Dân chứng khoán lại “gõ cửa” ngân hàng
Bên cạnh nguồn vốn tự có, nhà đầu tư cũng đã quay lại “gõ” cửa ngân hàng để tìm kiếm sự hỗ trợ về vốn
Thị trường chứng khoán phục hồi và tăng điểm mạnh trong 2 tháng qua, khiến kênh đầu tư này mang lại sức hấp dẫn rất lớn.
Bên cạnh nguồn vốn tự có, nhà đầu tư cũng đã quay lại “gõ” cửa ngân hàng để tìm kiếm sự hỗ trợ về vốn, áp dụng đòn bẩy tài chính trong đầu tư nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
Nắm bắt được nhu cầu ngày càng cao của nhà đầu tư, hầu hết công ty chứng khoán đã bắt tay với ngân hàng để hỗ trợ vốn cho khách hàng của mình. Đồng thời, khác với giai đoạn thắt chặt tín dụng vào chứng khoán như năm 2008, hiện các ngân hàng rộng cửa và mạnh tay hơn trong việc mở rộng tín dụng cầm cố chứng khoán, nhất là khi thị trường chứng khoán đang có diễn biến tích cực.
Công ty Chứng khoán Đà Nẵng (DNSC) vừa liên kết với Agribank - Chi nhánh Quận 10 (Tp.HCM) và BIDV để hỗ trợ cho vay cầm cố chứng khoán niêm yết, ứng trước tiền bán chứng khoán với hạn mức cao. Hạn mức cho vay tối đa đối với mỗi cá nhân tại DNSC là 6,5 tỷ đồng và với tổ chức là 20 tỷ đồng trong thời hạn tối đa không quá 3 tháng.
Công ty Chứng khoán Âu Việt (AVSC) cũng phối hợp với 2 ngân hàng trên tiếp tục triển khai dịch vụ cho vay cầm cố chứng khoán. Mức cho vay lên đến 40% thị giá cổ phiếu, lãi suất 0,875%/tháng (10% - 10,5%/năm)
Nhà đầu tư mở tài khoản tại AVSC có thể vay cầm cố chứng khoán tối thiểu 50 triệu đồng/hợp đồng. Tuy nhiên, một khách hàng được vay nhiều hợp đồng tín dụng, với tổng dư nợ cá nhân lên đến 3 tỷ đồng và pháp nhân lên đến 5 tỷ đồng trong thời gian 6 tháng. Công ty Chứng khoán BETA (BSI) phối hợp với NamA Bank và LienVietBank triển khai cho vay cầm cố cổ phiếu niêm yết của cả 2 sàn HOSE, HASTC cho tất cả nhà đầu tư có nhu cầu.
Theo đại diện BSI, nhu cầu vốn của nhà đầu tư gia tăng mạnh mẽ trong 2 tháng gần đây, khi thị trường chứng khoán tăng điểm mạnh. Tuy nhiên, nhu cầu vốn của nhà đầu tư thường chỉ là ngắn hạn nên các hợp đồng thường đáo hạn sớm.
Chứng khoán lên điểm là cơ hội cho nhà đầu tư, song do lượng tiền mặt sẵn có hạn chế nên các công ty chứng khoán cho biết, nhu cầu vay vốn của khách hàng để kinh doanh đang tăng dần. Các ngân hàng cũng cho biết, khoản vốn dành để hỗ trợ nhà đầu tư không giới hạn, nếu đáp ứng được điều kiện đưa ra.
Bởi lẽ, theo quy định, các ngân hàng được cho vay tối đa không quá 20% vốn điều lệ vào lĩnh vực này. Song trong năm qua, thị trường chứng khoán giảm điểm mạnh và 2 tháng đầu năm nay tiếp tục lình xình nên ngân hàng hạn chế cho vay. Đồng thời, nhà đầu tư cũng không mấy mặn mà với việc vay tiền ngân hàng để kinh doanh chứng khoán, vì lãi suất quá cao.
Những tháng gần đây, thị trường chứng khoán có dấu hiệu phục hồi mạnh nên các ngân hàng tranh thủ khai thác dịch vụ này. Tổng giám đốc ACB, ông Lý Xuân Hải cho biết, tính đến giữa tháng 5/2009, dư nợ tín dụng cho vay cầm cố của ngân hàng này đạt 800 tỷ đồng. Theo ông Hải, ACB tiếp tục triển khai cho vay cầm cố, vì đây cũng là loại hình tín dụng tiềm năng. Song để tránh rủi ro, ngân hàng có sự lựa chọn danh mục cổ phiếu cầm cố.
Theo một cán bộ cấp cao Sacombank, thông qua công ty chứng khoán trực thuộc là SBS, Ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh cho vay. Nhưng trước mắt, danh mục cổ phiếu cầm cố tập trung vào các mã đã niêm yết trên sàn chính thức.
Riêng với các cổ phiếu đang giao dịch trên sàn OTC, một số công ty chứng khoán và ngân hàng chỉ chọn các mã thanh khoản cao và chủ yếu tập trung vào nhóm cổ phiếu ngân hàng đang giao dịch sôi động như: Eximbank, MB, VCB, DongA Bank…
Ông Đàm Thế Thái, Giám đốc Khối khách hàng cá nhân ABBank cũng cho hay, đối với tín dụng cầm cố chứng khoán, Ngân hàng luôn rộng cửa. Nhưng trước mắt, các điều kiện tín dụng vẫn được kiểm soát khá chặt chẽ, do đó hạn mức vốn cấp cho nhà đầu tư tại ABBank tối đa là 500 triệu đồng/khách hàng và áp dụng cho các cổ phiếu đã niêm yết. Tuy nhiên, lãi suất cho vay cầm cố ở ABBank rất cạnh tranh ở mức 10,5%/năm.
Thùy Vinh (ĐTCK)
Bên cạnh nguồn vốn tự có, nhà đầu tư cũng đã quay lại “gõ” cửa ngân hàng để tìm kiếm sự hỗ trợ về vốn, áp dụng đòn bẩy tài chính trong đầu tư nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
Nắm bắt được nhu cầu ngày càng cao của nhà đầu tư, hầu hết công ty chứng khoán đã bắt tay với ngân hàng để hỗ trợ vốn cho khách hàng của mình. Đồng thời, khác với giai đoạn thắt chặt tín dụng vào chứng khoán như năm 2008, hiện các ngân hàng rộng cửa và mạnh tay hơn trong việc mở rộng tín dụng cầm cố chứng khoán, nhất là khi thị trường chứng khoán đang có diễn biến tích cực.
Công ty Chứng khoán Đà Nẵng (DNSC) vừa liên kết với Agribank - Chi nhánh Quận 10 (Tp.HCM) và BIDV để hỗ trợ cho vay cầm cố chứng khoán niêm yết, ứng trước tiền bán chứng khoán với hạn mức cao. Hạn mức cho vay tối đa đối với mỗi cá nhân tại DNSC là 6,5 tỷ đồng và với tổ chức là 20 tỷ đồng trong thời hạn tối đa không quá 3 tháng.
Công ty Chứng khoán Âu Việt (AVSC) cũng phối hợp với 2 ngân hàng trên tiếp tục triển khai dịch vụ cho vay cầm cố chứng khoán. Mức cho vay lên đến 40% thị giá cổ phiếu, lãi suất 0,875%/tháng (10% - 10,5%/năm)
Nhà đầu tư mở tài khoản tại AVSC có thể vay cầm cố chứng khoán tối thiểu 50 triệu đồng/hợp đồng. Tuy nhiên, một khách hàng được vay nhiều hợp đồng tín dụng, với tổng dư nợ cá nhân lên đến 3 tỷ đồng và pháp nhân lên đến 5 tỷ đồng trong thời gian 6 tháng. Công ty Chứng khoán BETA (BSI) phối hợp với NamA Bank và LienVietBank triển khai cho vay cầm cố cổ phiếu niêm yết của cả 2 sàn HOSE, HASTC cho tất cả nhà đầu tư có nhu cầu.
Theo đại diện BSI, nhu cầu vốn của nhà đầu tư gia tăng mạnh mẽ trong 2 tháng gần đây, khi thị trường chứng khoán tăng điểm mạnh. Tuy nhiên, nhu cầu vốn của nhà đầu tư thường chỉ là ngắn hạn nên các hợp đồng thường đáo hạn sớm.
Chứng khoán lên điểm là cơ hội cho nhà đầu tư, song do lượng tiền mặt sẵn có hạn chế nên các công ty chứng khoán cho biết, nhu cầu vay vốn của khách hàng để kinh doanh đang tăng dần. Các ngân hàng cũng cho biết, khoản vốn dành để hỗ trợ nhà đầu tư không giới hạn, nếu đáp ứng được điều kiện đưa ra.
Bởi lẽ, theo quy định, các ngân hàng được cho vay tối đa không quá 20% vốn điều lệ vào lĩnh vực này. Song trong năm qua, thị trường chứng khoán giảm điểm mạnh và 2 tháng đầu năm nay tiếp tục lình xình nên ngân hàng hạn chế cho vay. Đồng thời, nhà đầu tư cũng không mấy mặn mà với việc vay tiền ngân hàng để kinh doanh chứng khoán, vì lãi suất quá cao.
Những tháng gần đây, thị trường chứng khoán có dấu hiệu phục hồi mạnh nên các ngân hàng tranh thủ khai thác dịch vụ này. Tổng giám đốc ACB, ông Lý Xuân Hải cho biết, tính đến giữa tháng 5/2009, dư nợ tín dụng cho vay cầm cố của ngân hàng này đạt 800 tỷ đồng. Theo ông Hải, ACB tiếp tục triển khai cho vay cầm cố, vì đây cũng là loại hình tín dụng tiềm năng. Song để tránh rủi ro, ngân hàng có sự lựa chọn danh mục cổ phiếu cầm cố.
Theo một cán bộ cấp cao Sacombank, thông qua công ty chứng khoán trực thuộc là SBS, Ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh cho vay. Nhưng trước mắt, danh mục cổ phiếu cầm cố tập trung vào các mã đã niêm yết trên sàn chính thức.
Riêng với các cổ phiếu đang giao dịch trên sàn OTC, một số công ty chứng khoán và ngân hàng chỉ chọn các mã thanh khoản cao và chủ yếu tập trung vào nhóm cổ phiếu ngân hàng đang giao dịch sôi động như: Eximbank, MB, VCB, DongA Bank…
Ông Đàm Thế Thái, Giám đốc Khối khách hàng cá nhân ABBank cũng cho hay, đối với tín dụng cầm cố chứng khoán, Ngân hàng luôn rộng cửa. Nhưng trước mắt, các điều kiện tín dụng vẫn được kiểm soát khá chặt chẽ, do đó hạn mức vốn cấp cho nhà đầu tư tại ABBank tối đa là 500 triệu đồng/khách hàng và áp dụng cho các cổ phiếu đã niêm yết. Tuy nhiên, lãi suất cho vay cầm cố ở ABBank rất cạnh tranh ở mức 10,5%/năm.
Thùy Vinh (ĐTCK)