Đại lý xăng dầu đồng loạt bị “cắt” bớt hoa hồng
Hiện các đại lý chỉ nhận được hoa hồng khoảng 300 đồng cho mỗi lít xăng dầu bán ra, tức giảm 1/2 so với mức trước đó
Qua theo dõi của liên bộ Tài chính - Công Thương, giá xăng, dầu thành phẩm bình quân 30 ngày, từ ngày 16/1– 14/2 so với bình quân 30 ngày trước đó từ ngày 17/12/2011 đến ngày 15/1/2012, đã tăng từ 3,14 – 6,47%.
Cũng theo tính toán của liên bộ, hiện tất cả các loại xăng, dầu đều có giá cơ sở cao hơn giá bán hiện hành từ 372 - 844 đồng/lít.
Nhằm chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối khi phải tiếp tục giữ nguyên giá bán hiện hành, Bộ Tài chính đã quyết định giảm thuế nhập khẩu một số mặt hàng xăng dầu về mức 0 - 3%, từ 21/2, thay cho mức 4 - 5% áp dụng trước đó.
Trao đổi với VnEconomy, ông Đặng Vinh Sang, Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Dầu khí Tp.HCM (Saigon Petro) cho hay, mặc dù thuế đã giảm, nhưng doanh nghiệp vẫn lỗ 800 đồng/lít đối với mặt hàng xăng và khoảng 600 đồng/lít đối với dầu diezel.
Tình thế này khiến bắt đầu từ ngày 22/2, công ty tiếp tục phải giảm mức hoa hồng chi cho đại lý từ 350 đồng/lít xuống 300 đồng/lít. Trước đó, Saigon Petro đã điều chỉnh giảm mức hoa hồng từ 600 đồng/lít về mức 350 đồng/lít.
“Giảm mức chi cho đại lý là biện pháp cuối cùng để công ty giảm bớt mức lỗ, dù mức giảm chi đó cũng chẳng thấm tháp gì”, ông Sang chia sẻ.
Tương tự, Tổng công ty Xăng dầu Quân đội cũng đã phải điều chỉnh giảm mức chi cho đại lý về mức 300 - 350 đồng cho mỗi lít xăng dầu bán ra. “Với mức chiết khấu trên, bản thân đại lý sẽ gặp rất nhiều khó khăn, nhưng trong hoàn cảnh hiện nay đại lý cũng phải chia sẻ với doanh nghiệp đầu mối”, ông Vương Đình Dung, Tổng giám đốc Tổng công ty Xăng dầu Quân đội cho hay.
Đại diện Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), đơn vị hiện chiếm thị phần khoảng 60% thị trường nội địa, ông Vương Thái Dũng, Phó tổng giám đốc tuy không “tiết lộ” thông tin về mức chiết khấu của doanh nghiệp dành cho đại lý trong tình hình hiện nay, song ông Dũng khẳng định mức chi của Petrolimex cho các đại lý là thấp nhất trong các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối. Và tất cả những khoản có thể cắt giảm, Tập đoàn đều đã cắt giảm.
Cũng theo tính toán của liên bộ, hiện tất cả các loại xăng, dầu đều có giá cơ sở cao hơn giá bán hiện hành từ 372 - 844 đồng/lít.
Nhằm chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối khi phải tiếp tục giữ nguyên giá bán hiện hành, Bộ Tài chính đã quyết định giảm thuế nhập khẩu một số mặt hàng xăng dầu về mức 0 - 3%, từ 21/2, thay cho mức 4 - 5% áp dụng trước đó.
Trao đổi với VnEconomy, ông Đặng Vinh Sang, Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Dầu khí Tp.HCM (Saigon Petro) cho hay, mặc dù thuế đã giảm, nhưng doanh nghiệp vẫn lỗ 800 đồng/lít đối với mặt hàng xăng và khoảng 600 đồng/lít đối với dầu diezel.
Tình thế này khiến bắt đầu từ ngày 22/2, công ty tiếp tục phải giảm mức hoa hồng chi cho đại lý từ 350 đồng/lít xuống 300 đồng/lít. Trước đó, Saigon Petro đã điều chỉnh giảm mức hoa hồng từ 600 đồng/lít về mức 350 đồng/lít.
“Giảm mức chi cho đại lý là biện pháp cuối cùng để công ty giảm bớt mức lỗ, dù mức giảm chi đó cũng chẳng thấm tháp gì”, ông Sang chia sẻ.
Tương tự, Tổng công ty Xăng dầu Quân đội cũng đã phải điều chỉnh giảm mức chi cho đại lý về mức 300 - 350 đồng cho mỗi lít xăng dầu bán ra. “Với mức chiết khấu trên, bản thân đại lý sẽ gặp rất nhiều khó khăn, nhưng trong hoàn cảnh hiện nay đại lý cũng phải chia sẻ với doanh nghiệp đầu mối”, ông Vương Đình Dung, Tổng giám đốc Tổng công ty Xăng dầu Quân đội cho hay.
Đại diện Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), đơn vị hiện chiếm thị phần khoảng 60% thị trường nội địa, ông Vương Thái Dũng, Phó tổng giám đốc tuy không “tiết lộ” thông tin về mức chiết khấu của doanh nghiệp dành cho đại lý trong tình hình hiện nay, song ông Dũng khẳng định mức chi của Petrolimex cho các đại lý là thấp nhất trong các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối. Và tất cả những khoản có thể cắt giảm, Tập đoàn đều đã cắt giảm.