Dân Mỹ ngày càng nghèo
Sự xuống dốc của thị trường địa ốc và chứng khoán đã “xẻo” thêm 1,3 nghìn tỷ USD trong giá trị tài sản ròng của người Mỹ
Sự xuống dốc của thị trường địa ốc và chứng khoán đã “xẻo” thêm 1,3 nghìn tỷ USD trong giá trị tài sản ròng của người Mỹ. Thông tin này được đưa ra trong báo cáo hàng quý mà Cục Dự trữ Liên bang nước này (FED) công bố ngày 11/5.
FED cho biết, tính tới cuối quý 1 vừa qua, tổng giá trị tài sản ròng của các hộ gia đình tại Mỹ chỉ còn 50,4 nghìn tỷ USD, giảm 1,3 nghìn tỷ USD so với thời điểm cuối quý 4/2008.
Trong đó, giá trị các loại tài sản là cổ phiếu đã giảm 5,8%, còn 5,2 nghìn tỷ USD; giá trị tài sản trong các quỹ tương hỗ giảm 4,1%, còn 3,3 nghìn tỷ USD; giá trị tài sản địa ốc giảm 2,4%, còn 17,9 nghìn tỷ USD.
Như vậy, quý 1 này đã là quý thứ 7 liên tiếp mà giá trị tài sản ròng của dân Mỹ sụt giảm. Tài sản của các hộ gia đình Mỹ đã đạt kỷ lục 64,4 nghìn tỷ USD vào quý 2/2007 nhờ sự phát triển bong bóng trên thị trường nhà đất và sự đi lên mạnh mẽ của thị trường chứng khoán.
Những dữ liệu về sự nghèo đi của người Mỹ mà FED công bố lần này không gây nhiều ngạc nhiên. Trong quý 1 vừa qua, chỉ số S&P 500 của thị trường chứng khoán Phố Wall đã sụt 11,7%, trong khi giá nhà tại Mỹ so với cùng kỳ năm trước giảm 14,2%.
Tuy nhiên, sự lao dốc trong giá trị của khối tài sản mà người Mỹ nắm giữ đang dần giảm tốc. Trong năm ngoái, tài sản ròng của các hộ gia đình ở nước này giảm kỷ lục 10,9 nghìn tỷ USD, tương đương mức giảm 17,4%, còn 51,7 nghìn tỷ USD.
Riêng trong quý 4/2008, tài sản của người Mỹ giảm 4,9 nghìn tỷ USD, tương đương 8,6%, mức giảm mạnh nhất trong một quý kể từ khi FED bắt đầu theo dõi số liệu này từ năm 1951 tới nay.
Số liệu của FED cũng cho thấy, cùng với việc nghèo đi, người Mỹ cũng vay nợ ít hơn. Tổng nợ của các hộ gia đình ở nước này trong quý 1 vừa qua đã giảm 1,1% so với cùng kỳ năm ngoái, còn 13,8 nghìn tỷ USD, sau khi đã giảm 2% trong quý 4/2008. Quý cuối của năm ngoái là quý đầu tiên trong lịch sử mà nợ của các hộ gia đình Mỹ giảm xuống.
Trong thời kỳ bong bóng địa ốc, người Mỹ đã đua nhau vay mượn để mua nhà. Trong thời kỳ 2002-2006, tốc độ vay nợ hàng năm của các hộ gia đình nước này đã đạt mức hai con số.
Theo Giáo sư tài chính Amir Sufi thuộc Đại học Chicago, mức nợ như vậy là không bền vững và cần được điều chỉnh để tình hình tài chính của các hộ gia đình Mỹ trở lại trạng thái an toàn. Theo Giáo sư Sufi, sự điều chỉnh này chính là một nhân tố chính phía sau sự suy thoái kinh tế đang diễn ra ở Mỹ.
“Những nỗ lực giải thoát khỏi nợ nần của các gia đình Mỹ phải được thực hiện, cho dù đó là điều chẳng dễ dàng gì”, Giáo sư Sufi nói.
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến tỏ ra lo ngại trước việc vay nợ của người Mỹ giảm xuống. Lý do ở đây là, một khi người Mỹ vay ít đi, họ cũng sẽ chi dùng ít đi, khiến kinh tế Mỹ càng phục hồi chậm hơn. Tiêu dùng chiếm 2/3 GDP của Mỹ.
Hoạt động vay nợ của các doanh nghiệp Mỹ trong quý 1 vừa qua cũng lần đầu giảm từ năm 1992 tới nay, với mức giảm 0,3%. Trong khi đó, Chính phủ Mỹ đã vay nợ thêm 22,6% nhằm có tiền để kích thích tăng trưởng. Trong quý 3 và 4/2008, nợ chính phủ Mỹ đã tăng lần lượt 39,2% và 37%.
Giới quan sát cho rằng, nếu sự lên điểm của thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục diễn ra, giá trị tài sản ròng của các hộ gia đình nước này sẽ tăng trở lại trong quý 2 năm nay. Ước tính, các tài sản tài chính, trong đó có cổ phiếu, chiếm 80% tài sản ròng của các hộ gia đình Mỹ. Từ đầu quý 2 tới nay, chỉ số S&P 500 của thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng 17,7%.
(Theo CNN)
FED cho biết, tính tới cuối quý 1 vừa qua, tổng giá trị tài sản ròng của các hộ gia đình tại Mỹ chỉ còn 50,4 nghìn tỷ USD, giảm 1,3 nghìn tỷ USD so với thời điểm cuối quý 4/2008.
Trong đó, giá trị các loại tài sản là cổ phiếu đã giảm 5,8%, còn 5,2 nghìn tỷ USD; giá trị tài sản trong các quỹ tương hỗ giảm 4,1%, còn 3,3 nghìn tỷ USD; giá trị tài sản địa ốc giảm 2,4%, còn 17,9 nghìn tỷ USD.
Như vậy, quý 1 này đã là quý thứ 7 liên tiếp mà giá trị tài sản ròng của dân Mỹ sụt giảm. Tài sản của các hộ gia đình Mỹ đã đạt kỷ lục 64,4 nghìn tỷ USD vào quý 2/2007 nhờ sự phát triển bong bóng trên thị trường nhà đất và sự đi lên mạnh mẽ của thị trường chứng khoán.
Những dữ liệu về sự nghèo đi của người Mỹ mà FED công bố lần này không gây nhiều ngạc nhiên. Trong quý 1 vừa qua, chỉ số S&P 500 của thị trường chứng khoán Phố Wall đã sụt 11,7%, trong khi giá nhà tại Mỹ so với cùng kỳ năm trước giảm 14,2%.
Tuy nhiên, sự lao dốc trong giá trị của khối tài sản mà người Mỹ nắm giữ đang dần giảm tốc. Trong năm ngoái, tài sản ròng của các hộ gia đình ở nước này giảm kỷ lục 10,9 nghìn tỷ USD, tương đương mức giảm 17,4%, còn 51,7 nghìn tỷ USD.
Riêng trong quý 4/2008, tài sản của người Mỹ giảm 4,9 nghìn tỷ USD, tương đương 8,6%, mức giảm mạnh nhất trong một quý kể từ khi FED bắt đầu theo dõi số liệu này từ năm 1951 tới nay.
Số liệu của FED cũng cho thấy, cùng với việc nghèo đi, người Mỹ cũng vay nợ ít hơn. Tổng nợ của các hộ gia đình ở nước này trong quý 1 vừa qua đã giảm 1,1% so với cùng kỳ năm ngoái, còn 13,8 nghìn tỷ USD, sau khi đã giảm 2% trong quý 4/2008. Quý cuối của năm ngoái là quý đầu tiên trong lịch sử mà nợ của các hộ gia đình Mỹ giảm xuống.
Trong thời kỳ bong bóng địa ốc, người Mỹ đã đua nhau vay mượn để mua nhà. Trong thời kỳ 2002-2006, tốc độ vay nợ hàng năm của các hộ gia đình nước này đã đạt mức hai con số.
Theo Giáo sư tài chính Amir Sufi thuộc Đại học Chicago, mức nợ như vậy là không bền vững và cần được điều chỉnh để tình hình tài chính của các hộ gia đình Mỹ trở lại trạng thái an toàn. Theo Giáo sư Sufi, sự điều chỉnh này chính là một nhân tố chính phía sau sự suy thoái kinh tế đang diễn ra ở Mỹ.
“Những nỗ lực giải thoát khỏi nợ nần của các gia đình Mỹ phải được thực hiện, cho dù đó là điều chẳng dễ dàng gì”, Giáo sư Sufi nói.
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến tỏ ra lo ngại trước việc vay nợ của người Mỹ giảm xuống. Lý do ở đây là, một khi người Mỹ vay ít đi, họ cũng sẽ chi dùng ít đi, khiến kinh tế Mỹ càng phục hồi chậm hơn. Tiêu dùng chiếm 2/3 GDP của Mỹ.
Hoạt động vay nợ của các doanh nghiệp Mỹ trong quý 1 vừa qua cũng lần đầu giảm từ năm 1992 tới nay, với mức giảm 0,3%. Trong khi đó, Chính phủ Mỹ đã vay nợ thêm 22,6% nhằm có tiền để kích thích tăng trưởng. Trong quý 3 và 4/2008, nợ chính phủ Mỹ đã tăng lần lượt 39,2% và 37%.
Giới quan sát cho rằng, nếu sự lên điểm của thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục diễn ra, giá trị tài sản ròng của các hộ gia đình nước này sẽ tăng trở lại trong quý 2 năm nay. Ước tính, các tài sản tài chính, trong đó có cổ phiếu, chiếm 80% tài sản ròng của các hộ gia đình Mỹ. Từ đầu quý 2 tới nay, chỉ số S&P 500 của thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng 17,7%.
(Theo CNN)