Đã có 71 tập đoàn, tổng công ty “hứa” tiết kiệm
Bộ Tài chính vừa công bố danh sách các tập đoàn, tổng công ty đăng ký tiết giảm chi phí, tính đến 31/3/2012
Bộ Tài chính vừa công bố danh sách các tập đoàn, tổng công ty đăng ký tiết giảm chi phí, tính đến 31/3/2012.
Theo đó, đã có 71 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đăng ký thực hiện tiết giảm chi phí với tổng số tiết giảm 12.196 tỷ đồng. Trong đó có những tập đoàn, tổng công ty cam kết tiết kiệm chi phí quản lý, sản xuất trong năm nay với giá trị lớn như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam 3.700 tỷ đồng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam 1.800, Tập đoàn Bảo Việt 145 tỷ đồng, Tập đoàn Dệt may 1.100 tỷ đồng, tỷ đồng, Tập đoàn HUD 125 tỷ đồng, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam 105 tỷ đồng...
Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước cũng đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện thoái vốn đầu tư tại các doanh nghiệp không thuộc ngành nghề kinh doanh chính; xây dựng kế hoạch thoái vốn tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối.
Trước đó, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính đã có văn bản gửi các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đề nghị kiểm soát chặt chẽ, tăng cường tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh; tiết giảm 5-10% chi phí quản lý, tập trung giảm giá thành sản phẩm; nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chỉ đạo trên, một số tập đoàn, tổng công ty đã tỏ ra “không tiết kiệm” ngay trong việc công bố việc tiết giảm chi tiêu của mình. Trước thực tế đó, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh đã có ý kiến chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty yêu cầu, trong thời gian tới, việc tổ chức ký cam kết tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phải bảo đảm đơn giản, gọn nhẹ, thiết thực, tiết kiệm, có ý nghĩa, tránh hình thức, tốn kém không cần thiết.
Lãnh đạo một số bộ, ngành, chuyên gia kinh tế cũng khẳng định, việc tiết kiệm trong chi tiêu của các tập đoàn, tổng công ty là cần thiết. Tuy nhiên, sẽ ý nghĩa hơn nhiều nếu việc tiết kiệm đó được gắn liền với nỗ lực nâng cao năng suất, hiệu quả lao động.
Đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cũng cho hay, sắp tới, quy chế giám sát tài chính đối với doanh nghiệp, tập đoàn, tổng công ty Nhà nước sẽ được ban hành, trong đó đề cao việc xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty. Dù cắt giảm chi tiêu như thế nào, nhưng nếu để thua lỗ hai năm liên tiếp, lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty phải bị đưa ra xem xét, xử lý trách nhiệm.
Theo đó, đã có 71 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đăng ký thực hiện tiết giảm chi phí với tổng số tiết giảm 12.196 tỷ đồng. Trong đó có những tập đoàn, tổng công ty cam kết tiết kiệm chi phí quản lý, sản xuất trong năm nay với giá trị lớn như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam 3.700 tỷ đồng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam 1.800, Tập đoàn Bảo Việt 145 tỷ đồng, Tập đoàn Dệt may 1.100 tỷ đồng, tỷ đồng, Tập đoàn HUD 125 tỷ đồng, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam 105 tỷ đồng...
Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước cũng đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện thoái vốn đầu tư tại các doanh nghiệp không thuộc ngành nghề kinh doanh chính; xây dựng kế hoạch thoái vốn tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối.
Trước đó, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính đã có văn bản gửi các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đề nghị kiểm soát chặt chẽ, tăng cường tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh; tiết giảm 5-10% chi phí quản lý, tập trung giảm giá thành sản phẩm; nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chỉ đạo trên, một số tập đoàn, tổng công ty đã tỏ ra “không tiết kiệm” ngay trong việc công bố việc tiết giảm chi tiêu của mình. Trước thực tế đó, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh đã có ý kiến chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty yêu cầu, trong thời gian tới, việc tổ chức ký cam kết tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phải bảo đảm đơn giản, gọn nhẹ, thiết thực, tiết kiệm, có ý nghĩa, tránh hình thức, tốn kém không cần thiết.
Lãnh đạo một số bộ, ngành, chuyên gia kinh tế cũng khẳng định, việc tiết kiệm trong chi tiêu của các tập đoàn, tổng công ty là cần thiết. Tuy nhiên, sẽ ý nghĩa hơn nhiều nếu việc tiết kiệm đó được gắn liền với nỗ lực nâng cao năng suất, hiệu quả lao động.
Đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cũng cho hay, sắp tới, quy chế giám sát tài chính đối với doanh nghiệp, tập đoàn, tổng công ty Nhà nước sẽ được ban hành, trong đó đề cao việc xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty. Dù cắt giảm chi tiêu như thế nào, nhưng nếu để thua lỗ hai năm liên tiếp, lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty phải bị đưa ra xem xét, xử lý trách nhiệm.