“Cuộc chiến giành thị phần di động sẽ rất quyết liệt”
Hỏi chuyện ông Phạm Ngọc Tuấn, Tổng giám đốc Công ty SPT, công ty điều hành mạng di động S-Fone
Ông Phạm Ngọc Tuấn, Tổng giám đốc Công ty SPT, công ty điều hành mạng di động S-Fone cho rằng, việc giảm giá cước sẽ làm “cuộc chiến” giành thị phần di động trong năm 2008 thêm quyết liệt.
Ông bình luận ra sao về nhận định: khi tất cả mạng di động giảm giá cước từ 23-25% thì thị trường di động sẽ bùng nổ trong năm 2008?
Khi Quyết định số 39 của Chính phủ về quản lý giá cước và dịch vụ bưu chính, viễn thông có hiệu lực thì những đợt giảm giá cước cũng bắt đầu. Đây có thể nói là tín hiệu đáng mừng đối với người tiêu dùng, mở ra cơ hội sử dụng các dịch vụ thông tin di động với mức cước ngày càng hợp lý và cạnh tranh.
Với dân số hiện trên 80 triệu người và tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm trên 8%, thị trường viễn thông Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng cho các nhà khai thác dịch vụ thông tin di động. Trong năm tới, nếu tất cả các mạng di động đều đồng loạt tiến hành giảm giá cước thì cuộc đua trên thị trường sẽ ngày càng trở nên quyết liệt hơn.
Nếu xu hướng chủ đạo để gia tăng lượng thuê bao trong năm 2007 là thông qua các chương trình khuyến mãi và đẩy mạnh các dịch vụ giá trị gia tăng thì việc giảm giá cước sẽ làm “cuộc chiến” giành thị phần trong năm 2008 thêm quyết liệt.
Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ, sự đa dạng các dịch vụ giá trị gia tăng, chế độ chăm sóc khách hàng vẫn sẽ là cơ sở để khách hàng lựa chọn mạng di động. Và xu hướng này sẽ đảm bảo thành công cho những mạng di động với định hướng phát triển kinh doanh bằng chất lượng dịch vụ đem lại những tiện ích thiết thực cho người tiêu dùng.
Bắt đầu từ 29/11/2007, Công ty Viễn thông Viettel chính thức công bố việc giảm cước di động, các mạng di động khác cũng đã chuẩn bị kế hoạch giảm cước rất mạnh, vậy SPT có kế hoạch gì cho mảng di động của mình không, thưa ông?
Trong tình hình hiện nay, theo đánh giá của một số chuyên gia viễn thông, việc giảm giá cước được xem là một trong những phương thức để thu hút thêm thuê bao mới và giành thêm thị phần. Về phía mạng S-Fone, chúng tôi sẽ luôn hoạt động theo chiến lược kinh doanh mà mình đã đề ra, tuy nhiên cũng sẽ có những điều chỉnh nhằm thích ứng với bối cảnh mới của thị trường.
Chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục tận dụng ưu thế công nghệ cao của mạng di động CDMA để nghiên cứu và phổ biến những ứng dụng, những dịch vụ giá trị gia tăng hấp dẫn, hiện đại trên nền công nghệ CDMA 2000-1x EVDO đến người tiêu dùng với mức cước hợp lý. Đây cũng là điểm khác biệt về dịch vụ của S-Fone so với các mạng di động hiện có trên thị trường. Chúng tôi tự tin là S-Fone sẽ luôn giữ vững ngôi vị đầu bảng là mạng CDMA lớn nhất Việt Nam cả trong hiện tại và tương lai.
Ông có thể nói cụ thể hơn?
Hiện SPT có chương trình giảm cước dịch vụ 177 quốc tế, giá cước gọi điện thoại từ Việt Nam đến các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới của dịch vụ 177 giảm xuống chỉ còn 4.800 đồng một phút (khoảng 30 cent). Giá cước này là một nỗ lực rất lớn của SPT trong việc giảm cước viễn thông, khách hàng có nhu cầu gọi điện thoại đi quốc tế chỉ cần bấm số 177 trước cách gọi thông thường là đã tiết kiệm được hơn 37% chi phí.
Đâu là những dự án đầu tư của Saigon Postel Corp trong thời gian tới?
Trong năm 2007, Saigon Postel Corp-SPT đã ký kết hợp đồng xây dựng và bảo dưỡng hệ thống cáp quang biển băng thông rộng tốc độ cao đầu tiên nối trực tiếp Đông Nam Á- Mỹ. Đây là hệ thống cáp quang biển xuyên Thái Bình Dương đầu tiên có dung lượng lên đến 1.92 Tbps (gấp 6 lần dung lượng cáp quang biển quốc tế của Việt Nam hiện nay) với tên gọi Asia - America Gateway (AAG).
Dự án này có ước tính chi phí 560 triệu USD và sẽ được đưa vào hoạt động vào cuối tháng 12/2008. Tuyến cáp AAG dài 20.000 km, kết nối các trung tâm kinh tế lớn của vùng Đông Nam Á: Malaysia, Singapore, Thái Lan, Brunei, Việt Nam, Hồng Kông, Philippines, Guam, Hawai và vùng bờ Tây nước Mỹ.
Bên cạnh việc phục vụ cho các nước và khu vực trên, hệ thống cáp này cũng sẽ kết nối với các hệ thống cáp biển quan trọng khác ở châu Âu, châu Úc, châu Phi và các phần khác của châu Á.
Ông bình luận ra sao về nhận định: khi tất cả mạng di động giảm giá cước từ 23-25% thì thị trường di động sẽ bùng nổ trong năm 2008?
Khi Quyết định số 39 của Chính phủ về quản lý giá cước và dịch vụ bưu chính, viễn thông có hiệu lực thì những đợt giảm giá cước cũng bắt đầu. Đây có thể nói là tín hiệu đáng mừng đối với người tiêu dùng, mở ra cơ hội sử dụng các dịch vụ thông tin di động với mức cước ngày càng hợp lý và cạnh tranh.
Với dân số hiện trên 80 triệu người và tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm trên 8%, thị trường viễn thông Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng cho các nhà khai thác dịch vụ thông tin di động. Trong năm tới, nếu tất cả các mạng di động đều đồng loạt tiến hành giảm giá cước thì cuộc đua trên thị trường sẽ ngày càng trở nên quyết liệt hơn.
Nếu xu hướng chủ đạo để gia tăng lượng thuê bao trong năm 2007 là thông qua các chương trình khuyến mãi và đẩy mạnh các dịch vụ giá trị gia tăng thì việc giảm giá cước sẽ làm “cuộc chiến” giành thị phần trong năm 2008 thêm quyết liệt.
Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ, sự đa dạng các dịch vụ giá trị gia tăng, chế độ chăm sóc khách hàng vẫn sẽ là cơ sở để khách hàng lựa chọn mạng di động. Và xu hướng này sẽ đảm bảo thành công cho những mạng di động với định hướng phát triển kinh doanh bằng chất lượng dịch vụ đem lại những tiện ích thiết thực cho người tiêu dùng.
Bắt đầu từ 29/11/2007, Công ty Viễn thông Viettel chính thức công bố việc giảm cước di động, các mạng di động khác cũng đã chuẩn bị kế hoạch giảm cước rất mạnh, vậy SPT có kế hoạch gì cho mảng di động của mình không, thưa ông?
Trong tình hình hiện nay, theo đánh giá của một số chuyên gia viễn thông, việc giảm giá cước được xem là một trong những phương thức để thu hút thêm thuê bao mới và giành thêm thị phần. Về phía mạng S-Fone, chúng tôi sẽ luôn hoạt động theo chiến lược kinh doanh mà mình đã đề ra, tuy nhiên cũng sẽ có những điều chỉnh nhằm thích ứng với bối cảnh mới của thị trường.
Chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục tận dụng ưu thế công nghệ cao của mạng di động CDMA để nghiên cứu và phổ biến những ứng dụng, những dịch vụ giá trị gia tăng hấp dẫn, hiện đại trên nền công nghệ CDMA 2000-1x EVDO đến người tiêu dùng với mức cước hợp lý. Đây cũng là điểm khác biệt về dịch vụ của S-Fone so với các mạng di động hiện có trên thị trường. Chúng tôi tự tin là S-Fone sẽ luôn giữ vững ngôi vị đầu bảng là mạng CDMA lớn nhất Việt Nam cả trong hiện tại và tương lai.
Ông có thể nói cụ thể hơn?
Hiện SPT có chương trình giảm cước dịch vụ 177 quốc tế, giá cước gọi điện thoại từ Việt Nam đến các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới của dịch vụ 177 giảm xuống chỉ còn 4.800 đồng một phút (khoảng 30 cent). Giá cước này là một nỗ lực rất lớn của SPT trong việc giảm cước viễn thông, khách hàng có nhu cầu gọi điện thoại đi quốc tế chỉ cần bấm số 177 trước cách gọi thông thường là đã tiết kiệm được hơn 37% chi phí.
Đâu là những dự án đầu tư của Saigon Postel Corp trong thời gian tới?
Trong năm 2007, Saigon Postel Corp-SPT đã ký kết hợp đồng xây dựng và bảo dưỡng hệ thống cáp quang biển băng thông rộng tốc độ cao đầu tiên nối trực tiếp Đông Nam Á- Mỹ. Đây là hệ thống cáp quang biển xuyên Thái Bình Dương đầu tiên có dung lượng lên đến 1.92 Tbps (gấp 6 lần dung lượng cáp quang biển quốc tế của Việt Nam hiện nay) với tên gọi Asia - America Gateway (AAG).
Dự án này có ước tính chi phí 560 triệu USD và sẽ được đưa vào hoạt động vào cuối tháng 12/2008. Tuyến cáp AAG dài 20.000 km, kết nối các trung tâm kinh tế lớn của vùng Đông Nam Á: Malaysia, Singapore, Thái Lan, Brunei, Việt Nam, Hồng Kông, Philippines, Guam, Hawai và vùng bờ Tây nước Mỹ.
Bên cạnh việc phục vụ cho các nước và khu vực trên, hệ thống cáp này cũng sẽ kết nối với các hệ thống cáp biển quan trọng khác ở châu Âu, châu Úc, châu Phi và các phần khác của châu Á.