Đạm Cà Mau "lấn sân” sang thị trường Campuchia
Ngày 25/3, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau đã ký kết hợp đồng hợp tác với các đối tác tại Campuchia
Ngày 25/3 Công ty Cổ phần Phân bón dầu khí Cà Mau (PVCFC) đã ký kết hợp đồng hợp tác với các đối tác tại Campuchia gồm: Yetak Group Co., Ltd; Ta MchasSre Co., Ltd; Heng Pich Pich Chay Import & Export Co., Ltd; từng bước giúp người nông dân Campuchia tiếp cận với sản phẩm đạm hạt đục do Việt Nam sản xuất.
Ông Bùi Minh Tiến, Tổng giám đốc PVCFC, cho biết, để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp của bà con Campuchia - nơi có tập quán canh tác chủ yếu sử dụng urê hạt đục, ngoài việc giữ vững các thị trường mục tiêu tại Việt Nam Công ty vẫn tiếp tục tìm kiếm phát triển thị trường nước ngoài, đặc biệt là Campuchia.
Qua đó, Công ty từng bước củng cố và hỗ trợ hệ thống phân phối tại thị trường này tiêu thụ tốt sản phẩm Đạm Cà Mau cùng với việc triển khai xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm.
Trong lĩnh vực phân bón, Campuchia có nhu cầu tiêu thụ urê khoảng 250.000 tấn/năm, trong đó 90% là urê hạt đục, tập trung tại các vùng nông nghiệp trọng điểm như khu vực Biển Hồ và các tỉnh giáp với biên giới Việt Nam.
Mặt khác, khoảng cách địa lý từ nhà máy Đạm Cà Mau đến các vùng tiêu thụ trên khá gần so với các thị trường khác giúp PVCFC giảm thiểu chi phí logistic, duy trì giá bán hợp lý, cạnh tranh so với đối thủ trên thị trường Campuchia.
Ông Bùi Minh Tiến, Tổng giám đốc PVCFC, cho biết, để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp của bà con Campuchia - nơi có tập quán canh tác chủ yếu sử dụng urê hạt đục, ngoài việc giữ vững các thị trường mục tiêu tại Việt Nam Công ty vẫn tiếp tục tìm kiếm phát triển thị trường nước ngoài, đặc biệt là Campuchia.
Qua đó, Công ty từng bước củng cố và hỗ trợ hệ thống phân phối tại thị trường này tiêu thụ tốt sản phẩm Đạm Cà Mau cùng với việc triển khai xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm.
Trong lĩnh vực phân bón, Campuchia có nhu cầu tiêu thụ urê khoảng 250.000 tấn/năm, trong đó 90% là urê hạt đục, tập trung tại các vùng nông nghiệp trọng điểm như khu vực Biển Hồ và các tỉnh giáp với biên giới Việt Nam.
Mặt khác, khoảng cách địa lý từ nhà máy Đạm Cà Mau đến các vùng tiêu thụ trên khá gần so với các thị trường khác giúp PVCFC giảm thiểu chi phí logistic, duy trì giá bán hợp lý, cạnh tranh so với đối thủ trên thị trường Campuchia.