Dân siết hầu bao, hàng hoá đại hạ giá
Càng đồ hiệu tỉ lệ giảm giá càng cao. Không ít cửa hàng treo biển: bán thanh lý để đóng cửa
Mặc dù chưa vào mùa khuyến mãi, nhưng tại các trung tâm mua sắm, hàng hoá treo biển đại hạ giá khắp nơi, mức giảm giá lên tới 70%, thậm chí hơn nữa, đặc biệt tập trung vào các loại không phải là hàng tiêu dùng thiết yếu như: Điện máy, điện tử, thời trang, mỹ phẩm, quần áo, giày dép, túi xách...
Càng đồ hiệu tỉ lệ giảm giá càng cao. Không ít cửa hàng treo biển: bán thanh lý để đóng cửa... Điều đáng lưu ý là mặc dù tỉ lệ giảm giá lớn như vậy, nhưng sức mua vẫn không tăng đáng kể.
Khi người dân siết hầu bao...
EURO 2008 - cơ hội để các nhà kinh doanh hàng điện máy đặt hy vọng tiêu thụ một lượng lớn tivi, nhất là tivi cao cấp LCD đã bước vào mùa. Tuy nhiên, theo các nhà kinh doanh tại Tp.HCM, doanh số bán hàng và lợi nhuận vẫn chưa đạt được như mong đợi.
Ông Nguyễn Minh Thư - Giám đốc tiếp thị Trung tâm Điện máy - Nội thất Thiên Nam Hoà cho biết: "Trong tháng 6, hầu như các trung tâm điện máy và nhà sản xuất đều tung ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá để kích cầu thị trường hàng điện máy vốn hơi chựng lại mấy tháng nay. Đợt này, có những mặt hàng được giảm giá 20-50%, với mức giảm 3-10 triệu đồng/sản phẩm. Tuy vậy, sức mua vẫn chưa tăng. Một trong những điều khiến người tiêu dùng chưa mạnh tay mua sắm là vì nguồn kinh phí chi tiêu của các gia đình có vẻ như eo hẹp".
Bên cạnh đó, các trung tâm điện máy còn cho rằng, ngoại trừ thị trường tivi có vẻ như sôi động hơn lên đôi chút, còn lại các mặt hàng khác như máy điều hoà, đầu đĩa, máy hút bụi, máy giặt... đều giảm mãi lực. Không chỉ có các mặt hàng có giá trị cao như hàng điện máy rơi vào tình trạng vắng người mua, ngay cả các mặt hàng giá trị trong khoảng vài chục đến vài trăm ngàn đồng cũng bị người tiêu dùng cân nhắc cặn kẽ trước khi quyết định mua.
Bà Phạm Thanh Tuyền - Giám đốc tiếp thị hệ thống siêu thị Saigon Coop - cho biết: "So với cùng kỳ năm ngoái, hiện sức mua các mặt hàng thời trang, giày dép, hoá mỹ phẩm giảm đi. Nguyên nhân vì trước tình hình giá cả của các sản phẩm dần tăng lên trong thời gian qua, người tiêu dùng tập trung chi tiêu cho các mặt hàng lương thực - thực phẩm thiết yếu nên hạn chế bớt việc mua sắm những mặt hàng thứ yếu để tiết kiệm".
Đại hạ giá, vẫn ế
Chương trình giảm giá quy mô lớn nhất hiện Parkson đang áp dụng cho hầu hết các nhãn hàng với mức "siêu khuyến mãi". Tuy nhiên, lượng khách đến xem vẫn là chủ yếu.
Thuỳ Vân - một "con nghiện" săn hàng độc và giảm giá - tâm sự: "Đại hạ giá cũng thích thật, nhưng chẳng mấy người mua đâu chị ạ. Mấy cái túi này đẹp, giá cũng ổn đấy chứ, nhưng đến vài tuần nay em vẫn thấy ở nguyên chỗ ấy. Cứ suy từ mình ra thì biết, bây giờ mua gì cũng phải đắn đo...".
Một vài VIP của các nhãn hàng hiệu thì không giấu giếm: "Năm nay kiếm tiền khó khăn lắm, không như năm ngoái, nên những chưa cần thiết hoặc chưa thật thích thì đành gác lại. Vả lại, không hiểu sao, ai cũng kêu không có tiền thì hàng hoá còn biết bán cho ai...?".
Trước làn sóng người tiêu dùng hạn chế mua sắm những mặt hàng xa xỉ, không ít cửa hàng thời trang, mỹ phẩm đã rơi vào cảnh ế ẩm, vắng khách, thậm chí đi đến đóng cửa.
Thu Hương - nhân viên bán hàng quần áo thời trang tại trung tâm thương mại Diamond Plaza - cho biết: "Dạo này, lượng khách mua sắm những sản phẩm thời trang đắt tiền có vẻ như giảm bớt so với trước đây. Hầu như chỉ có các sản phẩm đang giảm giá, khuyến mãi mới thu hút được khách hàng chọn mua...".
Chủ cửa hàng thời trang OTC đường Nguyễn Đình Chiểu cho biết: "Thời điểm hiện nay là giữa năm, chưa phải mùa mua sắm các mặt hàng thời trang. Mặt khác, hiện nhiều khách hàng có tâm lý tiết kiệm trong việc chi tiêu, mua sắm hơn trước đây nên không ít cửa hàng kinh doanh ngành hàng thời trang, giày dép... gặp khó khăn khi kinh doanh".
Đây cũng chính là lý do tại nhiều tuyến đường khu vực trung tâm mua sắm quận 1, 3, 5 (Tp.HCM) và các phố mua sắm trung tâm Hà Nội gần đây xuất hiện nhiều điểm treo biển rao bán hàng giảm giá, hàng thanh lý.
Bên cạnh một số cửa hàng tung ra các chương trình giảm giá 10 - 30% để tăng lượng khách mua hàng, có những cửa hàng mạnh tay treo biển giảm giá lên đến 50-70% với lý do thanh lý sản phẩm để nghỉ bán.
Càng đồ hiệu tỉ lệ giảm giá càng cao. Không ít cửa hàng treo biển: bán thanh lý để đóng cửa... Điều đáng lưu ý là mặc dù tỉ lệ giảm giá lớn như vậy, nhưng sức mua vẫn không tăng đáng kể.
Khi người dân siết hầu bao...
EURO 2008 - cơ hội để các nhà kinh doanh hàng điện máy đặt hy vọng tiêu thụ một lượng lớn tivi, nhất là tivi cao cấp LCD đã bước vào mùa. Tuy nhiên, theo các nhà kinh doanh tại Tp.HCM, doanh số bán hàng và lợi nhuận vẫn chưa đạt được như mong đợi.
Ông Nguyễn Minh Thư - Giám đốc tiếp thị Trung tâm Điện máy - Nội thất Thiên Nam Hoà cho biết: "Trong tháng 6, hầu như các trung tâm điện máy và nhà sản xuất đều tung ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá để kích cầu thị trường hàng điện máy vốn hơi chựng lại mấy tháng nay. Đợt này, có những mặt hàng được giảm giá 20-50%, với mức giảm 3-10 triệu đồng/sản phẩm. Tuy vậy, sức mua vẫn chưa tăng. Một trong những điều khiến người tiêu dùng chưa mạnh tay mua sắm là vì nguồn kinh phí chi tiêu của các gia đình có vẻ như eo hẹp".
Bên cạnh đó, các trung tâm điện máy còn cho rằng, ngoại trừ thị trường tivi có vẻ như sôi động hơn lên đôi chút, còn lại các mặt hàng khác như máy điều hoà, đầu đĩa, máy hút bụi, máy giặt... đều giảm mãi lực. Không chỉ có các mặt hàng có giá trị cao như hàng điện máy rơi vào tình trạng vắng người mua, ngay cả các mặt hàng giá trị trong khoảng vài chục đến vài trăm ngàn đồng cũng bị người tiêu dùng cân nhắc cặn kẽ trước khi quyết định mua.
Bà Phạm Thanh Tuyền - Giám đốc tiếp thị hệ thống siêu thị Saigon Coop - cho biết: "So với cùng kỳ năm ngoái, hiện sức mua các mặt hàng thời trang, giày dép, hoá mỹ phẩm giảm đi. Nguyên nhân vì trước tình hình giá cả của các sản phẩm dần tăng lên trong thời gian qua, người tiêu dùng tập trung chi tiêu cho các mặt hàng lương thực - thực phẩm thiết yếu nên hạn chế bớt việc mua sắm những mặt hàng thứ yếu để tiết kiệm".
Đại hạ giá, vẫn ế
Chương trình giảm giá quy mô lớn nhất hiện Parkson đang áp dụng cho hầu hết các nhãn hàng với mức "siêu khuyến mãi". Tuy nhiên, lượng khách đến xem vẫn là chủ yếu.
Thuỳ Vân - một "con nghiện" săn hàng độc và giảm giá - tâm sự: "Đại hạ giá cũng thích thật, nhưng chẳng mấy người mua đâu chị ạ. Mấy cái túi này đẹp, giá cũng ổn đấy chứ, nhưng đến vài tuần nay em vẫn thấy ở nguyên chỗ ấy. Cứ suy từ mình ra thì biết, bây giờ mua gì cũng phải đắn đo...".
Một vài VIP của các nhãn hàng hiệu thì không giấu giếm: "Năm nay kiếm tiền khó khăn lắm, không như năm ngoái, nên những chưa cần thiết hoặc chưa thật thích thì đành gác lại. Vả lại, không hiểu sao, ai cũng kêu không có tiền thì hàng hoá còn biết bán cho ai...?".
Trước làn sóng người tiêu dùng hạn chế mua sắm những mặt hàng xa xỉ, không ít cửa hàng thời trang, mỹ phẩm đã rơi vào cảnh ế ẩm, vắng khách, thậm chí đi đến đóng cửa.
Thu Hương - nhân viên bán hàng quần áo thời trang tại trung tâm thương mại Diamond Plaza - cho biết: "Dạo này, lượng khách mua sắm những sản phẩm thời trang đắt tiền có vẻ như giảm bớt so với trước đây. Hầu như chỉ có các sản phẩm đang giảm giá, khuyến mãi mới thu hút được khách hàng chọn mua...".
Chủ cửa hàng thời trang OTC đường Nguyễn Đình Chiểu cho biết: "Thời điểm hiện nay là giữa năm, chưa phải mùa mua sắm các mặt hàng thời trang. Mặt khác, hiện nhiều khách hàng có tâm lý tiết kiệm trong việc chi tiêu, mua sắm hơn trước đây nên không ít cửa hàng kinh doanh ngành hàng thời trang, giày dép... gặp khó khăn khi kinh doanh".
Đây cũng chính là lý do tại nhiều tuyến đường khu vực trung tâm mua sắm quận 1, 3, 5 (Tp.HCM) và các phố mua sắm trung tâm Hà Nội gần đây xuất hiện nhiều điểm treo biển rao bán hàng giảm giá, hàng thanh lý.
Bên cạnh một số cửa hàng tung ra các chương trình giảm giá 10 - 30% để tăng lượng khách mua hàng, có những cửa hàng mạnh tay treo biển giảm giá lên đến 50-70% với lý do thanh lý sản phẩm để nghỉ bán.