Tổng thống bị lật đổ của Ukraine thề tiếp tục chiến đấu
Ông Yanukovych tuyên bố không từ chức và vẫn là tổng thống hợp pháp của Ukraine
Tối qua (28/2, theo giờ Việt Nam) Tổng thống bị lật đổ của Ukraine, ông Viktor Yanukovych đã xuất hiện lần đầu trước công chúng sau gần một tuần vắng bóng.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Rostov-on-Don, miền nam Nga, ông nói rằng quyền lực ở Ukraine hiện đã bị rơi vào tay "những kẻ côn đồ phát xít mới". Ông khẳng định sẽ tiếp tục chiến đấu cho tương lai của Ukraine. Ông cũng nói cuộc bầu cử tổng thống vào 25/5 là bất hợp pháp và ông sẽ không tham gia.
Trước khoảng 200 nhà báo quốc tế, ông khẳng định: "Chẳng ai lật đổ tôi cả. Tôi bị buộc phải rời khỏi Ukraine trong tình cảnh tính mạng tôi bị đe dọa, và cả tính mạng của những người thân yêu của tôi". Ông nói sẽ "trở lại Ukraine ngay khi bản thân tôi được an toàn và tính mạng gia đình tôi được bảo đảm".
Ông xin lỗi người dân Ukraine vì đã rời đất nước do hoàn cảnh bắt buộc. "Tôi muốn xin lỗi người dân Ukraine vì những gì xảy ra ở Ukraine, tôi đã không đủ sức mạnh để giữ ổn định", ông nói. Ông còn xin lỗi lực lượng cảnh sát đặc nhiệm Berkut và cho biết không ra lệnh cho cảnh sát bắn người biểu tình.
Ông Yanukovych tuyên bố không từ chức và vẫn là tổng thống hợp pháp của Ukraine, đồng thời tuyên bố cần phải điều tra hành vi bạo lực ở Ukraine. Ông cũng cho rằng, tình hình đất nước hiện nay là vô cùng hỗn loạn, việc loại bỏ những thẩm phán của Tòa án Hiến pháp Ukraine là sự kiện chưa từng có.
Tổng thống bị lật đổ của Ukraine chỉ trích phương Tây vô trách nhiệm với những gì xảy ra ở nước mình. "Bạo lực và chết chóc ở Ukraine là hậu quả của cơn khủng hoảng chính trị, là kết quả của các chính sách tắc trách của phương Tây, vốn được phe đối lập cực đoan hưởng ứng", ông nói ở cuộc họp báo.
Cũng tại cuộc họp báo tối qua, ông Yanukovych cho biết đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông khẳng định không hề đề nghị giúp đỡ về quân sự. "Tôi tin rằng bất cứ chiến dịch quân sự nào vào lúc này đều không thể chấp nhận được. Tôi sẽ không cậy nhờ vào sự hỗ trợ quân sự".
Liên quan tới tình hình căng thẳng tại khu tự trị Crimea, vị tổng thống bị lật đổ cho rằng, đó là phản ứng tự nhiên sau những gì xảy ra ở Kiev, thể hiện thái độ phản đối chủ nghĩa dân tộc cực đoan của người dân ở đây. Ông Yanukovych khẳng định, Crimea phải tiếp tục là một phần của đất nước Ukraine.
Về lý do chọn thành phố Rostov-on-Don của Nga làm nơi nương náu, Yanukovych cho biết, ông có một người bạn tốt tại thành phố này và ở lại nhà người đó. Ông đã đến Nga nhờ sự giúp đỡ của "các sĩ quan yêu nước".
Cũng về vấn đề Ukraine, Điện Kremlin ngày 28/2 cho biết trong cuộc điện đàm với các nhà lãnh đạo chủ chốt của Liên minh châu Âu, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã kêu gọi nhanh chóng đưa Ukraine quay trở lại trạng thái bình thường, đồng thời cảnh báo không để bất ổn ở nước này tiếp tục leo thang.
Cùng ngày, phát biểu ở Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói: "Mỹ sẽ sát cánh với quốc tế trong việc khẳng định rằng mọi sự can thiệp quân sự nào vào Ukraine cũng sẽ phải trả giá. Hiện tại, chúng tôi quan ngại sâu sắc trước tin về những chuyển dịch quân sự của Liên bang Nga bên trong Ukraine”.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Rostov-on-Don, miền nam Nga, ông nói rằng quyền lực ở Ukraine hiện đã bị rơi vào tay "những kẻ côn đồ phát xít mới". Ông khẳng định sẽ tiếp tục chiến đấu cho tương lai của Ukraine. Ông cũng nói cuộc bầu cử tổng thống vào 25/5 là bất hợp pháp và ông sẽ không tham gia.
Trước khoảng 200 nhà báo quốc tế, ông khẳng định: "Chẳng ai lật đổ tôi cả. Tôi bị buộc phải rời khỏi Ukraine trong tình cảnh tính mạng tôi bị đe dọa, và cả tính mạng của những người thân yêu của tôi". Ông nói sẽ "trở lại Ukraine ngay khi bản thân tôi được an toàn và tính mạng gia đình tôi được bảo đảm".
Ông xin lỗi người dân Ukraine vì đã rời đất nước do hoàn cảnh bắt buộc. "Tôi muốn xin lỗi người dân Ukraine vì những gì xảy ra ở Ukraine, tôi đã không đủ sức mạnh để giữ ổn định", ông nói. Ông còn xin lỗi lực lượng cảnh sát đặc nhiệm Berkut và cho biết không ra lệnh cho cảnh sát bắn người biểu tình.
Ông Yanukovych tuyên bố không từ chức và vẫn là tổng thống hợp pháp của Ukraine, đồng thời tuyên bố cần phải điều tra hành vi bạo lực ở Ukraine. Ông cũng cho rằng, tình hình đất nước hiện nay là vô cùng hỗn loạn, việc loại bỏ những thẩm phán của Tòa án Hiến pháp Ukraine là sự kiện chưa từng có.
Tổng thống bị lật đổ của Ukraine chỉ trích phương Tây vô trách nhiệm với những gì xảy ra ở nước mình. "Bạo lực và chết chóc ở Ukraine là hậu quả của cơn khủng hoảng chính trị, là kết quả của các chính sách tắc trách của phương Tây, vốn được phe đối lập cực đoan hưởng ứng", ông nói ở cuộc họp báo.
Cũng tại cuộc họp báo tối qua, ông Yanukovych cho biết đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông khẳng định không hề đề nghị giúp đỡ về quân sự. "Tôi tin rằng bất cứ chiến dịch quân sự nào vào lúc này đều không thể chấp nhận được. Tôi sẽ không cậy nhờ vào sự hỗ trợ quân sự".
Liên quan tới tình hình căng thẳng tại khu tự trị Crimea, vị tổng thống bị lật đổ cho rằng, đó là phản ứng tự nhiên sau những gì xảy ra ở Kiev, thể hiện thái độ phản đối chủ nghĩa dân tộc cực đoan của người dân ở đây. Ông Yanukovych khẳng định, Crimea phải tiếp tục là một phần của đất nước Ukraine.
Về lý do chọn thành phố Rostov-on-Don của Nga làm nơi nương náu, Yanukovych cho biết, ông có một người bạn tốt tại thành phố này và ở lại nhà người đó. Ông đã đến Nga nhờ sự giúp đỡ của "các sĩ quan yêu nước".
Cũng về vấn đề Ukraine, Điện Kremlin ngày 28/2 cho biết trong cuộc điện đàm với các nhà lãnh đạo chủ chốt của Liên minh châu Âu, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã kêu gọi nhanh chóng đưa Ukraine quay trở lại trạng thái bình thường, đồng thời cảnh báo không để bất ổn ở nước này tiếp tục leo thang.
Cùng ngày, phát biểu ở Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói: "Mỹ sẽ sát cánh với quốc tế trong việc khẳng định rằng mọi sự can thiệp quân sự nào vào Ukraine cũng sẽ phải trả giá. Hiện tại, chúng tôi quan ngại sâu sắc trước tin về những chuyển dịch quân sự của Liên bang Nga bên trong Ukraine”.