“Đại gia” số hai lên sàn
Ngày 5/11/2007, cổ phiếu Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất dầu khí chính thức giao dịch trên sàn Tp.HCM
Ngày 5/11/2007, cổ phiếu Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất dầu khí (mã chứng khoán là DPM) chính thức giao dịch trên sàn Tp.HCM.
DPM có khối lượng niêm yết rất lớn, chỉ đứng thứ hai sau cổ phiếu của Sacombank.
DPM tiền thân là Công ty Phân đạm và Hóa chất dầu khí (vốn điều lệ 3.800 tỷ đồng), là doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/2004, được giao nhiệm vụ quản lý, vận hành và kinh doanh các sản phẩm của Nhà máy Đạm Phú Mỹ.
Nhà máy Đạm Phú Mỹ được đặt tại Khu công nghiệp Phú Mỹ I, huyện Tân Bình, tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu. Nhà máy có vốn đầu tư là 397 triệu USD với 63,4 ha, sử dụng công nghệ Haldor Topsoe của Đan Mạch để sản xuất amoniắc (công suất 445.000 tấn/năm) và công nghệ Snamprogetti của Italia để sản xuất Đạm urê (công suất 740.000 tấn/năm). Đây là công nghệ hàng đầu trên thế giới về sản xuất phân đạm với dây chuyền khép kín, đầu vào là khí nguyên liệu, đầu ra là đạm urê và khí lỏng amoniắc.
Sản phẩm chính của công ty là phân đạm chất lượng cao, amoniắc lỏng và điện dư được hoà lưới điện quốc gia. Chính thức đi vào hoạt động từ quý 4/2004, đến nay Nhà máy đạm Phú Mỹ do công ty vận hành luôn đạt 100% công suất thiết kế và đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế với khả năng cung ứng khoảng trên 700.000 tấn urê/năm. Đối với amoniắc lỏng công ty có khả năng cung cấp 35.000 tấn cho các khách hàng có nhu cầu và công suất điện dư của công ty phát lên lưới điện quốc gia là 2.000 MW/tháng.
Một yếu tố quan trọng góp phần làm nên những thành công của Đạm Phú Mỹ đó là công tác tổ chức lựa chọn hệ thống khách hàng chính tiêu thụ sản phẩm, đồng thời cũng là những nhà nhập khẩu lớn về phân bón, được lựa chọn rất cẩn thận theo các tiêu chí đã được công ty ban hành.
Đạm Phú Mỹ được phân phối đến bà con nông dân cả nước thông qua các chi nhánh, mạng lưới khách hàng chính và một phần khác được bán rộng rãi cho các đơn vị có chức năng kinh doanh phân bón. Công ty còn có trung tâm giao dịch và cửa hàng giới thiệu sản phẩm đặt tại Trung tâm Chợ phân bón Trần Xuân Soạn, Q.7, Tp.HCM, có nhiệm vụ trưng bày, giới thiệu sản phẩm và giao dịch bán lẻ với số lượng dưới 500 tấn/hợp đồng.
Thị trường chủ yếu nhắm tới của Đạm Phú Mỹ là khu vực ĐBSCL, miền Đông Nam Bộ, miền Trung và Tây Nguyên. Đạm Phú Mỹ hiện tại đã chiếm lĩnh 50% thị phần của khu vực này.
Dự kiến trong năm 2007, Đạm Phú Mỹ sẽ góp vốn đầu tư vào Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng và đô thị Dầu khí (Petroland) với số vốn góp dự kiến là 40 tỷ đồng (tương đương 4% vốn điều lệ của Petroland). Trong 3 năm tới DPM sẽ đầu tư hàng loạt dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 305 triệu USD.
Đến cuối năm 2008, công ty sẽ trả xong khoản nợ vay dài hạn đầu tư xây dựng Nhà máy đạm Phú Mỹ, như vậy với nguồn vốn khấu hao hàng năm 60 triệu USD tương đương 1.000 tỷ đồng sẽ được dùng để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, đầu tư tài chính... gồm: hoàn thành dự án nâng công suất sản xuất urê của nhà máy, đạt công suất 925.000 tấn/năm, nhập khẩu urê đạt 300.000 tấn/năm, đáp ứng 60% thị trường phân urê trong nước (dự báo khoảng 2.000.000 tấn/năm vào năm 2010). Đầu tư nhà máy sản xuất nhựa Melamine xuất khẩu, H2SO4, phân bón tổng hợp SA. Nhập khẩu và cung ứng 1 triệu tấn/năm các loại phân bón khác ngoài urê. Đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp khác trong và ngoài ngành.
Dự kiến đến năm 2010, lợi nhuận đầu tư tài chính chiếm 10% trong tổng lợi nhuận sau thuế. DPM sẽ nghiên cứu đầu tư các dự án sản xuất: 140.000 tấn SA/năm, chiếm 20% thị phần trong nước, 200.000 tấn Soda/năm, chiếm 85% thị phần trong nước và axít sunfuric (H2SO4) dùng sản xuất SA còn dư 23.000 tấn phục vụ 10% thị phần trong nước.
DPM có khối lượng niêm yết rất lớn, chỉ đứng thứ hai sau cổ phiếu của Sacombank.
DPM tiền thân là Công ty Phân đạm và Hóa chất dầu khí (vốn điều lệ 3.800 tỷ đồng), là doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/2004, được giao nhiệm vụ quản lý, vận hành và kinh doanh các sản phẩm của Nhà máy Đạm Phú Mỹ.
Nhà máy Đạm Phú Mỹ được đặt tại Khu công nghiệp Phú Mỹ I, huyện Tân Bình, tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu. Nhà máy có vốn đầu tư là 397 triệu USD với 63,4 ha, sử dụng công nghệ Haldor Topsoe của Đan Mạch để sản xuất amoniắc (công suất 445.000 tấn/năm) và công nghệ Snamprogetti của Italia để sản xuất Đạm urê (công suất 740.000 tấn/năm). Đây là công nghệ hàng đầu trên thế giới về sản xuất phân đạm với dây chuyền khép kín, đầu vào là khí nguyên liệu, đầu ra là đạm urê và khí lỏng amoniắc.
Sản phẩm chính của công ty là phân đạm chất lượng cao, amoniắc lỏng và điện dư được hoà lưới điện quốc gia. Chính thức đi vào hoạt động từ quý 4/2004, đến nay Nhà máy đạm Phú Mỹ do công ty vận hành luôn đạt 100% công suất thiết kế và đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế với khả năng cung ứng khoảng trên 700.000 tấn urê/năm. Đối với amoniắc lỏng công ty có khả năng cung cấp 35.000 tấn cho các khách hàng có nhu cầu và công suất điện dư của công ty phát lên lưới điện quốc gia là 2.000 MW/tháng.
Một yếu tố quan trọng góp phần làm nên những thành công của Đạm Phú Mỹ đó là công tác tổ chức lựa chọn hệ thống khách hàng chính tiêu thụ sản phẩm, đồng thời cũng là những nhà nhập khẩu lớn về phân bón, được lựa chọn rất cẩn thận theo các tiêu chí đã được công ty ban hành.
Đạm Phú Mỹ được phân phối đến bà con nông dân cả nước thông qua các chi nhánh, mạng lưới khách hàng chính và một phần khác được bán rộng rãi cho các đơn vị có chức năng kinh doanh phân bón. Công ty còn có trung tâm giao dịch và cửa hàng giới thiệu sản phẩm đặt tại Trung tâm Chợ phân bón Trần Xuân Soạn, Q.7, Tp.HCM, có nhiệm vụ trưng bày, giới thiệu sản phẩm và giao dịch bán lẻ với số lượng dưới 500 tấn/hợp đồng.
Thị trường chủ yếu nhắm tới của Đạm Phú Mỹ là khu vực ĐBSCL, miền Đông Nam Bộ, miền Trung và Tây Nguyên. Đạm Phú Mỹ hiện tại đã chiếm lĩnh 50% thị phần của khu vực này.
Dự kiến trong năm 2007, Đạm Phú Mỹ sẽ góp vốn đầu tư vào Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng và đô thị Dầu khí (Petroland) với số vốn góp dự kiến là 40 tỷ đồng (tương đương 4% vốn điều lệ của Petroland). Trong 3 năm tới DPM sẽ đầu tư hàng loạt dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 305 triệu USD.
Đến cuối năm 2008, công ty sẽ trả xong khoản nợ vay dài hạn đầu tư xây dựng Nhà máy đạm Phú Mỹ, như vậy với nguồn vốn khấu hao hàng năm 60 triệu USD tương đương 1.000 tỷ đồng sẽ được dùng để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, đầu tư tài chính... gồm: hoàn thành dự án nâng công suất sản xuất urê của nhà máy, đạt công suất 925.000 tấn/năm, nhập khẩu urê đạt 300.000 tấn/năm, đáp ứng 60% thị trường phân urê trong nước (dự báo khoảng 2.000.000 tấn/năm vào năm 2010). Đầu tư nhà máy sản xuất nhựa Melamine xuất khẩu, H2SO4, phân bón tổng hợp SA. Nhập khẩu và cung ứng 1 triệu tấn/năm các loại phân bón khác ngoài urê. Đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp khác trong và ngoài ngành.
Dự kiến đến năm 2010, lợi nhuận đầu tư tài chính chiếm 10% trong tổng lợi nhuận sau thuế. DPM sẽ nghiên cứu đầu tư các dự án sản xuất: 140.000 tấn SA/năm, chiếm 20% thị phần trong nước, 200.000 tấn Soda/năm, chiếm 85% thị phần trong nước và axít sunfuric (H2SO4) dùng sản xuất SA còn dư 23.000 tấn phục vụ 10% thị phần trong nước.