“Đã đủ căn cứ để truy tố Vedan!”
“Đích thân Thủ tướng đã gọi điện cho tôi đề nghị phải xử lý nghiêm vụ này để răn đe các doanh nghiệp khác”
“Đích thân Thủ tướng đã gọi điện cho tôi đề nghị phải xử lý nghiêm vụ này để răn đe các doanh nghiệp khác”.
Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên đã cho biết như vậy tại buổi họp báo liên quan đến vi phạm gây ô nhiễm môi trường của Công ty Vedan Việt Nam. Theo ông, những chứng cứ về vi phạm của Công ty Vedan là đã đủ cơ sở để có thể truy tố trước pháp luật.
Thải nước quá... tinh vi
Thưa Bộ trưởng, tại sao vi phạm của Công ty Vedan đã diễn ra trong một thời gian khá lâu, nhưng bây giờ mới bị phát hiện?
Sở dĩ vi phạm của Công ty Vedan đến thời điểm này mới bị lật tẩy là bởi, doanh nghiệp này đã đầu tư xây dựng một hệ thống xả nước thải không xử lý rất tinh vi nhằm che mắt cơ quan chức năng và người dân. Vì vậy, với năng lực và nghiệp vụ bình thường sẽ rất khó mà phát hiện được.
Hơn nữa, theo quy định của Luật Môi trường, mỗi lần nếu muốn thanh tra thì phải báo cho đơn vị được thanh tra biết trước một tuần, nên mỗi lần vào chúng tôi đều thấy hệ thống vẫn vận hành đúng quy định.
Tuy nhiên, cách đây 6 tháng thì chúng tôi đã nhận được thông tin là Công ty Vedan có sử dụng hệ thống xả nước thải ngầm. Tức là khi kiểm tra thì công ty cho toàn bộ chất thải qua hệ thống xử lý chất thải, nhưng khi không có kiểm tra thì công ty lại cho thải trực tiếp ra sông Thi Vải bằng van 2 chiều.
Mặc dù, đây là doanh nghiệp nước ngoài và lại tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân, nhưng với tư cách là Bộ trưởng, tôi rất bức xúc trước hành vi vi phạm bảo vệ môi trường, coi thường sức khỏe người dân của Công ty Vedan.
Chính vì vậy, tôi đã xin ý kiến các cấp trên và kiến nghị Cục Cảnh sát môi trường phải kiên quyết vạch rõ hành vi của Công ty Vedan.
Nhưng, việc để Công ty Vedan xây dựng cả một hệ thống xả chất thải quy mô và hoạt động trong một thời gian dài như vậy thì liệu là do năng lực giám sát yếu kém, hay là do có sự bao che của các cơ quan địa phương, thưa Bộ trưởng?
Đến thời điểm này thì chúng tôi cũng chưa thể khẳng định là có sự thông đồng, bao che của các cơ quan chức năng địa phương đối với Công ty Vedan hay không.
Tuy nhiên, có một điều có thể khẳng định là các cơ quan này đã thiếu trách nhiệm trong việc quản lý và giám sát các hoạt động xả nước thải của doanh nghiệp này. Không chỉ thế, sau khi vụ việc được phát hiện thì nhiều cơ quan địa phương đã có biểu hiện trốn tránh, đùn đẩy trách nhiệm.
Với tư cách là bộ chủ quản, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ có các buổi làm việc với một số địa phương để làm rõ trách nhiệm liên quan đến bảo vệ môi trường. Sau khi xử lý xong vụ Vedan, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ có một cuộc họp rút kinh nghiệm, rà soát lại các điều khoản của hệ thống pháp luật, đánh giá năng lực cán bộ liên quan đến quản lý, bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, tôi cũng lưu ý môt điều, hiện nay có tình trạng là các địa phương chú trọng quá mức đến việc phát triển kinh tế, mời gọi đầu tư mà cố tình bỏ qua nhiều quy định và tiêu chuẩn về môi trường. Nhiều lãnh đạo tỉnh đã xin giảm bớt, hạ thấp các chỉ tiêu về môi trường để "lấy lòng" nhà đầu tư.
Đây là một hiện tượng đáng báo động và cần phải có sự chấn chỉnh trong thời gian tới.
Sẽ xử lý nhiều doanh nghiệp khác
Vụ việc của Công ty Vedan chỉ là một trong hai vụ việc lớn bị phát hiện trong thời gian gần đây. Vậy, theo Bộ trưởng, liệu có tình trạng có nhiều doanh nghiệp khác cũng vi phạm, nhưng chưa bị phát hiện hay không?
Theo tôi điều này hoàn toàn có thể, bởi hiện nay, trong tổng số hơn 100 khu công nghiệp thì chỉ có hơn 20% là đạt yêu cầu về xử lý chất thải, còn lại gần 80% là vi phạm, không đạt yêu cầu.
Ngay dọc sông Thị Vải, qua kiểm tra, chúng tôi đã nắm được không chỉ có Công ty Vedan vi phạm xả chất thải không xử lý xuống sông, mà còn rất nhiều doanh nghiệp khác.
Hiện các cơ quan thanh tra của Bộ đã nắm đầy đủ các thông tin và chứng cứ vi phạm của một số doanh nghiệp có vi phạm tương tự như Công ty Vedan. Nhưng vì đang trong quá trình thu thập, củng cố tài liệu nên Bộ chưa thể công bố đầy đủ danh tính của các đơn vị vi phạm này. Chúng tôi chỉ có thể tạm thời cung cấp tên của hai doanh nghiệp vi phạm, đó là Công ty Giấy Mỹ Xuân và Công ty Thủy sản Tiến Đạt. Cả hai doanh nghiệp này cũng đều thực hiện xả nước thải chưa qua xử lý xuống Sông Thị Vải.
Chính vì vậy, ngay trong tuần tới, Bộ sẽ có những cuộc họp bàn về việc xử lý các doanh nghiệp vi phạm này và sẽ công bố rộng rãi với báo chí.
Việc xả nước thải không xử lý xuống sông là hành vi vi phạm nghiêm trọng về bảo vệ môi trường. Vậy, tại sao chúng ta không có chế tài xử phạt nghiêm khắc mà chỉ dừng lại ở xử phạt hành chính, thưa Bộ trưởng?
Nếu như từ năm 2005 trở về trước, những vi phạm về môi trường của Công ty Vedan và các doanh nghiệp khác vẫn là vấn đề tranh cãi, cả về góc độ khoa học và pháp lý thì đến năm 2005, những bất cập trong quản lý và hệ thống pháp luật về môi trường đã được cải thiện đáng kể.
Cụ thể là vào năm 2005, căn cứ vào các quy định của pháp luật, các cơ quan chức năng đã yêu cầu Công ty Vedan phải bồi thường 15 tỷ đồng cho người dân vì đã gây hại cho môi trường.
Do vậy, về pháp lý thì Luật Môi trường 2005 đã tạo dựng một khung pháp lý khá bền vững, trong đó có đề cập đến trách nhiệm cụ thể của các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý. Đồng thời, kết hợp các biện pháp nghiệp vụ từ quan trắc, điều tra, thanh tra, đến việc thành lập Cục Cảnh sát môi trường.
Vì vậy, dù chưa được hoàn chỉnh nhưng đến thời điểm này, chúng ta hoàn toàn có đủ cơ sở pháp lý để xử lý những vi phạm như của Công ty Vedan.
Vấn đề quan trọng lúc này không phải là việc chúng ta đóng cửa nhà máy hay truy tố, bắt giam… mà điều chúng ta cần là để làm sao yêu cầu công ty này phải có trách nhiệm với những vi phạm trong suốt 15 năm qua.
Riêng đối với Công ty Vedan, trước mắt hướng giải quyết của Bộ là sẽ xử phạt hành chính với tình tiết tăng nặng theo quy định của pháp luật, mà cụ thể là phạt tiền với mức tối đa của khung hình phạt.
Ngoài ra, chúng tôi có thể áp dụng các hình phạt bổ sung như tước quyền sử dụng giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, đình chỉ hoạt động của công ty, yêu cầu đền bù thiệt hại cho dân... Và, rất có thể sẽ chuyển hồ sơ lên cơ quan điều tra để khởi tố hình sự theo quy định của pháp luật.
Đến thời điểm này toàn bộ bức tranh về hành vi vi phạm nghiêm trọng của Công ty Vedan đã bị chúng tôi lật tẩy. Tuy nhiên, theo tôi được biết, những hành vi vi phạm của Công ty Vedan không chỉ là ở Sông Thị Vải mà còn có các nhà máy chế biến của công ty ở các địa phương khác như Hà Tĩnh, Quảng Bình…
Thông qua vụ việc này, chúng tôi muốn cảnh báo với tất cả các doanh nghiệp gây ô nhiễm khác, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài. Chắc chắn, sau vụ này, chúng tôi sẽ xử lý khoảng 5-7 vụ nữa.
Doanh nghiệp quá coi thường người dân
Bộ trưởng nhìn nhận thế nào về đạo đức và trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp qua vụ vi phạm của Công ty Vedan?
Tôi có thể khẳng định là các doanh nghiệp như Vedan đã coi thường Việt Nam, coi thường sức khoẻ của người dân. Họ có thể làm bất cứ điều gì để có lợi nhuận.
Qua tính toán đối với công ty Vedan, cứ 1% tăng trưởng của doanh nghiệp này mà không có biện pháp xử lý chất thải thì môi trường của chúng ta bị thiệt hại gấp 3 lần.
Do vậy, tôi có thể khẳng định, Công ty Vedan với hình thức xả nước thải không xử lý trực tiếp ra sông Thị Vải như thời gian qua thì công ty này đã "ăn" vào giá môi trường là chính. Hiện nay, tôi đang chỉ đạo các đơn vị tính toán xem thiệt hại về kinh tế của vụ việc này là bao nhiêu và sẽ công bố rộng rãi trong thời gian tới.
Mặc dù công ty này có thể đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, có đóng góp về công ăn việc làm…, nhưng những điều đó không thể bù đắp lại những thiệt hại về môi trường mà họ đã gây ra.
Tôi cũng xin lưu ý, hiện nay những tang chứng, chứng cứ do các cơ quan chức năng thu thập được đã đủ để khởi tố trách nhiệm hình sự đối với Công ty Vedan. Vì vậy, nếu xét thấy cần thiết, rất có thể chúng tôi sẽ chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để khởi tố công ty này. Thậm chí, nếu cần thiết, chúng tôi sẽ tước giấy phép vĩnh viễn đối với Công ty Vedan.
Thiệt hại về kinh tế là rất lớn
Vậy có thể tính toán những thiệt hại về kinh tế do Công ty Vedan gây ra không, thưa ông?
Việc tính toán thiệt hại kinh tế qua hành vi gây ô nhiễm của Công ty Vedan là một bài toán tương đối khó. Tuy nhiên, chúng tôi có thể tính toán những thiệt hại cơ bản dựa trên cơ sở pháp lý, đó là: dựa trên tổng lượng thải và hàm lượng thải và mức phí phải đóng thì có thể tính được.
Hiện nay, chúng tôi đã có thể tính toán được chi phí để xử lý 1m3 chất thải là khoảng 5 triệu đồng, căn cứ vào lượng chất thải của Công ty Vedan xả mỗi ngày khoảng 5.000m3 ra sông Thị Vải thì có thể thấy công ty này đã trốn được một khoản tiền khổng lồ, và đương nhiên thiệt hại là thuộc về chúng ta.
Chính phủ đã chỉ đạo coi đây là vụ việc điển hình về xử lý vi phạm bảo vệ môi trường. Đích thân Thủ tướng đã gọi điện cho tôi đề nghị phải xử lý nghiêm để răn đe các doanh nghiệp khác. Vào ngày 19/9 tới, Bộ sẽ có quyết định cuối cùng về hình thức xử lý đối với Vedan.
Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên đã cho biết như vậy tại buổi họp báo liên quan đến vi phạm gây ô nhiễm môi trường của Công ty Vedan Việt Nam. Theo ông, những chứng cứ về vi phạm của Công ty Vedan là đã đủ cơ sở để có thể truy tố trước pháp luật.
Thải nước quá... tinh vi
Thưa Bộ trưởng, tại sao vi phạm của Công ty Vedan đã diễn ra trong một thời gian khá lâu, nhưng bây giờ mới bị phát hiện?
Sở dĩ vi phạm của Công ty Vedan đến thời điểm này mới bị lật tẩy là bởi, doanh nghiệp này đã đầu tư xây dựng một hệ thống xả nước thải không xử lý rất tinh vi nhằm che mắt cơ quan chức năng và người dân. Vì vậy, với năng lực và nghiệp vụ bình thường sẽ rất khó mà phát hiện được.
Hơn nữa, theo quy định của Luật Môi trường, mỗi lần nếu muốn thanh tra thì phải báo cho đơn vị được thanh tra biết trước một tuần, nên mỗi lần vào chúng tôi đều thấy hệ thống vẫn vận hành đúng quy định.
Tuy nhiên, cách đây 6 tháng thì chúng tôi đã nhận được thông tin là Công ty Vedan có sử dụng hệ thống xả nước thải ngầm. Tức là khi kiểm tra thì công ty cho toàn bộ chất thải qua hệ thống xử lý chất thải, nhưng khi không có kiểm tra thì công ty lại cho thải trực tiếp ra sông Thi Vải bằng van 2 chiều.
Mặc dù, đây là doanh nghiệp nước ngoài và lại tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân, nhưng với tư cách là Bộ trưởng, tôi rất bức xúc trước hành vi vi phạm bảo vệ môi trường, coi thường sức khỏe người dân của Công ty Vedan.
Chính vì vậy, tôi đã xin ý kiến các cấp trên và kiến nghị Cục Cảnh sát môi trường phải kiên quyết vạch rõ hành vi của Công ty Vedan.
Nhưng, việc để Công ty Vedan xây dựng cả một hệ thống xả chất thải quy mô và hoạt động trong một thời gian dài như vậy thì liệu là do năng lực giám sát yếu kém, hay là do có sự bao che của các cơ quan địa phương, thưa Bộ trưởng?
Đến thời điểm này thì chúng tôi cũng chưa thể khẳng định là có sự thông đồng, bao che của các cơ quan chức năng địa phương đối với Công ty Vedan hay không.
Tuy nhiên, có một điều có thể khẳng định là các cơ quan này đã thiếu trách nhiệm trong việc quản lý và giám sát các hoạt động xả nước thải của doanh nghiệp này. Không chỉ thế, sau khi vụ việc được phát hiện thì nhiều cơ quan địa phương đã có biểu hiện trốn tránh, đùn đẩy trách nhiệm.
Với tư cách là bộ chủ quản, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ có các buổi làm việc với một số địa phương để làm rõ trách nhiệm liên quan đến bảo vệ môi trường. Sau khi xử lý xong vụ Vedan, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ có một cuộc họp rút kinh nghiệm, rà soát lại các điều khoản của hệ thống pháp luật, đánh giá năng lực cán bộ liên quan đến quản lý, bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, tôi cũng lưu ý môt điều, hiện nay có tình trạng là các địa phương chú trọng quá mức đến việc phát triển kinh tế, mời gọi đầu tư mà cố tình bỏ qua nhiều quy định và tiêu chuẩn về môi trường. Nhiều lãnh đạo tỉnh đã xin giảm bớt, hạ thấp các chỉ tiêu về môi trường để "lấy lòng" nhà đầu tư.
Đây là một hiện tượng đáng báo động và cần phải có sự chấn chỉnh trong thời gian tới.
Sẽ xử lý nhiều doanh nghiệp khác
Vụ việc của Công ty Vedan chỉ là một trong hai vụ việc lớn bị phát hiện trong thời gian gần đây. Vậy, theo Bộ trưởng, liệu có tình trạng có nhiều doanh nghiệp khác cũng vi phạm, nhưng chưa bị phát hiện hay không?
Theo tôi điều này hoàn toàn có thể, bởi hiện nay, trong tổng số hơn 100 khu công nghiệp thì chỉ có hơn 20% là đạt yêu cầu về xử lý chất thải, còn lại gần 80% là vi phạm, không đạt yêu cầu.
Ngay dọc sông Thị Vải, qua kiểm tra, chúng tôi đã nắm được không chỉ có Công ty Vedan vi phạm xả chất thải không xử lý xuống sông, mà còn rất nhiều doanh nghiệp khác.
Hiện các cơ quan thanh tra của Bộ đã nắm đầy đủ các thông tin và chứng cứ vi phạm của một số doanh nghiệp có vi phạm tương tự như Công ty Vedan. Nhưng vì đang trong quá trình thu thập, củng cố tài liệu nên Bộ chưa thể công bố đầy đủ danh tính của các đơn vị vi phạm này. Chúng tôi chỉ có thể tạm thời cung cấp tên của hai doanh nghiệp vi phạm, đó là Công ty Giấy Mỹ Xuân và Công ty Thủy sản Tiến Đạt. Cả hai doanh nghiệp này cũng đều thực hiện xả nước thải chưa qua xử lý xuống Sông Thị Vải.
Chính vì vậy, ngay trong tuần tới, Bộ sẽ có những cuộc họp bàn về việc xử lý các doanh nghiệp vi phạm này và sẽ công bố rộng rãi với báo chí.
Việc xả nước thải không xử lý xuống sông là hành vi vi phạm nghiêm trọng về bảo vệ môi trường. Vậy, tại sao chúng ta không có chế tài xử phạt nghiêm khắc mà chỉ dừng lại ở xử phạt hành chính, thưa Bộ trưởng?
Nếu như từ năm 2005 trở về trước, những vi phạm về môi trường của Công ty Vedan và các doanh nghiệp khác vẫn là vấn đề tranh cãi, cả về góc độ khoa học và pháp lý thì đến năm 2005, những bất cập trong quản lý và hệ thống pháp luật về môi trường đã được cải thiện đáng kể.
Cụ thể là vào năm 2005, căn cứ vào các quy định của pháp luật, các cơ quan chức năng đã yêu cầu Công ty Vedan phải bồi thường 15 tỷ đồng cho người dân vì đã gây hại cho môi trường.
Do vậy, về pháp lý thì Luật Môi trường 2005 đã tạo dựng một khung pháp lý khá bền vững, trong đó có đề cập đến trách nhiệm cụ thể của các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý. Đồng thời, kết hợp các biện pháp nghiệp vụ từ quan trắc, điều tra, thanh tra, đến việc thành lập Cục Cảnh sát môi trường.
Vì vậy, dù chưa được hoàn chỉnh nhưng đến thời điểm này, chúng ta hoàn toàn có đủ cơ sở pháp lý để xử lý những vi phạm như của Công ty Vedan.
Vấn đề quan trọng lúc này không phải là việc chúng ta đóng cửa nhà máy hay truy tố, bắt giam… mà điều chúng ta cần là để làm sao yêu cầu công ty này phải có trách nhiệm với những vi phạm trong suốt 15 năm qua.
Riêng đối với Công ty Vedan, trước mắt hướng giải quyết của Bộ là sẽ xử phạt hành chính với tình tiết tăng nặng theo quy định của pháp luật, mà cụ thể là phạt tiền với mức tối đa của khung hình phạt.
Ngoài ra, chúng tôi có thể áp dụng các hình phạt bổ sung như tước quyền sử dụng giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, đình chỉ hoạt động của công ty, yêu cầu đền bù thiệt hại cho dân... Và, rất có thể sẽ chuyển hồ sơ lên cơ quan điều tra để khởi tố hình sự theo quy định của pháp luật.
Đến thời điểm này toàn bộ bức tranh về hành vi vi phạm nghiêm trọng của Công ty Vedan đã bị chúng tôi lật tẩy. Tuy nhiên, theo tôi được biết, những hành vi vi phạm của Công ty Vedan không chỉ là ở Sông Thị Vải mà còn có các nhà máy chế biến của công ty ở các địa phương khác như Hà Tĩnh, Quảng Bình…
Thông qua vụ việc này, chúng tôi muốn cảnh báo với tất cả các doanh nghiệp gây ô nhiễm khác, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài. Chắc chắn, sau vụ này, chúng tôi sẽ xử lý khoảng 5-7 vụ nữa.
Doanh nghiệp quá coi thường người dân
Bộ trưởng nhìn nhận thế nào về đạo đức và trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp qua vụ vi phạm của Công ty Vedan?
Tôi có thể khẳng định là các doanh nghiệp như Vedan đã coi thường Việt Nam, coi thường sức khoẻ của người dân. Họ có thể làm bất cứ điều gì để có lợi nhuận.
Qua tính toán đối với công ty Vedan, cứ 1% tăng trưởng của doanh nghiệp này mà không có biện pháp xử lý chất thải thì môi trường của chúng ta bị thiệt hại gấp 3 lần.
Do vậy, tôi có thể khẳng định, Công ty Vedan với hình thức xả nước thải không xử lý trực tiếp ra sông Thị Vải như thời gian qua thì công ty này đã "ăn" vào giá môi trường là chính. Hiện nay, tôi đang chỉ đạo các đơn vị tính toán xem thiệt hại về kinh tế của vụ việc này là bao nhiêu và sẽ công bố rộng rãi trong thời gian tới.
Mặc dù công ty này có thể đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, có đóng góp về công ăn việc làm…, nhưng những điều đó không thể bù đắp lại những thiệt hại về môi trường mà họ đã gây ra.
Tôi cũng xin lưu ý, hiện nay những tang chứng, chứng cứ do các cơ quan chức năng thu thập được đã đủ để khởi tố trách nhiệm hình sự đối với Công ty Vedan. Vì vậy, nếu xét thấy cần thiết, rất có thể chúng tôi sẽ chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để khởi tố công ty này. Thậm chí, nếu cần thiết, chúng tôi sẽ tước giấy phép vĩnh viễn đối với Công ty Vedan.
Thiệt hại về kinh tế là rất lớn
Vậy có thể tính toán những thiệt hại về kinh tế do Công ty Vedan gây ra không, thưa ông?
Việc tính toán thiệt hại kinh tế qua hành vi gây ô nhiễm của Công ty Vedan là một bài toán tương đối khó. Tuy nhiên, chúng tôi có thể tính toán những thiệt hại cơ bản dựa trên cơ sở pháp lý, đó là: dựa trên tổng lượng thải và hàm lượng thải và mức phí phải đóng thì có thể tính được.
Hiện nay, chúng tôi đã có thể tính toán được chi phí để xử lý 1m3 chất thải là khoảng 5 triệu đồng, căn cứ vào lượng chất thải của Công ty Vedan xả mỗi ngày khoảng 5.000m3 ra sông Thị Vải thì có thể thấy công ty này đã trốn được một khoản tiền khổng lồ, và đương nhiên thiệt hại là thuộc về chúng ta.
Chính phủ đã chỉ đạo coi đây là vụ việc điển hình về xử lý vi phạm bảo vệ môi trường. Đích thân Thủ tướng đã gọi điện cho tôi đề nghị phải xử lý nghiêm để răn đe các doanh nghiệp khác. Vào ngày 19/9 tới, Bộ sẽ có quyết định cuối cùng về hình thức xử lý đối với Vedan.