“Cuộc chiến” vàng ở Ấn Độ
Các cửa hiệu nữ trang ở Ấn Độ đã trở thành “chiến trường” giữa một bên là dân chúng khao khát mua vàng và một bên là Chính phủ
Cửa hàng nữ trang cao cấp thuộc công ty Zaveri ở thành phố Ahmedabad, Ấn Độ bày bán vô số món trang sức bằng vàng tỏa sáng lấp lánh, từ những chiếc vòng cổ cỡ lớn, vòng tay, nhẫn và hoa tai. Những món trang sức như thế được coi là biểu tượng địa vị và cả an ninh tài chính cho tầng lớp khá giả đang ngày càng trở nên đông đảo ở Ấn Độ.
Theo tờ Financial Times, hiện nay, cửa hiệu của Zaveri, cũng như hàng nghìn hiệu nữ trang khác trên khắp ở Ấn Độ, đã trở thành “chiến trường” giữa một bên là dân chúng khao khát mua vàng và một bên là Chính phủ nước này quyết tâm tìm cách hạn chế khao khát đó nhằm chặn đà suy yếu của đồng nội tệ Rupee.
Cách đây ít hôm, tranh thủ giá vàng quốc tế giảm sâu về mức thấp nhất trong 3 năm, các gia đình ở Ấn Độ đã đổ xô đi mua trang sức mới bằng vàng. Trong số này có gia đình anh F.T. Kanpurwala, một kỹ sư về môi trường. Anh đến tiệm vàng cùng với vợ và cô con gái 18 tuổi. Kanpurwala cho biết, gia đình anh thường xuyên mua vàng, ít nhất là hàng quý, đặc biệt mỗi khi giá vàng giảm sâu.
“Người Ấn Độ có truyền thống ưa thích vàng. Chúng tôi mua vàng thường xuyên. Bất cứ khi nào giá vàng giảm, chúng tôi đều xem đó là cơ hội để mua. Vàng không chỉ là trang sức mà còn là một khoản đầu tư. Đó là mối bận tâm của các gia đình ở Ấn”, anh Kanpurwala cho biết.
Mặc dù hàng vẫn bán chạy, ông Zaverilal Vrijbhai Mandalia, chủ của cửa hàng trang sức trên, tỏ ra lo lắng.
Mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính Ấn Độ P. Chidambaram đã liên tục công khai chỉ trích thói quen nắm giữ vàng của người dân, xem đây như nguyên nhân chính dẫn tới thâm hụt cán cân vãng lai ngay càng phình to của nước này, gây áp lực giảm giá mạnh đối với đồng nội tệ.
Đồng Rupee của Ấn Độ hiện đã giảm dưới ngưỡng quan trọng 60 Rupee đổi 1 USD. Tuần trước, tỷ giá đồng tiền này giảm xuống mức thấp kỷ lục, với 60,7 Rupee đổi 1 USD. Bộ trưởng Chidambaram đã kêu gọi người dân Ấn Độ ngừng mua vàng nhằm hỗ trợ cho tỷ giá đồng nội tệ và nền kinh tế. Tuy nhiên, cho đến hiện tại, Ấn Độ vẫn chưa tính tới chuyện thẳng tay cấm nhập khẩu vàng.
Thay vào đó, Chính phủ Ấn Độ siết nhập khẩu vàng thông qua những biện pháp như mạnh tay tăng thuế nhập khẩu - cách làm mà các công ty nữ trang cho là ảnh hưởng xấu tới hoạt động kinh doanh của họ. Giống như nhiều nhà kinh doanh vàng khác, ông Mandalia, một người làm nghề buôn kim hoàn đời thứ 3 trong gia đình ông, lo ngại rằng, Ấn Độ sẽ quay trở lại với thời kỳ đen tối của những băng đảng gangster buôn lậu vàng như đã từng xuất hiện trong các bộ phim Bollywood.
“Chúng tôi rất lo. Cho dù Chính phủ ngừng nhập vàng thì người dân vẫn mua vàng, và họ sẽ mua vàng từ bất kỳ đâu”, ông Mandalia nói.
Cho đến nay, những nỗ lực của Chính phủ Ấn Độ nhằm giảm bớt mức độ ham thích vàng của người dân đều chưa gặt hái được thành công đáng kể nào.
Vài thập kỷ trước, có thời công dân Ấn không được phép nắm giữ vàng thỏi hoặc tiền xu vàng. Nhập khẩu vàng khi đó cũng bị cấm. Kết quả là, hoạt động buôn lậu vàng ở nước này nở rộ. Đến đầu những năm 1990, New Delhi cho phép nhập khẩu vàng hợp pháp. Cùng với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của Ấn Độ ở thời kỳ đó, nhu cầu của người dân đối với vàng - một tài sản vừa để thể hiện địa vị vừa để phòng ngừa rủi ro - đã tăng mạnh, bên cạnh sự gia tăng chóng mặt của nhu cầu các loại hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng như xe máy, TV, du lịch nước ngoài…
Từ năm 2002-2011, nhập khẩu vàng của Ấn Độ tăng 80%, đạt đỉnh ở mức 969 tấn. Năm 2012, Ấn Độ nhập khẩu 860 tấn vàng. Vàng chiếm 11,5% tổng kim ngạch nhập khẩu của nước này trong năm tài chính 2011-2012, từ mức chỉ chiếm 7% trong năm 2008-2009.
Nhu cầu vàng không ngừng đi lên kéo theo sự xuất hiện của hàng loạt công ty vàng mới ở Ấn Độ. Ngoài những cửa hiệu nữ trang gia đình, những chuỗi bán lẻ nữ trang lớn do các tập đoàn mở ra ngày một nhiều. Trong số đó phải kể tới những chuỗi như Tanishiq của tập đoàn Tata, Gitanjali Gems, PC Jeweler… Tất cả những công ty này đều mạnh tay chi tiền cho hoạt động quảng cáo trên truyền hình.
Trong bối cảnh như vậy, người dân Ấn - vốn dĩ chứng kiến giá vàng tăng vọt trong mấy năm gần đây - đã xem đợt giảm giá mạnh của vàng hồi tháng 4 như một cơ hội mua vào hiếm gặp. Nhập khẩu vàng vào Ấn Độ trong tháng 4 và 5 tăng vọt lên mức khoảng 300 tấn, tương đương khoảng 1/3 mức nhập của cả năm 2012.
Nhưng với đồng Rupee ngày càng suy yếu, Chính phủ Ấn Độ buộc phải tìm cách hạn chế “cơn khát” vàng của người dân. Từ tháng 1/2012, New Delhi đã tăng thuế nhập khẩu vàng và kim loại quý 4 lần, đưa mức thuế từ 2% lên 8%. Mới đây, Ngân hàng Trung ương Ấn Độ ban lệnh cấm các ngân hàng cấp tín dụng cho các hiệu nữ trang. Hiện tại, các cửa hiệu nữ trang chỉ có thể mua vàng bằng tiền mặt. Ngoài ra, các nhà nhập khẩu vàng cũng chỉ được nhập khẩu vàng bằng tiền mặt, trừ trường hợp nhập cho việc chế tác nữ trang xuất khẩu.
Theo ông Zaveri, các biện pháp trên đã gây ảnh hưởng bất lợi tới hoạt động kinh doanh của các cửa hiệu nữ trang ở Ấn Độ, nhất là những chuỗi cửa hiệu lớn.
Liên đoàn Thương mại đá quý và nữ trang toàn Ấn Độ mới đây đã đề nghị các thành viên tự nguyện ngừng bán vàng thỏi và tiền xu vàng. Tổ chức này phàn nàn rằng, các biện pháp mà Chính phủ Ấn áp dụng đã gây ra sự thiếu hụt lớn về nguồn cung vàng và có thể đẩy người tiêu dùng tới với các nguồn vàng bất hợp pháp của giới buôn lậu và mafia.
Trên thực tế, báo chí Ấn Độ thời gian này liên tục đưa tin bài về các thủ đoạn của giới buôn lậu vàng cũng như các vụ bắt giữ vàng lậu.
Theo tờ Financial Times, hiện nay, cửa hiệu của Zaveri, cũng như hàng nghìn hiệu nữ trang khác trên khắp ở Ấn Độ, đã trở thành “chiến trường” giữa một bên là dân chúng khao khát mua vàng và một bên là Chính phủ nước này quyết tâm tìm cách hạn chế khao khát đó nhằm chặn đà suy yếu của đồng nội tệ Rupee.
Cách đây ít hôm, tranh thủ giá vàng quốc tế giảm sâu về mức thấp nhất trong 3 năm, các gia đình ở Ấn Độ đã đổ xô đi mua trang sức mới bằng vàng. Trong số này có gia đình anh F.T. Kanpurwala, một kỹ sư về môi trường. Anh đến tiệm vàng cùng với vợ và cô con gái 18 tuổi. Kanpurwala cho biết, gia đình anh thường xuyên mua vàng, ít nhất là hàng quý, đặc biệt mỗi khi giá vàng giảm sâu.
“Người Ấn Độ có truyền thống ưa thích vàng. Chúng tôi mua vàng thường xuyên. Bất cứ khi nào giá vàng giảm, chúng tôi đều xem đó là cơ hội để mua. Vàng không chỉ là trang sức mà còn là một khoản đầu tư. Đó là mối bận tâm của các gia đình ở Ấn”, anh Kanpurwala cho biết.
Mặc dù hàng vẫn bán chạy, ông Zaverilal Vrijbhai Mandalia, chủ của cửa hàng trang sức trên, tỏ ra lo lắng.
Mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính Ấn Độ P. Chidambaram đã liên tục công khai chỉ trích thói quen nắm giữ vàng của người dân, xem đây như nguyên nhân chính dẫn tới thâm hụt cán cân vãng lai ngay càng phình to của nước này, gây áp lực giảm giá mạnh đối với đồng nội tệ.
Đồng Rupee của Ấn Độ hiện đã giảm dưới ngưỡng quan trọng 60 Rupee đổi 1 USD. Tuần trước, tỷ giá đồng tiền này giảm xuống mức thấp kỷ lục, với 60,7 Rupee đổi 1 USD. Bộ trưởng Chidambaram đã kêu gọi người dân Ấn Độ ngừng mua vàng nhằm hỗ trợ cho tỷ giá đồng nội tệ và nền kinh tế. Tuy nhiên, cho đến hiện tại, Ấn Độ vẫn chưa tính tới chuyện thẳng tay cấm nhập khẩu vàng.
Thay vào đó, Chính phủ Ấn Độ siết nhập khẩu vàng thông qua những biện pháp như mạnh tay tăng thuế nhập khẩu - cách làm mà các công ty nữ trang cho là ảnh hưởng xấu tới hoạt động kinh doanh của họ. Giống như nhiều nhà kinh doanh vàng khác, ông Mandalia, một người làm nghề buôn kim hoàn đời thứ 3 trong gia đình ông, lo ngại rằng, Ấn Độ sẽ quay trở lại với thời kỳ đen tối của những băng đảng gangster buôn lậu vàng như đã từng xuất hiện trong các bộ phim Bollywood.
“Chúng tôi rất lo. Cho dù Chính phủ ngừng nhập vàng thì người dân vẫn mua vàng, và họ sẽ mua vàng từ bất kỳ đâu”, ông Mandalia nói.
Cho đến nay, những nỗ lực của Chính phủ Ấn Độ nhằm giảm bớt mức độ ham thích vàng của người dân đều chưa gặt hái được thành công đáng kể nào.
Vài thập kỷ trước, có thời công dân Ấn không được phép nắm giữ vàng thỏi hoặc tiền xu vàng. Nhập khẩu vàng khi đó cũng bị cấm. Kết quả là, hoạt động buôn lậu vàng ở nước này nở rộ. Đến đầu những năm 1990, New Delhi cho phép nhập khẩu vàng hợp pháp. Cùng với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của Ấn Độ ở thời kỳ đó, nhu cầu của người dân đối với vàng - một tài sản vừa để thể hiện địa vị vừa để phòng ngừa rủi ro - đã tăng mạnh, bên cạnh sự gia tăng chóng mặt của nhu cầu các loại hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng như xe máy, TV, du lịch nước ngoài…
Từ năm 2002-2011, nhập khẩu vàng của Ấn Độ tăng 80%, đạt đỉnh ở mức 969 tấn. Năm 2012, Ấn Độ nhập khẩu 860 tấn vàng. Vàng chiếm 11,5% tổng kim ngạch nhập khẩu của nước này trong năm tài chính 2011-2012, từ mức chỉ chiếm 7% trong năm 2008-2009.
Nhu cầu vàng không ngừng đi lên kéo theo sự xuất hiện của hàng loạt công ty vàng mới ở Ấn Độ. Ngoài những cửa hiệu nữ trang gia đình, những chuỗi bán lẻ nữ trang lớn do các tập đoàn mở ra ngày một nhiều. Trong số đó phải kể tới những chuỗi như Tanishiq của tập đoàn Tata, Gitanjali Gems, PC Jeweler… Tất cả những công ty này đều mạnh tay chi tiền cho hoạt động quảng cáo trên truyền hình.
Trong bối cảnh như vậy, người dân Ấn - vốn dĩ chứng kiến giá vàng tăng vọt trong mấy năm gần đây - đã xem đợt giảm giá mạnh của vàng hồi tháng 4 như một cơ hội mua vào hiếm gặp. Nhập khẩu vàng vào Ấn Độ trong tháng 4 và 5 tăng vọt lên mức khoảng 300 tấn, tương đương khoảng 1/3 mức nhập của cả năm 2012.
Nhưng với đồng Rupee ngày càng suy yếu, Chính phủ Ấn Độ buộc phải tìm cách hạn chế “cơn khát” vàng của người dân. Từ tháng 1/2012, New Delhi đã tăng thuế nhập khẩu vàng và kim loại quý 4 lần, đưa mức thuế từ 2% lên 8%. Mới đây, Ngân hàng Trung ương Ấn Độ ban lệnh cấm các ngân hàng cấp tín dụng cho các hiệu nữ trang. Hiện tại, các cửa hiệu nữ trang chỉ có thể mua vàng bằng tiền mặt. Ngoài ra, các nhà nhập khẩu vàng cũng chỉ được nhập khẩu vàng bằng tiền mặt, trừ trường hợp nhập cho việc chế tác nữ trang xuất khẩu.
Theo ông Zaveri, các biện pháp trên đã gây ảnh hưởng bất lợi tới hoạt động kinh doanh của các cửa hiệu nữ trang ở Ấn Độ, nhất là những chuỗi cửa hiệu lớn.
Liên đoàn Thương mại đá quý và nữ trang toàn Ấn Độ mới đây đã đề nghị các thành viên tự nguyện ngừng bán vàng thỏi và tiền xu vàng. Tổ chức này phàn nàn rằng, các biện pháp mà Chính phủ Ấn áp dụng đã gây ra sự thiếu hụt lớn về nguồn cung vàng và có thể đẩy người tiêu dùng tới với các nguồn vàng bất hợp pháp của giới buôn lậu và mafia.
Trên thực tế, báo chí Ấn Độ thời gian này liên tục đưa tin bài về các thủ đoạn của giới buôn lậu vàng cũng như các vụ bắt giữ vàng lậu.