Đang bị cô lập, Qatar chi gần 6 tỷ USD mua tàu chiến
Qatar ký hợp đồng mua tàu chiến với Italy trong bối cảnh đang bị các nước láng giềng vùng Vịnh cô lập
Qatar tuyên bố chốt hợp đồng trị giá 5,91 tỷ USD với Italy để mua 7 tàu chiến, nằm trong thỏa thuận hợp tác quân sự giữa hai nước, hãng tin Reuters dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Qatar cho biết ngày 2/8.
Đó là công bố của Bộ trưởng Ngoại giao Qatar, Sheikh Mohammed bin Abdulrahman al-Thani, trong buổi họp báo cùng với người đồng cấp của Italy Angelino Alfano tại Doha sau những thảo luận về nỗ lực chấm dứt khủng hoảng giữa Qatar và các nước vùng Vịnh.
“Tôi rất vui mừng tuyên bố hợp đồng mua 7 tàu chiến giữa Thủy quân Qatar với Italy, nằm trong thỏa thuận hợp tác quân sự giữa hai nước”, Sheikh Mohammed nói.
Ông Sheikh Mohammed cho biết hợp đồng này trị giá khoảng 5 tỷ Euro (5,91 tỷ USD) nhưng không cung cấp thông tin chi tiết cũng như tên các công ty liên quan.
Tháng 6 năm ngoái, hãng đóng tàu quốc doanh Fincantieri của Italy cũng ký hợp đồng trị giá khoảng 4 tỷ Euro để đóng tàu cho Qatar. Khi đó, Fincantieri cho biết sẽ bán cho Qatar 4 tàu hộ tống, 2 tàu hỗ trợ và 1 tàu đổ bộ chở trực thăng, đồng thời cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho nước này trong 15 năm sau khi giao hàng.
Tất cả các tàu này sẽ được đóng tại các nhà máy của Italy từ năm 2018. Công ty quốc Leonardo của Italy là đơn vị cung cấp hệ thống vũ khí và điện tử cho các tàu chiến này và nhận một phần ba giá trị hợp đồng, đại diện Leonardo khi đó cho biết.
Trước đó, vào giữa tháng 6, Qatar ký một thỏa thuận mua 36 chiến đấu cơ F-15 của Mỹ. Thương vụ này “sẽ mang lại cho Qatar năng lực tối tân, đồng thời tăng cường sự hợp tác và khả năng phối hợp giữa Mỹ và Qatar”, theo Bộ Quốc phòng Mỹ.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh Qatar bị các nước láng giềng Saudi Arabia, Bahrain, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và Ai Cập, cô lập với cáo buộc nước này tài trợ các tổ chức khủng bố. Khi đó, thương vụ này phản ánh lập trường phức tạp của chính quyền Tổng thống Donald Trump khi một mặt ủng hộ phe Saudi Arabia, một mặt vẫn bán vũ khí cho Qatar.
Trước cáo buộc của các nước láng giềng, chính quyền Doha một mực phủ định. Ngày 1/8, Qatar nộp đơn kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), kiện việc ba quốc gia láng giềng ở vùng Vịnh áp lệnh cấm vận thương mại đối với nước này. Theo đó, Qatar cáo buộc Saudi Arabia, Bahrain và UAE vi phạm “các luật và công ước cốt lõi của WTO về thương mại hàng hóa và dịch vụ, cũng như các phương diện liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ”.
Đó là công bố của Bộ trưởng Ngoại giao Qatar, Sheikh Mohammed bin Abdulrahman al-Thani, trong buổi họp báo cùng với người đồng cấp của Italy Angelino Alfano tại Doha sau những thảo luận về nỗ lực chấm dứt khủng hoảng giữa Qatar và các nước vùng Vịnh.
“Tôi rất vui mừng tuyên bố hợp đồng mua 7 tàu chiến giữa Thủy quân Qatar với Italy, nằm trong thỏa thuận hợp tác quân sự giữa hai nước”, Sheikh Mohammed nói.
Ông Sheikh Mohammed cho biết hợp đồng này trị giá khoảng 5 tỷ Euro (5,91 tỷ USD) nhưng không cung cấp thông tin chi tiết cũng như tên các công ty liên quan.
Tháng 6 năm ngoái, hãng đóng tàu quốc doanh Fincantieri của Italy cũng ký hợp đồng trị giá khoảng 4 tỷ Euro để đóng tàu cho Qatar. Khi đó, Fincantieri cho biết sẽ bán cho Qatar 4 tàu hộ tống, 2 tàu hỗ trợ và 1 tàu đổ bộ chở trực thăng, đồng thời cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho nước này trong 15 năm sau khi giao hàng.
Tất cả các tàu này sẽ được đóng tại các nhà máy của Italy từ năm 2018. Công ty quốc Leonardo của Italy là đơn vị cung cấp hệ thống vũ khí và điện tử cho các tàu chiến này và nhận một phần ba giá trị hợp đồng, đại diện Leonardo khi đó cho biết.
Trước đó, vào giữa tháng 6, Qatar ký một thỏa thuận mua 36 chiến đấu cơ F-15 của Mỹ. Thương vụ này “sẽ mang lại cho Qatar năng lực tối tân, đồng thời tăng cường sự hợp tác và khả năng phối hợp giữa Mỹ và Qatar”, theo Bộ Quốc phòng Mỹ.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh Qatar bị các nước láng giềng Saudi Arabia, Bahrain, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và Ai Cập, cô lập với cáo buộc nước này tài trợ các tổ chức khủng bố. Khi đó, thương vụ này phản ánh lập trường phức tạp của chính quyền Tổng thống Donald Trump khi một mặt ủng hộ phe Saudi Arabia, một mặt vẫn bán vũ khí cho Qatar.
Trước cáo buộc của các nước láng giềng, chính quyền Doha một mực phủ định. Ngày 1/8, Qatar nộp đơn kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), kiện việc ba quốc gia láng giềng ở vùng Vịnh áp lệnh cấm vận thương mại đối với nước này. Theo đó, Qatar cáo buộc Saudi Arabia, Bahrain và UAE vi phạm “các luật và công ước cốt lõi của WTO về thương mại hàng hóa và dịch vụ, cũng như các phương diện liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ”.