuật số.
Tuy nhiên, ở một mức độ nào đó, thế giới đã chán những chiếc nút bấm. Trong những bộ phim khoa học viễn tưởng lừng danh như Minority Report của đạo diễn Steven Speilberg, máy tính là những thiết bị phẳng lì, được điều khiển bằng màn hình cảm ứng.
Tuy nhiên, nếu không bị Steve Jobs “ghét” tới vậy, những chiếc nút bấm có lẽ đã không gặp rắc rối. Chiếc iPod Shuffle không nút bấm chỉ là “chiến binh” mới nhất trong cuộc chiến có nguồn gốc từ những ngày đầu thành lập của Apple.
Trong vòng gần một thập kỷ qua, chuột máy tính của Apple đã nổi tiếng vì chỉ có một nút bấm duy nhất. Sau nhiều năm bị người dùng phàn nàn, vào năm 2005, Apple đã tung ra loại chuột có tên Mighty Mouse, vẫn với một nút bấm duy nhất, nhưng sử dụng công nghệ cho phép xác định những cú click của người dùng ở các hướng khác nhau. Đây được xem là một giải pháp hợp lý hơn là bổ sung thêm một nút bấm nữa, điều mà Apple không hề muốn.
Không chỉ dừng lại ở con chuột này, Apple đã liên tục “chiến đấu” với nút bấm trên mọi dòng sản phẩm của hãng. Chiếc máy tính để bàn G4 Cube ra đời năm 2000 của hãng có một vùng màn hình cảm ứng trên màn hình để bật máy, giúp “tiết kiệm” một chiếc nút khởi động.
Những chiếc máy tính xách tay MacBook đời mới nhất hoàn toàn không có nút bấm trên bàn di chuột (trackpad). Người sử dụng chỉ cần di chuyển ngón tay trên bàn di chuột này, hoặc nhấn toàn bộ bàn di chuột xuống.
Chiếc iPod đầu tiên có 5 nút bấm, nhưng chiếc iPod Touch và iPhone chỉ còn 2 nút bấm. Thậm chí, cuộc chiến chống nút bấm của Apple còn mở rộng sang cả các gian hàng của hãng. Thang máy trong gian hàng của Apple ở Tokyo không có nút bấm, thay vào đó, thang máy này dừng ở mọi tầng (!).
Các nhà phê bình cho rằng cuộc chiến chống nút bấm của Apple là một ví dụ cho thấy hãng quá đề cao thiết kế so với chức năng. Thiết kế của chiếc iPod Shuffle mới trên thực tế không hề được đánh giá cao ở mọi thị trường. Một số người cho rằng, thay đổi thiết kế này là không cần thiết. Tuy nhiên, những nhà quan sát tinh ý có thể nhận thấy, chiếc iPod này không phải đã được 100% giải phóng khỏi nút bấm. Chẳng qua, Apple đã di chuyển những chiếc nút bấm này lên chiếc tai nghe đi kèm với thiết bị trên.
Dù sao, lịch sử của những chiếc nút bấm có lẽ sẽ còn kéo dài thêm không nhiều thời gian nữa. Những chiếc máy tính cá nhân màn hình cảm ứng và máy tính bảng (màn hình của loại máy tính bảng này được phủ một lớp số hoá (digitizer), cho phép dùng bút viết hoặc vẽ trực tiếp vào màn hình nhờ vào quá trình hoạt động của mực kỹ thuật số (bôi mực - inking) đang trở nên ngày càng phổ biến.
Bên cạnh đó, thế hệ điện thoại di động mới nhất như iPhone cũng nghiêng về xu thế bàn phím trên màn hình. Hãng Microsoft cũng đang thúc đẩy thế hệ công nghệ bề mặt mới, hứa hẹn những ngày màn hình cảm ứng được phổ rộng sẽ còn không xa.
Không còn nút bấm cũng tốt, nhưng có lẽ, không dùng nút bấm trong thang máy như Apple thì… hơi quá!
(Theo Time)