Cuộc chơi smartphone không dễ như vẫn tưởng
Trong câu chuyện về kẻ thắng, người thua trong cuộc đua smartphone, ngành điện thoại di động của Nhật Bản nổi bật hơn cả
Địa vị thống trị của Samsung và Apple đang tạo nên thế gọng kìm, bóp nghẹt một loạt nhà sản xuất điện thoại thông minh (smartphone) nhỏ con hơn ở khu vực châu Á. Nhiều công ty trong số đó đang gánh những mức thua lỗ lớn, một số khác đã quyết định từ bỏ cuộc chơi.
Theo tờ Wall Street Journal, thế mất cân bằng trên thị trường smartphone một lần nữa được thể hiện rõ vào hôm qua (31/7) khi hãng NEC của Nhật Bản tuyên bố sẽ rút lui khỏi lĩnh vực này. Quyết định của NEC được đưa ra chỉ 2 năm sau khi hãng tham gia vào cuộc chơi mang tên điện thoại thông minh và liên tục hứng chịu thua lỗ.
“Chúng tôi đã chậm chân trên thị trường smartphone, và chúng tôi không thể phát triển được những sản phẩm hấp dẫn. Đó là những gì đã xảy ra”, Giám đốc tài chính (CFO) Isamu Kawashima của NEC phát biểu tại một cuộc họp báo.
Trong câu chuyện về kẻ thắng, người thua trong cuộc đua smartphone, ngành điện thoại di động của Nhật Bản nổi bật hơn cả, bởi các sản phẩm điện thoại của nước này đã được kính nể nhờ độ thông minh từ trước khi những chiếc smartphone thực sự nổi lên.
Từ nhiều năm trước, các nhà sản xuất điện thoại di động của Nhật đã phát triển được những công nghệ đỉnh cao cho phép người sử dụng xem TV, thanh toán điện tử, và các tính năng khác hiện nay phổ biến ở smartphone. Mặc dù vậy, những sản phẩm này được định hướng chủ yếu vào người tiêu dùng Nhật và không đột phá được vào các thị trường bên ngoài. Vì vậy, ngành công nghiệp di động của Nhật Bản thường được xem là biệt lập với phần còn lại của thế giới.
Tự tin vào khả năng công nghệ của mình, các công ty Nhật Bản đã chậm chân trong việc nhận ra xu hướng dịch chuyển sang smartphone của thế giới và buộc phải chạy theo với những sản phẩm na ná những không thể sánh nổi với iPhone của Apple hay Galaxy S của Samsung. Thực tế này khiến những người tiêu dùng Nhật từng trung thành với hàng nội phải tìm đến với các thương hiệu ngoại khi sắm smartphone. Sony hiện là nhà sản xuất di động duy nhất của Nhật Bản có tên trong top 5 hãng smartphone dẫn đầu thế giới về doanh số trong những tháng gần đây nhờ dòng Xperia.
“Apple đã có một thương hiệu vững mạnh. Các hãng smartphone của Nhật Bản đã quá chậm. Trong số 10 người bạn của tôi, chắc chỉ có 1 người dùng điện thoại không phải là iPhone”, anh thanh niên 30 tuổi người Nhật Nobuaki Toma cho biết. “Khi nói tới smartphone bây giờ, người ta nghĩ ngay đến Apple hoặc Samsung”.
Thông báo từ bỏ cuộc chơi smartphone của NEC được đưa ra chỉ một ngày sau khi hãng HTC của Đài Loan, một trong những nhà sản xuất smartphone đầu tiên trên thế giới, cảnh báo có thể có quý thua lỗ đầu tiên kể từ khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào năm 2002. Cũng vào hôm thứ Ba tuần này, hãng Fujitsu từng một thời dẫn đầu thị trường di động Nhật báo lỗ lần thứ 3 trong 5 quý vừa qua do doanh thu suy giảm 30% trong quý 2 so với cùng kỳ năm ngoái.
Những thách thức mà các nhà sản xuất smartphone đang phải đối mặt trong bối cảnh doanh số toàn cầu của loại điện thoại này tăng 52% trong quý 2 cho thấy rõ hơn sự thống trị tuyệt đối của Apple và Samsung. Hai hãng hiện đóng góp khoảng một nửa doanh số smartphone toàn cầu, nhưng chiếm gần như toàn bộ lợi nhuận của ngành này.
Theo phân tích của hãng nghiên cứu Strategy Analytics, trong quý 2 vừa qua, Samsung và Apple lần lượt đạt lợi nhuận tương ứng lần lượt là 5,2 tỷ USD và 5,6 tỷ USD ở mảng di động. Trong khi đó, mảng di động của hãng LG, nhà sản xuất smartphone lớn thứ 3 thế giới chỉ đạt mức lợi nhuận hoạt động 54 triệu USD và chiếm thị phần 5,3% trong quý 2.
Thế độc quyền của Apple và Samsung đối nghịch hoàn toàn với một danh sách dài những nhà sản xuất smartphone chật vật tìm cho mình một chỗ đứng, như Nokia, BlackBerry, Sony và LG. Ngay cả những nhà sản xuất smartphone Trung Quốc đang phát triển nhanh như Lenovo, ZTE và Huawei, vốn đều là những thương hiệu lớn ở Trung Quốc, đều chưa chứng tỏ được khả năng tìm được lợi nhuận bền vững từ các sản phẩm “dế” thông minh.
Tuy không cung cấp iPhone, nhà mạng di động hàng đầu của Nhật là DoCoMo đã quyết định mở một chiến dịch quảng cáo và giảm giá các sản phẩm Galaxy S4 và Xperia A. Trong khi đó, DoCoMo không hề đả động gì đến các đối tác đồng hương lâu năm như NEC, Fujitsu, Sharp và Panasonic ngay vào lúc các nhà sản xuất này rất cần tới nguồn quỹ quảng cáo dồi dào của nhà mạng.
“Tôi vẫn nói với các nhà cung cấp là chúng tôi cần họ phải biết làm cho bản thân họ trở nên khác biệt”, Chủ tịch DoCoMo, ông Kaoru Kato, phát biểu trong một cuộc phỏng vấn đầu tháng 7.
Bộ phận di động của NEC lỗ 9 tỷ Yên, tương đương 92 triệu USD, trên doanh thu chưa đầy 20 tỷ Yên trong quý 2. Cách đây 10 năm, NEC là nhà sản xuất di động lớn nhất ở Nhật với thị phần 13%, nhưng sự chậm chân trong cuộc đua smartphone đã khiến hãng phải đóng cửa bộ phận này. NEC tuyên bố vẫn tiếp tục sản xuất điện thoại di động thông thường.
Tình hình ở mảng di động của Panasonic cũng đang xấu đi. Hãng vừa báo lỗ 5,4 tỷ Yên ở mảng này trong quý 2 năm nay, so với mức lỗ 3,7 tỷ Yên cùng kỳ năm ngoái, trong khi doanh thu giảm 14%.
Hãng Fujitsu là một nhà sản xuất smartphone khác đang trong cảnh thua lỗ, nhưng tuyên bố chưa có ý định rút lui khỏi cuộc chơi. CFO Kazuhiko Kato của Fujitsu nói trong một cuộc họp báo vào đầu tuần này rằng, hãng có thể tồn tại trên thị trường smartphone với mức doanh số khoảng 300.000 chiếc mỗi tháng, tương đương dưới 4 triệu chiếc mỗi năm.
Theo tờ Wall Street Journal, thế mất cân bằng trên thị trường smartphone một lần nữa được thể hiện rõ vào hôm qua (31/7) khi hãng NEC của Nhật Bản tuyên bố sẽ rút lui khỏi lĩnh vực này. Quyết định của NEC được đưa ra chỉ 2 năm sau khi hãng tham gia vào cuộc chơi mang tên điện thoại thông minh và liên tục hứng chịu thua lỗ.
“Chúng tôi đã chậm chân trên thị trường smartphone, và chúng tôi không thể phát triển được những sản phẩm hấp dẫn. Đó là những gì đã xảy ra”, Giám đốc tài chính (CFO) Isamu Kawashima của NEC phát biểu tại một cuộc họp báo.
Trong câu chuyện về kẻ thắng, người thua trong cuộc đua smartphone, ngành điện thoại di động của Nhật Bản nổi bật hơn cả, bởi các sản phẩm điện thoại của nước này đã được kính nể nhờ độ thông minh từ trước khi những chiếc smartphone thực sự nổi lên.
Từ nhiều năm trước, các nhà sản xuất điện thoại di động của Nhật đã phát triển được những công nghệ đỉnh cao cho phép người sử dụng xem TV, thanh toán điện tử, và các tính năng khác hiện nay phổ biến ở smartphone. Mặc dù vậy, những sản phẩm này được định hướng chủ yếu vào người tiêu dùng Nhật và không đột phá được vào các thị trường bên ngoài. Vì vậy, ngành công nghiệp di động của Nhật Bản thường được xem là biệt lập với phần còn lại của thế giới.
Tự tin vào khả năng công nghệ của mình, các công ty Nhật Bản đã chậm chân trong việc nhận ra xu hướng dịch chuyển sang smartphone của thế giới và buộc phải chạy theo với những sản phẩm na ná những không thể sánh nổi với iPhone của Apple hay Galaxy S của Samsung. Thực tế này khiến những người tiêu dùng Nhật từng trung thành với hàng nội phải tìm đến với các thương hiệu ngoại khi sắm smartphone. Sony hiện là nhà sản xuất di động duy nhất của Nhật Bản có tên trong top 5 hãng smartphone dẫn đầu thế giới về doanh số trong những tháng gần đây nhờ dòng Xperia.
“Apple đã có một thương hiệu vững mạnh. Các hãng smartphone của Nhật Bản đã quá chậm. Trong số 10 người bạn của tôi, chắc chỉ có 1 người dùng điện thoại không phải là iPhone”, anh thanh niên 30 tuổi người Nhật Nobuaki Toma cho biết. “Khi nói tới smartphone bây giờ, người ta nghĩ ngay đến Apple hoặc Samsung”.
Thông báo từ bỏ cuộc chơi smartphone của NEC được đưa ra chỉ một ngày sau khi hãng HTC của Đài Loan, một trong những nhà sản xuất smartphone đầu tiên trên thế giới, cảnh báo có thể có quý thua lỗ đầu tiên kể từ khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào năm 2002. Cũng vào hôm thứ Ba tuần này, hãng Fujitsu từng một thời dẫn đầu thị trường di động Nhật báo lỗ lần thứ 3 trong 5 quý vừa qua do doanh thu suy giảm 30% trong quý 2 so với cùng kỳ năm ngoái.
Những thách thức mà các nhà sản xuất smartphone đang phải đối mặt trong bối cảnh doanh số toàn cầu của loại điện thoại này tăng 52% trong quý 2 cho thấy rõ hơn sự thống trị tuyệt đối của Apple và Samsung. Hai hãng hiện đóng góp khoảng một nửa doanh số smartphone toàn cầu, nhưng chiếm gần như toàn bộ lợi nhuận của ngành này.
Theo phân tích của hãng nghiên cứu Strategy Analytics, trong quý 2 vừa qua, Samsung và Apple lần lượt đạt lợi nhuận tương ứng lần lượt là 5,2 tỷ USD và 5,6 tỷ USD ở mảng di động. Trong khi đó, mảng di động của hãng LG, nhà sản xuất smartphone lớn thứ 3 thế giới chỉ đạt mức lợi nhuận hoạt động 54 triệu USD và chiếm thị phần 5,3% trong quý 2.
Thế độc quyền của Apple và Samsung đối nghịch hoàn toàn với một danh sách dài những nhà sản xuất smartphone chật vật tìm cho mình một chỗ đứng, như Nokia, BlackBerry, Sony và LG. Ngay cả những nhà sản xuất smartphone Trung Quốc đang phát triển nhanh như Lenovo, ZTE và Huawei, vốn đều là những thương hiệu lớn ở Trung Quốc, đều chưa chứng tỏ được khả năng tìm được lợi nhuận bền vững từ các sản phẩm “dế” thông minh.
Tuy không cung cấp iPhone, nhà mạng di động hàng đầu của Nhật là DoCoMo đã quyết định mở một chiến dịch quảng cáo và giảm giá các sản phẩm Galaxy S4 và Xperia A. Trong khi đó, DoCoMo không hề đả động gì đến các đối tác đồng hương lâu năm như NEC, Fujitsu, Sharp và Panasonic ngay vào lúc các nhà sản xuất này rất cần tới nguồn quỹ quảng cáo dồi dào của nhà mạng.
“Tôi vẫn nói với các nhà cung cấp là chúng tôi cần họ phải biết làm cho bản thân họ trở nên khác biệt”, Chủ tịch DoCoMo, ông Kaoru Kato, phát biểu trong một cuộc phỏng vấn đầu tháng 7.
Bộ phận di động của NEC lỗ 9 tỷ Yên, tương đương 92 triệu USD, trên doanh thu chưa đầy 20 tỷ Yên trong quý 2. Cách đây 10 năm, NEC là nhà sản xuất di động lớn nhất ở Nhật với thị phần 13%, nhưng sự chậm chân trong cuộc đua smartphone đã khiến hãng phải đóng cửa bộ phận này. NEC tuyên bố vẫn tiếp tục sản xuất điện thoại di động thông thường.
Tình hình ở mảng di động của Panasonic cũng đang xấu đi. Hãng vừa báo lỗ 5,4 tỷ Yên ở mảng này trong quý 2 năm nay, so với mức lỗ 3,7 tỷ Yên cùng kỳ năm ngoái, trong khi doanh thu giảm 14%.
Hãng Fujitsu là một nhà sản xuất smartphone khác đang trong cảnh thua lỗ, nhưng tuyên bố chưa có ý định rút lui khỏi cuộc chơi. CFO Kazuhiko Kato của Fujitsu nói trong một cuộc họp báo vào đầu tuần này rằng, hãng có thể tồn tại trên thị trường smartphone với mức doanh số khoảng 300.000 chiếc mỗi tháng, tương đương dưới 4 triệu chiếc mỗi năm.