Đan lưới “vét cá” trên thị trường chứng khoán Việt
Việc phân ngành và tạo các chỉ số ngành có tính bao quát đủ rộng sẽ giúp nhà đầu tư có công cụ hiệu quả
Các kỹ thuật theo dấu vết của dòng tiền vận động trên thị trường cũng như sàng lọc cổ phiếu dẫn dắt sẽ không thực hiện được nếu không có hệ thống phân ngành và tạo chỉ số ngành hoàn chỉnh.
Việc Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HSX) hợp tác với MSCI và Standard & Poor thực hiện phân ngành các doanh nghiệp niêm yết theo chuẩn GICS hứa hẹn sẽ tạo ra một hệ thống phân hành chuẩn quốc tế.
Việc thực hiện phân ngành theo chuẩn này không chỉ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư hiện tại có thêm một công cụ hỗ trợ quyết định đầu tư, giám sát hiệu quả, mà còn hứa hẹn thu hút sự chú ý của các tổ chức đầu tư quốc tế, vốn chỉ coi thị trường chứng khoán Việt Nam như một phân khúc nhỏ trong danh mục đầu tư toàn cầu.
“Cây nhà lá vườn” hay chuẩn quốc tế?
Việc phân chia các cổ phiếu niêm yết trên cả hai sàn chứng khoán không phải đến bây giờ mới được đặt ra.
Phân ngành là nhu cầu gần như tức thời của thị trường, khi số lượng cổ phiếu niêm yết ngày càng lớn. Việc phân loại hàng trăm cổ phiếu vào các nhóm ngành khác nhau giúp nhà đầu tư có được cái nhìn bao quát tổng thể, nhưng cũng có thể tập trung vào từng phân khúc phù hợp nhất với hoạt động đầu tư.
Hiện tại, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đang áp dụng chuẩn phân ngành HaSIC (Hanoi Stock Exchange Standard Industrial Classification) để phân ngành cho các doanh nghiệp niêm yết/đăng ký giao dịch trên sàn này.
Hệ thống phân ngành HaSIC được phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của các thành viên thị trường như nghiên cứu, thống kê, phân tích, so sánh các công ty trong cùng ngành sản xuất kinh doanh cũng như giữa các ngành kinh tế; tạo lập cơ sở xây dựng các sản phẩm mới cho thị trường chứng khoán trong tương lai như chỉ số, ETF; quản lý thị trường…
Các nguyên tắc phân ngành này dựa trên hoạt động sản xuất kinh doanh chính - là mảng hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại doanh thu lớn nhất. Theo đó nguyên tắc đầu tiên là hoạt động sản xuất kinh doanh nào mang lại doanh thu bình quân lớn nhất trong 3 năm liên tiếp chiếm trên 50% tổng doanh thu bình quân của doanh nghiệp niêm yết thì doanh nghiệp đó sẽ được xếp vào ngành cấp I duy nhất.
Có thể thấy ngay từ nguyên tắc đầu tiên, việc tự xây dựng chuẩn phân ngành trong nước cũng không khác nhiều lắm với các tiêu chuẩn quốc tế.
Một thực tế là trên thế giới, các hệ thống phân ngành chuẩn đã có chỗ đứng hàng thập kỷ như chuẩn phân ngành ICB hay GICS. Tuy nhiên vẫn có những sở giao dịch thực hiện xây dựng chuẩn phân ngành riêng - chẳng hạn Nhật Bản, Thái Lan - với những nét lớn gần gũi với chuẩn quốc tế, nhưng có tính đến những yếu tố đặc thù. Mặt khác, vấn đề bản quyền, phí sử dụng, sự đáp ứng của doanh nghiệp… cũng là rào cản.
HSX hiện cũng đang áp dụng chuẩn phân ngành VSIC 2007 của Việt Nam. Đây là chuẩn thống kê các yếu tố kinh tế hơn là chuẩn phân ngành sử dụng chuyên biệt cho thị trường chứng khoán. Chính vì vậy, HSX việc hợp với các tổ chức quốc tế để sử dụng dịch vụ và áp dụng chuẩn phân ngành mang tính toàn cầu hướng nhiều hơn đến mục tiêu phục vụ công chúng đầu tư.
Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam đang đặt mục tiêu thoát ra khỏi “phân lớp” thị trường cân biên để tiến lên hạng “thị trường mới nổi”, việc áp dụng chuẩn phân ngành quốc tế cũng sẽ thu hút được sự quan tâm nhiều hơn của các tổ chức quốc tế, vốn lâu nay chẳng biết gì đến việc phân ngành theo tiêu chuẩn Việt Nam.
Nhiều việc cần làm
Việc áp dụng các chuẩn phân ngành quốc tế sẽ tạo ra sự thay đổi nhất định trong việc phân lớp cổ phiếu hiện tại. Đó là hệ quả tất yếu của việc thay đổi tiêu chí phân loại.
Điều này có thể dẫn đến những thay đổi trong phân bổ danh mục đầu tư. Thậm chí, việc quy định tên gọi của cấu trúc phân ngành cũng có thể chưa tìm được thuật ngữ tương ứng trong tiếng Việt.
Chẳng hạn, cổ phiếu CII hiện tại được phân loại theo chuẩn VSIC cấp 1 là “Xây dựng” và cấp 2 là “Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng”, nhưng theo GICS thì cấp 1 là “Industrials” và cấp 2 là “Transportation”.
Hay như MSN được phân vào ngành “Tài chính ngân hàng và bảo hiểm” và cấp 2 là “Dịch vụ tài chính” theo VSIC, nhưng lại là “Consumer Staples” (hàng tiêu dùng?) theo cấp 1 của GICS và “Food, Beverage & Tobacco” theo cấp 2 của chuẩn này.
Sự xáo trộn này thực tế không ảnh hưởng nhiều vì đa số nhà đầu tư cá nhân ít quan tâm đến việc phân ngành cổ phiếu. Các tổ chức hầu như tự xây dựng các phân ngành riêng phục vụ nhu cầu đầu tư cụ thể.
Việc sử dụng một hãng tư vấn độc lập, áp dụng phân ngành chuẩn quốc tế có tác dụng lớn hơn trong việc thu hút các tổ chức đầu tư nước ngoài. Chuẩn phân ngành GICS hiện áp dụng cho trên 43.000 doanh nghiệp và 50.000 cổ phiếu trên 128 thị trường, bao phủ xấp xỉ 95% vốn hóa thị trường chứng khoán toàn cầu.
Việc xây dựng các chỉ số ngành dựa trên phân ngành GICS là bước quan trọng tiếp theo. Thông tin từ HSX cho biết trong năm 2016, sẽ có 5 chỉ số ngành đầu tiên được cung cấp, là chỉ số ngành tài chính (trừ bất động sản), chỉ số ngành hàng tiêu dùng, chỉ số ngành bất động sản, chỉ số ngành công nghiệp và chỉ số ngành vật liệu.
Mặc dù còn quá ít các chỉ số ngành để có thể bao quát toàn bộ thị trường, nhưng ít nhất những chỉ số nói trên cũng giúp nhà đầu tư theo dõi biến động của những ngành “nóng” nhất hiện tại.
Không chỉ quan trọng đối với các tổ chức, chỉ số ngành còn giúp các nhà đầu tư cá nhân quan sát biến động thị trường tốt hơn. Tập hợp các chỉ số ngành giống như một cái lưới để có thể “vét” cổ phiếu, dò tìm dấu vết của sự vận động dòng tiền trên thị trường. Các chỉ số sẽ giúp nhận biết dòng tiền đang tập trung vào các nhóm ngành nào, thay vì chỉ nhìn tổng quan mức thanh khoản chung của thị trường. Việc sử dụng các công cụ so sánh sức mạnh có thể giúp tìm ra những cổ phiếu dẫn dắt trong nhóm ngành mạnh nhất.
Tuy nhiên một hạn chế mang tính đặc thù đối với các chỉ số ngành trên thị trường chứng khoán Việt Nam là tính đại diện của các nhóm ngành còn quá thấp. Bản thân thị trường nói chung cũng đã chưa mang tính đại diện cho nền kinh tế. Một số nhóm ngành còn quá ít doanh nghiệp đại diện.
Chẳng hạn trong kế hoạch của HSX, nhóm ngành vật liệu chỉ có 9 doanh nghiệp, ngành bất động sản có 8 doanh nghiệp. Một chỉ số có tính đại diện thấp như vậy gần như chỉ mang tính một chỉ báo biến động giá của một nhóm cổ phiếu, chứ chưa đủ tầm đại diện cho nhóm ngành.
Việc Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HSX) hợp tác với MSCI và Standard & Poor thực hiện phân ngành các doanh nghiệp niêm yết theo chuẩn GICS hứa hẹn sẽ tạo ra một hệ thống phân hành chuẩn quốc tế.
Việc thực hiện phân ngành theo chuẩn này không chỉ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư hiện tại có thêm một công cụ hỗ trợ quyết định đầu tư, giám sát hiệu quả, mà còn hứa hẹn thu hút sự chú ý của các tổ chức đầu tư quốc tế, vốn chỉ coi thị trường chứng khoán Việt Nam như một phân khúc nhỏ trong danh mục đầu tư toàn cầu.
“Cây nhà lá vườn” hay chuẩn quốc tế?
Việc phân chia các cổ phiếu niêm yết trên cả hai sàn chứng khoán không phải đến bây giờ mới được đặt ra.
Phân ngành là nhu cầu gần như tức thời của thị trường, khi số lượng cổ phiếu niêm yết ngày càng lớn. Việc phân loại hàng trăm cổ phiếu vào các nhóm ngành khác nhau giúp nhà đầu tư có được cái nhìn bao quát tổng thể, nhưng cũng có thể tập trung vào từng phân khúc phù hợp nhất với hoạt động đầu tư.
Hiện tại, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đang áp dụng chuẩn phân ngành HaSIC (Hanoi Stock Exchange Standard Industrial Classification) để phân ngành cho các doanh nghiệp niêm yết/đăng ký giao dịch trên sàn này.
Hệ thống phân ngành HaSIC được phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của các thành viên thị trường như nghiên cứu, thống kê, phân tích, so sánh các công ty trong cùng ngành sản xuất kinh doanh cũng như giữa các ngành kinh tế; tạo lập cơ sở xây dựng các sản phẩm mới cho thị trường chứng khoán trong tương lai như chỉ số, ETF; quản lý thị trường…
Các nguyên tắc phân ngành này dựa trên hoạt động sản xuất kinh doanh chính - là mảng hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại doanh thu lớn nhất. Theo đó nguyên tắc đầu tiên là hoạt động sản xuất kinh doanh nào mang lại doanh thu bình quân lớn nhất trong 3 năm liên tiếp chiếm trên 50% tổng doanh thu bình quân của doanh nghiệp niêm yết thì doanh nghiệp đó sẽ được xếp vào ngành cấp I duy nhất.
Có thể thấy ngay từ nguyên tắc đầu tiên, việc tự xây dựng chuẩn phân ngành trong nước cũng không khác nhiều lắm với các tiêu chuẩn quốc tế.
Một thực tế là trên thế giới, các hệ thống phân ngành chuẩn đã có chỗ đứng hàng thập kỷ như chuẩn phân ngành ICB hay GICS. Tuy nhiên vẫn có những sở giao dịch thực hiện xây dựng chuẩn phân ngành riêng - chẳng hạn Nhật Bản, Thái Lan - với những nét lớn gần gũi với chuẩn quốc tế, nhưng có tính đến những yếu tố đặc thù. Mặt khác, vấn đề bản quyền, phí sử dụng, sự đáp ứng của doanh nghiệp… cũng là rào cản.
HSX hiện cũng đang áp dụng chuẩn phân ngành VSIC 2007 của Việt Nam. Đây là chuẩn thống kê các yếu tố kinh tế hơn là chuẩn phân ngành sử dụng chuyên biệt cho thị trường chứng khoán. Chính vì vậy, HSX việc hợp với các tổ chức quốc tế để sử dụng dịch vụ và áp dụng chuẩn phân ngành mang tính toàn cầu hướng nhiều hơn đến mục tiêu phục vụ công chúng đầu tư.
Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam đang đặt mục tiêu thoát ra khỏi “phân lớp” thị trường cân biên để tiến lên hạng “thị trường mới nổi”, việc áp dụng chuẩn phân ngành quốc tế cũng sẽ thu hút được sự quan tâm nhiều hơn của các tổ chức quốc tế, vốn lâu nay chẳng biết gì đến việc phân ngành theo tiêu chuẩn Việt Nam.
Nhiều việc cần làm
Việc áp dụng các chuẩn phân ngành quốc tế sẽ tạo ra sự thay đổi nhất định trong việc phân lớp cổ phiếu hiện tại. Đó là hệ quả tất yếu của việc thay đổi tiêu chí phân loại.
Điều này có thể dẫn đến những thay đổi trong phân bổ danh mục đầu tư. Thậm chí, việc quy định tên gọi của cấu trúc phân ngành cũng có thể chưa tìm được thuật ngữ tương ứng trong tiếng Việt.
Chẳng hạn, cổ phiếu CII hiện tại được phân loại theo chuẩn VSIC cấp 1 là “Xây dựng” và cấp 2 là “Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng”, nhưng theo GICS thì cấp 1 là “Industrials” và cấp 2 là “Transportation”.
Hay như MSN được phân vào ngành “Tài chính ngân hàng và bảo hiểm” và cấp 2 là “Dịch vụ tài chính” theo VSIC, nhưng lại là “Consumer Staples” (hàng tiêu dùng?) theo cấp 1 của GICS và “Food, Beverage & Tobacco” theo cấp 2 của chuẩn này.
Sự xáo trộn này thực tế không ảnh hưởng nhiều vì đa số nhà đầu tư cá nhân ít quan tâm đến việc phân ngành cổ phiếu. Các tổ chức hầu như tự xây dựng các phân ngành riêng phục vụ nhu cầu đầu tư cụ thể.
Việc sử dụng một hãng tư vấn độc lập, áp dụng phân ngành chuẩn quốc tế có tác dụng lớn hơn trong việc thu hút các tổ chức đầu tư nước ngoài. Chuẩn phân ngành GICS hiện áp dụng cho trên 43.000 doanh nghiệp và 50.000 cổ phiếu trên 128 thị trường, bao phủ xấp xỉ 95% vốn hóa thị trường chứng khoán toàn cầu.
Việc xây dựng các chỉ số ngành dựa trên phân ngành GICS là bước quan trọng tiếp theo. Thông tin từ HSX cho biết trong năm 2016, sẽ có 5 chỉ số ngành đầu tiên được cung cấp, là chỉ số ngành tài chính (trừ bất động sản), chỉ số ngành hàng tiêu dùng, chỉ số ngành bất động sản, chỉ số ngành công nghiệp và chỉ số ngành vật liệu.
Mặc dù còn quá ít các chỉ số ngành để có thể bao quát toàn bộ thị trường, nhưng ít nhất những chỉ số nói trên cũng giúp nhà đầu tư theo dõi biến động của những ngành “nóng” nhất hiện tại.
Không chỉ quan trọng đối với các tổ chức, chỉ số ngành còn giúp các nhà đầu tư cá nhân quan sát biến động thị trường tốt hơn. Tập hợp các chỉ số ngành giống như một cái lưới để có thể “vét” cổ phiếu, dò tìm dấu vết của sự vận động dòng tiền trên thị trường. Các chỉ số sẽ giúp nhận biết dòng tiền đang tập trung vào các nhóm ngành nào, thay vì chỉ nhìn tổng quan mức thanh khoản chung của thị trường. Việc sử dụng các công cụ so sánh sức mạnh có thể giúp tìm ra những cổ phiếu dẫn dắt trong nhóm ngành mạnh nhất.
Tuy nhiên một hạn chế mang tính đặc thù đối với các chỉ số ngành trên thị trường chứng khoán Việt Nam là tính đại diện của các nhóm ngành còn quá thấp. Bản thân thị trường nói chung cũng đã chưa mang tính đại diện cho nền kinh tế. Một số nhóm ngành còn quá ít doanh nghiệp đại diện.
Chẳng hạn trong kế hoạch của HSX, nhóm ngành vật liệu chỉ có 9 doanh nghiệp, ngành bất động sản có 8 doanh nghiệp. Một chỉ số có tính đại diện thấp như vậy gần như chỉ mang tính một chỉ báo biến động giá của một nhóm cổ phiếu, chứ chưa đủ tầm đại diện cho nhóm ngành.