Indochina Airlines muốn được hoạt động trở lại cuối 2011
Indochina Airlines chính thức có văn bản đề nghị được tái cơ cấu, gửi đến Thủ tướng và các cơ quan có liên quan
Công ty Cổ phần Hàng không Đông Dương (Indochina Airlines) mới đây đã có văn bản gửi Thủ tướng, Bộ Giao thông Vận tải, Cục Hàng không Việt Nam đề nghị được tái cơ cấu để có thể hoạt động trở lại vào cuối năm nay.
Hãng này đã ngừng khai thác vận chuyển hàng không 12 tháng liên tục (dừng bay từ tháng 11/2009). Tiếp đến, hãng không được cấp giấy chứng nhận người khai thác tàu bay (AOC) trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép (tính từ 30/5/2008).
Trước tình hình này, “việc Indochina Airlines đề nghị Thủ tướng, Bộ Giao thông Vận tải và Cục Hàng không Việt Nam tạm thời dừng việc hủy bỏ giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không để duy trì doanh nghiệp, giữ thương hiệu, có cơ hội thu xếp việc trả nợ và xin bay trở lại khi đáp ứng các yêu cầu của pháp luật liên quan là điều có thể hiểu được”, ông Võ Huy Cường, Trưởng ban Vận tải hàng không của Cục Hàng không Việt Nam, nhìn nhận.
Bởi, nếu bị thu hồi giấy phép, Indochina Airlines sẽ không có điều kiện thương thảo với các nhà đầu tư tiềm năng để có thêm vốn trong nỗ lực tái cơ cấu nhằm đáp ứng các yêu cầu: vốn pháp định, thanh toán nợ đọng, có nguồn tài chính để khai thác bay trở lại.
Cũng theo ông Cường, trong văn bản đề nghị được phép tái cơ cấu, nếu được thông qua, Indochina Airlines sẽ hợp tác với một số nhà đầu tư tiềm năng để cơ cấu lại vốn theo hướng tăng vốn, từ đó tiếp tục quá trình xin cấp AOC để tiến tới khai thác trở lại vào cuối năm 2011.
Khi được hỏi về quan điểm của Cục Hàng không trước vấn đề này, ông Cường cho rằng: nếu bị thu hồi giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, khi muốn hoạt động trở lại Indochina Airlines sẽ phải bắt đầu lại từ đầu. Thị trường sẽ mất một hãng hàng không, còn các chủ nợ của Indochina Airlines (các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho hãng trước đây) sẽ khó có điều kiện đòi nợ đầy đủ thông qua con đường tòa án...
Trong khi đó, việc hỗ trợ các hãng hàng không Việt Nam vượt qua khó khăn để tồn tại và phát triển, khai thác an toàn tàu bay, đảm bảo an ninh hàng không, tăng tính cạnh tranh trên thị trường... là điều khá cần thiết.
“Trên thế giới và trong khu vực, nhiều hãng hàng không lớn, nhỏ khác nhau cũng đã từng đối mặt với nguy cơ phá sản buộc phải nhờ vào sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước để tái cơ cấu nhằm tồn tại và tiếp tục kinh doanh”, ông Cường nói.
Do vậy, Cục thấy rằng có thể chấp thuận đề nghị của Indochina Airlines và sẽ tạm thời dừng việc hủy bỏ giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không đến 31/12/2011. Tuy nhiên, Cục sẽ yêu cầu hãng này báo cáo sớm phương án cơ cấu vốn, trả nợ cũng như thực hiện quy trình xin cấp AOC và kế hoạch khai thác trở lại.
Trước đó, vào cuối tháng 11/2010, sau một thời gian dài Indochina Airlines không có khả năng hoạt động theo giấy phép kinh doanh, Cục Hàng không đã chính thức có văn bản đề nghị Bộ Giao thông Vận tải rút giấy phép kinh doanh của hãng.
Hãng này đã ngừng khai thác vận chuyển hàng không 12 tháng liên tục (dừng bay từ tháng 11/2009). Tiếp đến, hãng không được cấp giấy chứng nhận người khai thác tàu bay (AOC) trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép (tính từ 30/5/2008).
Trước tình hình này, “việc Indochina Airlines đề nghị Thủ tướng, Bộ Giao thông Vận tải và Cục Hàng không Việt Nam tạm thời dừng việc hủy bỏ giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không để duy trì doanh nghiệp, giữ thương hiệu, có cơ hội thu xếp việc trả nợ và xin bay trở lại khi đáp ứng các yêu cầu của pháp luật liên quan là điều có thể hiểu được”, ông Võ Huy Cường, Trưởng ban Vận tải hàng không của Cục Hàng không Việt Nam, nhìn nhận.
Bởi, nếu bị thu hồi giấy phép, Indochina Airlines sẽ không có điều kiện thương thảo với các nhà đầu tư tiềm năng để có thêm vốn trong nỗ lực tái cơ cấu nhằm đáp ứng các yêu cầu: vốn pháp định, thanh toán nợ đọng, có nguồn tài chính để khai thác bay trở lại.
Cũng theo ông Cường, trong văn bản đề nghị được phép tái cơ cấu, nếu được thông qua, Indochina Airlines sẽ hợp tác với một số nhà đầu tư tiềm năng để cơ cấu lại vốn theo hướng tăng vốn, từ đó tiếp tục quá trình xin cấp AOC để tiến tới khai thác trở lại vào cuối năm 2011.
Khi được hỏi về quan điểm của Cục Hàng không trước vấn đề này, ông Cường cho rằng: nếu bị thu hồi giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, khi muốn hoạt động trở lại Indochina Airlines sẽ phải bắt đầu lại từ đầu. Thị trường sẽ mất một hãng hàng không, còn các chủ nợ của Indochina Airlines (các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho hãng trước đây) sẽ khó có điều kiện đòi nợ đầy đủ thông qua con đường tòa án...
Trong khi đó, việc hỗ trợ các hãng hàng không Việt Nam vượt qua khó khăn để tồn tại và phát triển, khai thác an toàn tàu bay, đảm bảo an ninh hàng không, tăng tính cạnh tranh trên thị trường... là điều khá cần thiết.
“Trên thế giới và trong khu vực, nhiều hãng hàng không lớn, nhỏ khác nhau cũng đã từng đối mặt với nguy cơ phá sản buộc phải nhờ vào sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước để tái cơ cấu nhằm tồn tại và tiếp tục kinh doanh”, ông Cường nói.
Do vậy, Cục thấy rằng có thể chấp thuận đề nghị của Indochina Airlines và sẽ tạm thời dừng việc hủy bỏ giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không đến 31/12/2011. Tuy nhiên, Cục sẽ yêu cầu hãng này báo cáo sớm phương án cơ cấu vốn, trả nợ cũng như thực hiện quy trình xin cấp AOC và kế hoạch khai thác trở lại.
Trước đó, vào cuối tháng 11/2010, sau một thời gian dài Indochina Airlines không có khả năng hoạt động theo giấy phép kinh doanh, Cục Hàng không đã chính thức có văn bản đề nghị Bộ Giao thông Vận tải rút giấy phép kinh doanh của hãng.