Bị tẩy chay, Qatar kiện láng giềng vùng Vịnh lên WTO
Đã gần 2 tháng trôi qua kể từ khi vụ tẩy chay Qatar bắt đầu, nhưng chưa có dấu hiệu nào cho thấy cuộc khủng hoảng sắp kết thúc
Qatar ngày 1/8 đã nộp đơn kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), kiện việc ba quốc gia láng giềng ở vùng Vịnh áp lệnh cấm vận thương mại đối với nước này.
Hãng tin CNN dẫn một tuyên bố từ Bộ Kinh tế và Thương mại Qatar cho biết, đơn kiện của nước này cáo buộc Saudi Arabia, Bahrain và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) vi phạm “các luật và công ước cốt lõi của WTO về thương mại hàng hóa và dịch vụ, cũng như các phương diện liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ”.
Ba quốc gia nói trên cắt quan hệ ngoại giao, giao thông và thương mại với Qatar vào hôm 5/6 với lý do Doha tài trợ chủ nghĩa khủng bố - một cáo buộc mà Qatar phủ nhận.
Ai Cập, quốc gia tham gia cùng ba nước vùng Vịnh tẩy chay Qatar, không bị nêu tên trong đơn kiện gửi lên WTO.
Qatar hiện đang đối mặt sức ép lớn từ lệnh cấm vận của láng giềng và phải tìm những nguồn cung hàng hóa thay thế. Chẳng hạn, Qatar đã vận chuyển bò bằng máy bay từ nước ngoài về nước để đảm bảo nguồn cung sữa.
Đơn kiện mà Qatar nộp lên WTO bao gồm đề nghị “tham vấn chính thức” giữa Qatar và các nước láng giềng. Nếu không có thỏa thuận nào đạt được giữa Doha và ba nước bị kiện trong vòng 60 ngày, WTO sẽ thành lập một ban giải quyết tranh chấp.
“Qatar đề nghị ba nước ngồi vào bàn đàm phán và bắt đầu tham vấn”, tuyên bố từ Qatar có đoạn viết.
Có thể phải mất vài năm để WTO phân xử vụ kiện, và kết quả vụ kiện có thể dẫn tới những biện pháp trả đũa giữa hai bên. WTO đã xác nhận đã nhận được đơn kiện của Qatar.
Trong một tuyên bố, Bộ Kinh tế UAE nói “các biện pháp kinh tế nhằm vào Qatar không đi ngược lại các thỏa thuận WTO, vì các biện pháp này thuộc về vấn đề an ninh quốc gia”.
Lập luận này rất có thể sẽ là cơ sở để Saudi Arabia, UAE và Bahrain tự vệ trong vụ kiện tại WTO. Trước đây, WTO từng cho phép những trường hợp ngoại lệ do lo ngại về an ninh quốc gia.
Sau khi cô lập Qatar, các nước láng giềng đã tìm cách buộc Doha phải nhượng bộ để được nối lại quan hệ ngoại giao và kinh tế. 13 điều kiện mà họ đưa ra cho Qatar bao gồm đóng cửa kênh truyền hình Al Jazeera, giảm quan hệ với Iran, đóng cửa một căn cứ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở Qatar…
Ngoại trưởng Qatar đã nói rằng nước này sẽ không tuân thủ bất kỳ yêu cầu nào mà họ xem là vi phạm luật pháp quốc tế.
Đã gần 2 tháng trôi qua kể từ khi vụ tẩy chay Qatar bắt đầu, nhưng chưa có dấu hiệu nào cho thấy cuộc khủng hoảng sắp kết thúc.
Vào hôm Chủ nhật vừa rồi, ngoại trưởng nhóm 4 nước tẩy chay Qatar tuyên bố sẵn sàng đàm phán nếu Doha chứng minh được thiện chí sẵn sàng đáp ứng những yêu cầu mà họ đặt ra. “Đối thoại không có nghĩa là sẽ có sự nhượng bộ”, Ngoại trưởng Saudi Arabia, ông Adel Al-Jubier, tuyên bố.
Hãng tin CNN dẫn một tuyên bố từ Bộ Kinh tế và Thương mại Qatar cho biết, đơn kiện của nước này cáo buộc Saudi Arabia, Bahrain và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) vi phạm “các luật và công ước cốt lõi của WTO về thương mại hàng hóa và dịch vụ, cũng như các phương diện liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ”.
Ba quốc gia nói trên cắt quan hệ ngoại giao, giao thông và thương mại với Qatar vào hôm 5/6 với lý do Doha tài trợ chủ nghĩa khủng bố - một cáo buộc mà Qatar phủ nhận.
Ai Cập, quốc gia tham gia cùng ba nước vùng Vịnh tẩy chay Qatar, không bị nêu tên trong đơn kiện gửi lên WTO.
Qatar hiện đang đối mặt sức ép lớn từ lệnh cấm vận của láng giềng và phải tìm những nguồn cung hàng hóa thay thế. Chẳng hạn, Qatar đã vận chuyển bò bằng máy bay từ nước ngoài về nước để đảm bảo nguồn cung sữa.
Đơn kiện mà Qatar nộp lên WTO bao gồm đề nghị “tham vấn chính thức” giữa Qatar và các nước láng giềng. Nếu không có thỏa thuận nào đạt được giữa Doha và ba nước bị kiện trong vòng 60 ngày, WTO sẽ thành lập một ban giải quyết tranh chấp.
“Qatar đề nghị ba nước ngồi vào bàn đàm phán và bắt đầu tham vấn”, tuyên bố từ Qatar có đoạn viết.
Có thể phải mất vài năm để WTO phân xử vụ kiện, và kết quả vụ kiện có thể dẫn tới những biện pháp trả đũa giữa hai bên. WTO đã xác nhận đã nhận được đơn kiện của Qatar.
Trong một tuyên bố, Bộ Kinh tế UAE nói “các biện pháp kinh tế nhằm vào Qatar không đi ngược lại các thỏa thuận WTO, vì các biện pháp này thuộc về vấn đề an ninh quốc gia”.
Lập luận này rất có thể sẽ là cơ sở để Saudi Arabia, UAE và Bahrain tự vệ trong vụ kiện tại WTO. Trước đây, WTO từng cho phép những trường hợp ngoại lệ do lo ngại về an ninh quốc gia.
Sau khi cô lập Qatar, các nước láng giềng đã tìm cách buộc Doha phải nhượng bộ để được nối lại quan hệ ngoại giao và kinh tế. 13 điều kiện mà họ đưa ra cho Qatar bao gồm đóng cửa kênh truyền hình Al Jazeera, giảm quan hệ với Iran, đóng cửa một căn cứ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở Qatar…
Ngoại trưởng Qatar đã nói rằng nước này sẽ không tuân thủ bất kỳ yêu cầu nào mà họ xem là vi phạm luật pháp quốc tế.
Đã gần 2 tháng trôi qua kể từ khi vụ tẩy chay Qatar bắt đầu, nhưng chưa có dấu hiệu nào cho thấy cuộc khủng hoảng sắp kết thúc.
Vào hôm Chủ nhật vừa rồi, ngoại trưởng nhóm 4 nước tẩy chay Qatar tuyên bố sẵn sàng đàm phán nếu Doha chứng minh được thiện chí sẵn sàng đáp ứng những yêu cầu mà họ đặt ra. “Đối thoại không có nghĩa là sẽ có sự nhượng bộ”, Ngoại trưởng Saudi Arabia, ông Adel Al-Jubier, tuyên bố.