Dân doanh khó tiếp cận vốn
Hỏi doanh nghiệp, họ kêu ngân hàng không mở két, còn ngân hàng lại đổ lỗi doanh nghiệp chưa biết cách... vay tiền!
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, cả nước hiện có khoảng 220 nghìn doanh nghiệp dân doanh, cộng đồng này đóng góp 39% vào GDP và 32% vốn đầu tư cho nền kinh tế.
Nhưng việc tiếp cận tín dụng của khu vực trên hết sức khó khăn. Hỏi doanh nghiệp, họ kêu ngân hàng không mở két, còn ngân hàng lại đổ lỗi doanh nghiệp chưa biết cách... vay tiền!
Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng khẳng định: "Kinh tế tư bản tư nhân được khuyến khích phát triển không hạn chế về quy mô trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm".
Mới đây, Bộ Tài chính đưa ra con số: nếu như năm 2000, số thu từ các doanh nghiệp dân doanh chỉ hơn 2.000 tỷ đồng thì hết 2007, con số này ước tới 20.000 tỷ đồng, gấp 10 lần và giữ mức tăng trưởng bình quân 30%/năm. Ngoài ra, so với tổng thu nội địa (trừ thu dầu thô và thu từ đất đai) từ 2002 đến hết 6 tháng 2007, con số trên tăng từ 6% lên 14%.
Vì sao dân doanh khó vay tiền?
Đối với việc giải quyết đầu ra tín dụng cho ngân hàng, ông Đỗ Tất Ngọc, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), một ngân hàng chủ yếu giải ngân cho khu vực doanh nghiệp dân doanh đưa ra con số khá ấn tượng: tính đến hết 31/8/2007, dư nợ cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Agribank đạt 67.180 tỷ đồng, tăng 14 lần so với 2006, chiếm 33% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế; tăng gấp 20,7 lần so với 2001 và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân trên 10%/năm.
Hiện tại, Agribank đang duy trì quan hệ tín dụng với hơn 22.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng 18.000 doanh nghiệp so với 2001. Điểm đặc biệt trong cơ cấu cho vay, Agribank cho vay đối với doanh nghiệp dân doanh lên tới 60.462 tỷ đồng, chiếm 90% trong tổng số vốn giải ngân 67.180 tỷ đồng nói trên. Mặc dù doanh nghiệp dân doanh có sự đóng góp to lớn cho nền kinh tế nhưng vấn đề tiếp cận tín dụng của cộng đồng này lại trở nên rất bức xúc. Vì sao như vậy?
Tiếp xúc với đại diện một ngân hàng thương mại, ông này cho biết, sở dĩ có điều này là bởi "doanh nghiệp không biết cách vay tiền, không biết lập dự án, tài sản thế chấp không đảm bảo, sổ sách kế toán thì lộn xộn!".
Đồng nhất với quan điểm này, TS. Cao Sĩ Kiêm, Phó chủ tịch Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia lý giải: "doanh nghiệp dân doanh ra đời chủ yếu từ những cá thể "có chút tiền" hùn lại với nhau, khả năng tích tụ nguồn lực tài chính yếu ớt, tài sản thế chấp chỉ là "năm chắp, ba vá". Mặt khác, do thiếu hiểu biết thủ tục vay vốn, không biết cách lập dự án nên nếu được ngân hàng chấp thuận, cũng chỉ vay được những món nhỏ".
Theo ông Kiêm, hiện có 4 kênh vốn cho doanh nghiệp: vay ngân hàng và tổ chức tín dụng, thị trường chứng khoán, huy động xã hội (chủ yếu là vay nóng lẫn nhau) và tự tích luỹ nhưng với cộng đồng doanh nghiệp dân doanh, cửa nào cũng hẹp vì những lý do sau.
Một là, những thủ tục vay vốn của ngân hàng đặt ra như tài sản thế chấp, kinh doanh liên tục có lãi, bảng tổng kết tài sản, thậm chí phải có kiểm toán hoặc muốn vay phải có dự án..., đã trở thành rào cản trong việc tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp dân doanh.
Hai là, các ngân hàng chưa hề có một chính sách tín dụng riêng cho cộng đồng này. Điều kiện cho vay đối với trang trại kinh tế, hộ kinh doanh cá thể hay doanh nghiệp vừa thoát thai từ hộ kinh doanh cá thể đều áp dụng giống như các "ông lớn" dầu khí, điện lực, than và khoáng sản, thép...
Trong khi lâu nay, doanh nghiệp quốc doanh được "bầu sữa" Nhà nước nuôi dưỡng nên có tiềm lực tài chính hùng mạnh, nắm giữ khối lượng tài sản lớn, quản trị tốt, nhiều dự án nên bao giờ cũng thoả mãn điều kiện của ngân hàng và vay vốn dễ hơn.
Ba là, vay vốn ngân hàng đã khó, việc tiếp cận với kênh vốn từ thị trường chứng khoán của doanh nghiệp dân doanh càng khó khăn hơn. Bởi muốn cung hàng lên thị trường này, quy mô doanh nghiệp phải tương đối lớn với nhiều dự án mở mang, sản xuất kinh doanh hiệu quả và một điều không thể thiếu là báo cáo tài chính phải "bước qua cửa" kiểm toán!
Căn cứ vào những điều kiện này, liệu mấy doanh nghiệp dân doanh có thể bước lên thị trường chứng khoán? Một chuyên gia nhận xét, nếu nhu cầu vốn của doanh nghiệp dân doanh là 100% thì ngân hàng mới chỉ đáp ứng được 30%! Vì vậy, để có vốn hoạt động, các doanh nghiệp dân doanh phải "vay nóng" lẫn nhau với lãi suất cao, dẫn đến chi phí sản xuất đầu vào bị cáo và rủi ro luôn rình rập.
Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
Ông Đỗ Tất Ngọc đưa ra phương án: "Rất cần thiết phải phải xây dựng quy trình cho vay với điều kiện cho vay, thẩm định, hồ sơ thủ tục riêng, phù hợp với doanh nghiệp dân doanh và phải khác cho vay đối với Tổng công ty, dự án lớn".
Theo đó, cần mở rộng cho vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay, cho vay không phải bảo đảm tài sản (Agribank đang áp dụng cho vay không đảm bảo tài sản đối với hộ nông dân, trang trại 30 triệu đồng/món vay, xuất khẩu lao động 20 triệu đồng/người, hộ giống thuỷ sản 50 triệu đồng/hộ).
Ngoài ra, cần đẩy mạnh thông tin tín dụng, nhất là đối với việc đào tạo lập dự án, thủ tục vay vốn kết hợp với việc xây dựng hệ thống tính điểm, phân loại khách hàng để khuyến khích trả nợ đúng hạn. Theo hướng này, Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ đã ký hợp đồng với Agribank và Incombank để các ngân hàng trên mở các lớp tập huấn về hồ sơ thủ tục, cách lập dự án đối với doanh nghiệp cần vay vốn.
Song song, Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng giới thiệu một số doanh nghiệp như Công ty Cổ phần Bách Việt (Tp. HCM), Công ty Cổ phần Vinatech, Công ty Cổ phần ICA với các ngân hàng để được vay vốn. Xuất phát từ thực tế này, nhiều chuyên gia cho rằng, Ngân hàng Nhà nước cần kiến nghị Chính phủ xây dựng đề án cho vay đối với khu vực dân doanh thay vì thực hiện "chính sách đồng bộ" tín dụng như lâu nay.
Nhiều chuyên gia nhấn mạnh rằng, trong nền kinh tế thị trường, việc phát triển khu vực dân doanh bao giờ cũng mang lại sự bền vững cho nền kinh tế. Bởi lẽ, cộng đồng doanh nghiệp này là nơi giải quyết tốt nhất, sâu sắc nhất nhân lực lao động dư thừa trên mọi vùng miền, có khả năng thích ứng trước những cú sốc kinh tế, sản phẩm hàng hoá đa dạng và khi gặp biến cố, độ phân tán rủi ro sẽ tốt hơn so với khu vực doanh nghiệp Nhà nước.
Hơn nữa, giải quyết được vấn đề này, thì cả doanh nghiệp và ngân hàng đều có lợi và nguồn thu ngân sách từ khu vực này cũng tăng lên.
Nhưng việc tiếp cận tín dụng của khu vực trên hết sức khó khăn. Hỏi doanh nghiệp, họ kêu ngân hàng không mở két, còn ngân hàng lại đổ lỗi doanh nghiệp chưa biết cách... vay tiền!
Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng khẳng định: "Kinh tế tư bản tư nhân được khuyến khích phát triển không hạn chế về quy mô trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm".
Mới đây, Bộ Tài chính đưa ra con số: nếu như năm 2000, số thu từ các doanh nghiệp dân doanh chỉ hơn 2.000 tỷ đồng thì hết 2007, con số này ước tới 20.000 tỷ đồng, gấp 10 lần và giữ mức tăng trưởng bình quân 30%/năm. Ngoài ra, so với tổng thu nội địa (trừ thu dầu thô và thu từ đất đai) từ 2002 đến hết 6 tháng 2007, con số trên tăng từ 6% lên 14%.
Vì sao dân doanh khó vay tiền?
Đối với việc giải quyết đầu ra tín dụng cho ngân hàng, ông Đỗ Tất Ngọc, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), một ngân hàng chủ yếu giải ngân cho khu vực doanh nghiệp dân doanh đưa ra con số khá ấn tượng: tính đến hết 31/8/2007, dư nợ cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Agribank đạt 67.180 tỷ đồng, tăng 14 lần so với 2006, chiếm 33% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế; tăng gấp 20,7 lần so với 2001 và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân trên 10%/năm.
Hiện tại, Agribank đang duy trì quan hệ tín dụng với hơn 22.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng 18.000 doanh nghiệp so với 2001. Điểm đặc biệt trong cơ cấu cho vay, Agribank cho vay đối với doanh nghiệp dân doanh lên tới 60.462 tỷ đồng, chiếm 90% trong tổng số vốn giải ngân 67.180 tỷ đồng nói trên. Mặc dù doanh nghiệp dân doanh có sự đóng góp to lớn cho nền kinh tế nhưng vấn đề tiếp cận tín dụng của cộng đồng này lại trở nên rất bức xúc. Vì sao như vậy?
Tiếp xúc với đại diện một ngân hàng thương mại, ông này cho biết, sở dĩ có điều này là bởi "doanh nghiệp không biết cách vay tiền, không biết lập dự án, tài sản thế chấp không đảm bảo, sổ sách kế toán thì lộn xộn!".
Đồng nhất với quan điểm này, TS. Cao Sĩ Kiêm, Phó chủ tịch Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia lý giải: "doanh nghiệp dân doanh ra đời chủ yếu từ những cá thể "có chút tiền" hùn lại với nhau, khả năng tích tụ nguồn lực tài chính yếu ớt, tài sản thế chấp chỉ là "năm chắp, ba vá". Mặt khác, do thiếu hiểu biết thủ tục vay vốn, không biết cách lập dự án nên nếu được ngân hàng chấp thuận, cũng chỉ vay được những món nhỏ".
Theo ông Kiêm, hiện có 4 kênh vốn cho doanh nghiệp: vay ngân hàng và tổ chức tín dụng, thị trường chứng khoán, huy động xã hội (chủ yếu là vay nóng lẫn nhau) và tự tích luỹ nhưng với cộng đồng doanh nghiệp dân doanh, cửa nào cũng hẹp vì những lý do sau.
Một là, những thủ tục vay vốn của ngân hàng đặt ra như tài sản thế chấp, kinh doanh liên tục có lãi, bảng tổng kết tài sản, thậm chí phải có kiểm toán hoặc muốn vay phải có dự án..., đã trở thành rào cản trong việc tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp dân doanh.
Hai là, các ngân hàng chưa hề có một chính sách tín dụng riêng cho cộng đồng này. Điều kiện cho vay đối với trang trại kinh tế, hộ kinh doanh cá thể hay doanh nghiệp vừa thoát thai từ hộ kinh doanh cá thể đều áp dụng giống như các "ông lớn" dầu khí, điện lực, than và khoáng sản, thép...
Trong khi lâu nay, doanh nghiệp quốc doanh được "bầu sữa" Nhà nước nuôi dưỡng nên có tiềm lực tài chính hùng mạnh, nắm giữ khối lượng tài sản lớn, quản trị tốt, nhiều dự án nên bao giờ cũng thoả mãn điều kiện của ngân hàng và vay vốn dễ hơn.
Ba là, vay vốn ngân hàng đã khó, việc tiếp cận với kênh vốn từ thị trường chứng khoán của doanh nghiệp dân doanh càng khó khăn hơn. Bởi muốn cung hàng lên thị trường này, quy mô doanh nghiệp phải tương đối lớn với nhiều dự án mở mang, sản xuất kinh doanh hiệu quả và một điều không thể thiếu là báo cáo tài chính phải "bước qua cửa" kiểm toán!
Căn cứ vào những điều kiện này, liệu mấy doanh nghiệp dân doanh có thể bước lên thị trường chứng khoán? Một chuyên gia nhận xét, nếu nhu cầu vốn của doanh nghiệp dân doanh là 100% thì ngân hàng mới chỉ đáp ứng được 30%! Vì vậy, để có vốn hoạt động, các doanh nghiệp dân doanh phải "vay nóng" lẫn nhau với lãi suất cao, dẫn đến chi phí sản xuất đầu vào bị cáo và rủi ro luôn rình rập.
Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
Ông Đỗ Tất Ngọc đưa ra phương án: "Rất cần thiết phải phải xây dựng quy trình cho vay với điều kiện cho vay, thẩm định, hồ sơ thủ tục riêng, phù hợp với doanh nghiệp dân doanh và phải khác cho vay đối với Tổng công ty, dự án lớn".
Theo đó, cần mở rộng cho vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay, cho vay không phải bảo đảm tài sản (Agribank đang áp dụng cho vay không đảm bảo tài sản đối với hộ nông dân, trang trại 30 triệu đồng/món vay, xuất khẩu lao động 20 triệu đồng/người, hộ giống thuỷ sản 50 triệu đồng/hộ).
Ngoài ra, cần đẩy mạnh thông tin tín dụng, nhất là đối với việc đào tạo lập dự án, thủ tục vay vốn kết hợp với việc xây dựng hệ thống tính điểm, phân loại khách hàng để khuyến khích trả nợ đúng hạn. Theo hướng này, Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ đã ký hợp đồng với Agribank và Incombank để các ngân hàng trên mở các lớp tập huấn về hồ sơ thủ tục, cách lập dự án đối với doanh nghiệp cần vay vốn.
Song song, Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng giới thiệu một số doanh nghiệp như Công ty Cổ phần Bách Việt (Tp. HCM), Công ty Cổ phần Vinatech, Công ty Cổ phần ICA với các ngân hàng để được vay vốn. Xuất phát từ thực tế này, nhiều chuyên gia cho rằng, Ngân hàng Nhà nước cần kiến nghị Chính phủ xây dựng đề án cho vay đối với khu vực dân doanh thay vì thực hiện "chính sách đồng bộ" tín dụng như lâu nay.
Nhiều chuyên gia nhấn mạnh rằng, trong nền kinh tế thị trường, việc phát triển khu vực dân doanh bao giờ cũng mang lại sự bền vững cho nền kinh tế. Bởi lẽ, cộng đồng doanh nghiệp này là nơi giải quyết tốt nhất, sâu sắc nhất nhân lực lao động dư thừa trên mọi vùng miền, có khả năng thích ứng trước những cú sốc kinh tế, sản phẩm hàng hoá đa dạng và khi gặp biến cố, độ phân tán rủi ro sẽ tốt hơn so với khu vực doanh nghiệp Nhà nước.
Hơn nữa, giải quyết được vấn đề này, thì cả doanh nghiệp và ngân hàng đều có lợi và nguồn thu ngân sách từ khu vực này cũng tăng lên.