Dấu chấm hết cho Indochina Airlines?
Hãng hàng không Đông Dương (Indochina Airlines) đang phải đối mặt với khả năng bị khai tử vĩnh viễn
Chỉ chờ Bộ Giao thông Vận tải ra quyết định cuối cùng, hãng hàng không Đông Dương (Indochina Airlines) của nhạc sỹ Hà Dũng sẽ chính thức bị xóa sổ.
Trao đổi với VnEconomy, ông Võ Huy Cường, Trưởng ban Vận tải hàng không (Cục Hàng không Việt Nam) cho rằng: sau một thời gian dài không có khả năng hoạt động theo giấy phép kinh doanh, Indochina Airlines chắc chắn sẽ bị khai tử.
Ông Cường còn cho hay, gần đây các văn bản của Cục yêu cầu hãng hàng không này báo cáo về tình hình hoạt động đều không được hồi đáp. Các lãnh đạo của Indochina Airlines cũng không thể liên lạc được.
Thêm vào đó, theo quy định của pháp luật sau 24 tháng kể từ khi đi vào khai thác, Indochina Airlines sẽ phải có chứng chỉ nhà khai thác hàng không (AOC). Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, hãng vẫn chưa đạt được yêu cầu này.
Do vậy, việc rút giấy phép đối với Indochina Airlines chỉ là thủ tục cuối cùng, vì thương quyền vận chuyển, giấy phép bay của hãng đều đã bị rút. Từ ngày 31/10/2009, hãng cũng đã ngừng mọi hoạt động xúc tiến thương mại…, nên sự tồn tại của Indochina Airlines chỉ là trên danh nghĩa.
Cục Hàng không cũng đã có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải báo cáo về hiện trạng của Indochina Airlines và nhận định rằng hãng này rất khó có khả năng tiếp tục duy trì hoạt động. Tuy nhiên, Bộ Giao thông Vận tải đến thời điểm này vẫn chưa ra quyết định cuối cùng.
Indochina Airlines là hãng hàng không tư nhân được cấp phép thành lập vào ngày 30/5/2008. Đến ngày 25/11/2008, hãng này đã thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên.
Khi được cấp thương quyền, Indochina Airlines đăng ký bay 8 chuyến mỗi ngày trên các đường bay Hà Nội - Tp.HCM và Tp.HCM - Đà Nẵng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, lượng khách sụt giảm, Indochina Airlines đã phải cắt giảm một nửa số máy bay và tần suất bay cũng giảm xuống chỉ còn 2 chuyến/tuần. Đến giữa năm 2009, hãng chỉ còn khai thác đường bay duy nhất là Tp.HCM và Hà Nội với một chiếc máy bay.
Sau tròn một năm hoạt động, cuối tháng 11/2009, Indochina Airlines đã phải trả lại cho đối tác chiếc máy bay thuê cuối cùng.
Liên quan đến khoản nợ của Indochina Airlines với các đối tác cung ứng xăng dầu, suất ăn, đại lý… ông Cường cho rằng sẽ phải giải quyết theo con đường tòa án.
Mới đây, tại Tp.HCM, Ngân hàng Á Châu (ACB) đã chính thức khởi kiện Indochina Airlines lên tòa án để đòi khoản nợ có giá trị tới 1,3 triệu USD.
Trao đổi với VnEconomy, ông Võ Huy Cường, Trưởng ban Vận tải hàng không (Cục Hàng không Việt Nam) cho rằng: sau một thời gian dài không có khả năng hoạt động theo giấy phép kinh doanh, Indochina Airlines chắc chắn sẽ bị khai tử.
Ông Cường còn cho hay, gần đây các văn bản của Cục yêu cầu hãng hàng không này báo cáo về tình hình hoạt động đều không được hồi đáp. Các lãnh đạo của Indochina Airlines cũng không thể liên lạc được.
Thêm vào đó, theo quy định của pháp luật sau 24 tháng kể từ khi đi vào khai thác, Indochina Airlines sẽ phải có chứng chỉ nhà khai thác hàng không (AOC). Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, hãng vẫn chưa đạt được yêu cầu này.
Do vậy, việc rút giấy phép đối với Indochina Airlines chỉ là thủ tục cuối cùng, vì thương quyền vận chuyển, giấy phép bay của hãng đều đã bị rút. Từ ngày 31/10/2009, hãng cũng đã ngừng mọi hoạt động xúc tiến thương mại…, nên sự tồn tại của Indochina Airlines chỉ là trên danh nghĩa.
Cục Hàng không cũng đã có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải báo cáo về hiện trạng của Indochina Airlines và nhận định rằng hãng này rất khó có khả năng tiếp tục duy trì hoạt động. Tuy nhiên, Bộ Giao thông Vận tải đến thời điểm này vẫn chưa ra quyết định cuối cùng.
Indochina Airlines là hãng hàng không tư nhân được cấp phép thành lập vào ngày 30/5/2008. Đến ngày 25/11/2008, hãng này đã thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên.
Khi được cấp thương quyền, Indochina Airlines đăng ký bay 8 chuyến mỗi ngày trên các đường bay Hà Nội - Tp.HCM và Tp.HCM - Đà Nẵng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, lượng khách sụt giảm, Indochina Airlines đã phải cắt giảm một nửa số máy bay và tần suất bay cũng giảm xuống chỉ còn 2 chuyến/tuần. Đến giữa năm 2009, hãng chỉ còn khai thác đường bay duy nhất là Tp.HCM và Hà Nội với một chiếc máy bay.
Sau tròn một năm hoạt động, cuối tháng 11/2009, Indochina Airlines đã phải trả lại cho đối tác chiếc máy bay thuê cuối cùng.
Liên quan đến khoản nợ của Indochina Airlines với các đối tác cung ứng xăng dầu, suất ăn, đại lý… ông Cường cho rằng sẽ phải giải quyết theo con đường tòa án.
Mới đây, tại Tp.HCM, Ngân hàng Á Châu (ACB) đã chính thức khởi kiện Indochina Airlines lên tòa án để đòi khoản nợ có giá trị tới 1,3 triệu USD.