Đào tạo lao động xuất khẩu: "Thiếu gắn kết!"
"Người lao động không đủ kiên trì và kinh phí để theo học một khoá chính quy 12 - 24 tháng trong điều kiện phải tự túc"
"Người lao động không đủ kiên trì và kinh phí để theo học một khoá chính quy 12 - 24 tháng trong điều kiện phải tự túc."
Đó là nhận xét của ông Nguyễn Lương Trào, Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu lao động khi nói về hiện trạng đào tạo lao động xuất khẩu hiện nay.
Hiện tình trạng lao động thiếu kỹ năng đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới xuất khẩu lao động của Việt Nam. Vậy phải chăng phần trách nhiệm này là do doanh nghiệp xuất khẩu lao động chạy theo số lượng mà quên đi chất lượng, thưa ông?
Các cơ sở đào tạo của doanh nghiệp xuất khẩu lao động hiện nay chủ yếu mới đào tạo ngoại ngữ và giáo dục định hướng. Các doanh nghiệp có cơ sở dạy nghề thì đào tạo nghề ngắn hạn là chính. Một số ít doanh nghiệp có trường dạy nghề nhưng cũng không thể đào tạo được nhiều nghề để đáp ứng yêu cầu đa dạng của thị trường.
Mặt khác, tuyệt đại bộ phận người lao động khi có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài đều muốn đi bằng con đường nhanh nhất. Người lao động không đủ kiên trì và kinh phí để theo học một khoá chính quy 12 - 24 tháng trong điều kiện phải tự túc.
Nhưng rõ ràng một mình doanh nghiệp xuất khẩu lao động không thể làm nổi mà phải trông cậy vào “sản phẩm đầu ra” của hệ thống dạy nghề?
Đúng vậy, muốn có một nguồn lao động có kỹ năng nghề cao, phong phú và đa dạng để có thể tuyển chọn đưa đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp xuất khẩu không thể một mình làm nổi. Mặc dù các cơ sở dạy nghề (không thuộc doanh nghiệp xuất khẩu lao động) trong những năm gần đây đã có bước phát triển mạnh mẽ về quy mô và tiến bộ bước đầu về chất lượng đào tạo.
Tuy nhiên, ngoài một số trường và trung tâm mạnh, phần đông chưa nắm bắt được nhu cầu thị trường kể cả về nghề, cấp độ và công nghệ cần đào tạo, nên sản phẩm đầu ra chưa đáp ứng yêu cầu thị trường ngoài nước. Việc đào tạo ngoại ngữ trong trường dạy nghề cũng chưa đáp ứng yêu cầu cho học sinh ra trường có đủ trình độ đi làm việc ở nước ngoài theo nghề được đào tạo.
Như vậy nguyên nhân chính vẫn là chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp xuất khẩu lao động?
Theo tôi, sự gắn kết này nếu được thiết lập tốt sẽ đem lại lợi ích to lớn cho cả hai phía.
Nhà trường sẽ thực hiện được định hướng thị trường trong đào tạo, có điều kiện nhanh chóng tiếp thu công nghệ mới vào đào tạo, nâng chất lượng “đầu ra” và tăng sức hấp dẫn “đầu vào” khi học sinh tốt nghiệp được thị trường chấp nhận.
Doanh nghiệp xuất khẩu lao động thì khắc phục được tình trạng tuyển lao động theo kiểu “ăn đong” không kịp thời, không đáp ứng được yêu cầu cả chất lượng và số lượng, khắc phục được tình trạng mất cơ hội, thị phần và uy tín.
Theo ông, làm thế nào để sự gắn kết này hiệu quả và bền vững, bởi khó khăn nhất của người lao động hiện nay vẫn là kinh phí học nghề, ngoại ngữ và vốn vay để trang trải các chi phí xuất cảnh?
Tôi cho rằng rất cần sự vào cuộc đồng bộ của cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề và về xuất khẩu lao động. Vai trò các cơ quan này chính là “bà đỡ” tạo cơ chế và theo dõi, chỉ đạo sự gắn kết đó đi đúng hướng, hiệu quả. Đây cũng chính là sự đầu tư cần thiết và hiệu quả của Nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực và đem lại lợi ích to lớn nhiều mặt của xuất khẩu lao động cho xã hội.
Trong ngắn hạn, mỗi doanh nghiệp xuất khẩu lao động cần hợp tác với một số trường nghề và ngược lại, mỗi trường nghề có quan hệ hợp tác với một số doanh nghiệp xuất khẩu lao động để tư vấn, tuyển chọn, tạo điều kiện cho số học sinh có nguyện vọng đi xuất khẩu lao động được bổ túc thêm nghề ngắn hạn đáp ứng yêu cầu hợp đồng.
Cơ quan quản lý Nhà nước cần tạo điều kiện về cơ chế vay vốn cho số học sinh đủ điều kiện xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài, nhà trường có cơ chế bảo lưu kết quả cho số học sinh chưa hoàn thành khoá học mà trúng tuyển.
Đó là nhận xét của ông Nguyễn Lương Trào, Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu lao động khi nói về hiện trạng đào tạo lao động xuất khẩu hiện nay.
Hiện tình trạng lao động thiếu kỹ năng đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới xuất khẩu lao động của Việt Nam. Vậy phải chăng phần trách nhiệm này là do doanh nghiệp xuất khẩu lao động chạy theo số lượng mà quên đi chất lượng, thưa ông?
Các cơ sở đào tạo của doanh nghiệp xuất khẩu lao động hiện nay chủ yếu mới đào tạo ngoại ngữ và giáo dục định hướng. Các doanh nghiệp có cơ sở dạy nghề thì đào tạo nghề ngắn hạn là chính. Một số ít doanh nghiệp có trường dạy nghề nhưng cũng không thể đào tạo được nhiều nghề để đáp ứng yêu cầu đa dạng của thị trường.
Mặt khác, tuyệt đại bộ phận người lao động khi có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài đều muốn đi bằng con đường nhanh nhất. Người lao động không đủ kiên trì và kinh phí để theo học một khoá chính quy 12 - 24 tháng trong điều kiện phải tự túc.
Nhưng rõ ràng một mình doanh nghiệp xuất khẩu lao động không thể làm nổi mà phải trông cậy vào “sản phẩm đầu ra” của hệ thống dạy nghề?
Đúng vậy, muốn có một nguồn lao động có kỹ năng nghề cao, phong phú và đa dạng để có thể tuyển chọn đưa đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp xuất khẩu không thể một mình làm nổi. Mặc dù các cơ sở dạy nghề (không thuộc doanh nghiệp xuất khẩu lao động) trong những năm gần đây đã có bước phát triển mạnh mẽ về quy mô và tiến bộ bước đầu về chất lượng đào tạo.
Tuy nhiên, ngoài một số trường và trung tâm mạnh, phần đông chưa nắm bắt được nhu cầu thị trường kể cả về nghề, cấp độ và công nghệ cần đào tạo, nên sản phẩm đầu ra chưa đáp ứng yêu cầu thị trường ngoài nước. Việc đào tạo ngoại ngữ trong trường dạy nghề cũng chưa đáp ứng yêu cầu cho học sinh ra trường có đủ trình độ đi làm việc ở nước ngoài theo nghề được đào tạo.
Như vậy nguyên nhân chính vẫn là chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp xuất khẩu lao động?
Theo tôi, sự gắn kết này nếu được thiết lập tốt sẽ đem lại lợi ích to lớn cho cả hai phía.
Nhà trường sẽ thực hiện được định hướng thị trường trong đào tạo, có điều kiện nhanh chóng tiếp thu công nghệ mới vào đào tạo, nâng chất lượng “đầu ra” và tăng sức hấp dẫn “đầu vào” khi học sinh tốt nghiệp được thị trường chấp nhận.
Doanh nghiệp xuất khẩu lao động thì khắc phục được tình trạng tuyển lao động theo kiểu “ăn đong” không kịp thời, không đáp ứng được yêu cầu cả chất lượng và số lượng, khắc phục được tình trạng mất cơ hội, thị phần và uy tín.
Theo ông, làm thế nào để sự gắn kết này hiệu quả và bền vững, bởi khó khăn nhất của người lao động hiện nay vẫn là kinh phí học nghề, ngoại ngữ và vốn vay để trang trải các chi phí xuất cảnh?
Tôi cho rằng rất cần sự vào cuộc đồng bộ của cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề và về xuất khẩu lao động. Vai trò các cơ quan này chính là “bà đỡ” tạo cơ chế và theo dõi, chỉ đạo sự gắn kết đó đi đúng hướng, hiệu quả. Đây cũng chính là sự đầu tư cần thiết và hiệu quả của Nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực và đem lại lợi ích to lớn nhiều mặt của xuất khẩu lao động cho xã hội.
Trong ngắn hạn, mỗi doanh nghiệp xuất khẩu lao động cần hợp tác với một số trường nghề và ngược lại, mỗi trường nghề có quan hệ hợp tác với một số doanh nghiệp xuất khẩu lao động để tư vấn, tuyển chọn, tạo điều kiện cho số học sinh có nguyện vọng đi xuất khẩu lao động được bổ túc thêm nghề ngắn hạn đáp ứng yêu cầu hợp đồng.
Cơ quan quản lý Nhà nước cần tạo điều kiện về cơ chế vay vốn cho số học sinh đủ điều kiện xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài, nhà trường có cơ chế bảo lưu kết quả cho số học sinh chưa hoàn thành khoá học mà trúng tuyển.