Đấu giá cổ phần May Việt Tiến: Thuận lợi và khó khăn
Tổng công ty May Việt Tiến sẽ bán đấu giá công khai hơn 4 triệu cổ phần để thực hiện cổ phần hóa vào ngày 28/9 tới
Ngày 28/9 tới, Tổng công ty May Việt Tiến, một thương hiệu nổi tiếng trong ngành may mặc Việt Nam sẽ bán đấu giá công khai hơn 4 triệu cổ phần để thực hiện cổ phần hóa.
Tuy nhiên, hiện ngành may Việt Nam đang đứng trước khó khăn và thách thức rất lớn, trong đó có May Việt Tiến.
Mặc dù thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng dệt may gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian qua như sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt là hàng dệt may của Trung Quốc, nhưng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của May Việt Tiến trong giai đoạn 2004-2006 luôn ổn định và phát triển, sản phẩm của công ty vẫn chiếm được một thị phần tiêu thụ nội địa nhất định và đảm bảo hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh năm sau cao hơn năm trước.
Khi chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, Tổng công ty May Việt Tiến chọn hình thức:“Bán một phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp kết hợp với phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn đầu tư”.
Vốn điều lệ 230 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 51%, cổ phần bán ưu đãi cho Cán bộ công nhân viên chiếm 15,48%, cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược là 16% và cổ phần bán đấu giá chiếm 17,52% (4.028.600 cổ phần).
Theo May Việt Tiến, tổng số nhà đầu tư chiến lược gồm 2 đơn vị là Công ty Southisland Garment SDN.BHD (Malaysia) và Công ty Tungshing Sewing Machine Co. Ltd (Hongkong). Tổng số cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược là 3.680.000 cổ phần, trong đó: Công ty Southisland Garment SDN.BHD 1.840.000 cổ phần (8% vốn điều lệ) và Công ty Tungshing Sewing Machine Co.Ltd (Hongkong) 1.840.000 cổ phần (8% vốn điều lệ).
Công ty Southisland Garment SDN.BHD (Malaysia) là một trong những khách hàng truyền thống đã có quá trình hợp tác với May Việt Tiến nhiều năm qua và đang là 1 trong những khách hàng chủ lực của công ty chuyên đặt hàng sản xuất áo Jacket, bộ thể thao.
Công ty Tungshing Sewing Machine Co. Ltd (Hongkong) là đối tác hợp tác kinh doanh với Tổng công ty May Việt Tiến nhiều năm nay, Công ty Tungshing chuyên cung ứng thiết bị, phụ tùng ngành may, thực hiện dịch vụ bảo hành thiết bị may, tư vấn các giải pháp kỹ thuật, biện pháp sử dụng an toàn thiết bị, nâng cao hiệu suất sử dụng tối ưu các loại thiết bị ngành may.
May Việt Tiến có tổng diện tích đất thuộc quyền quản lý của công ty (tại Tân Bình Tp.HCM và Bình Dương) là 39.019 m2 và 16.592 m2 nhà xưởng thuê. Ngoài ra, công ty còn có 8.959 m2 đất đang sử dụng lại liên doanh và hợp tác kinh doanh.
Thời gian tới, May Việt Tiến sẽ đầu tư xây dựng mới nhà xưởng để thực hiện di dời bốn nhà máy sản xuất trong khu vực nội thành Tp.HCM ra ngoại thành và các tỉnh, đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ mới, hiện đại nhằm nâng cao năng suất lao động, tạo ra những sản phẩm đạt yêu cầu đáp ứng tiêu chuẩn ngày càng cao của khách hàng, thực hiện tiết giảm chi phí, đặc biệt là chi phí trong sản xuất, góp phần hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, tiếp tục tăng cường hỗ trợ cho các đơn vị liên doanh, liên kết và các công ty con hoạt động kém hiệu quả về nguồn hàng, công tác quản lý, tổ chức sản xuất để từng bước đi vào hoạt động ổn định.
Với chiến lược đầu tư đa ngành nghề, trong năm 2008 và 2009 Công ty dự kiến sẽ đầu tư khoảng 100 tỷ đồng vào các dự án và dự kiến thu lãi sau 5 năm, cụ thể: Xây dựng mới 20.000 m2 nhà xưởng, kho bãi tại huyện Hóc Môn Tp.HCM để di dời 4 xí nghiệp may trong nội thành do đã hết thời gian thuê mặt bằng theo hợp đồng. Dự án di dời này dự kiến vốn khoảng 60 tỷ đồng.
Dự kiến tham gia góp vốn 12 tỷ đồng cùng với Tập đoàn Dệt May Việt Nam và các đối tác thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư Vinatex nhằm thực hiện dự án Khu công nghiệp tại tỉnh Nam Định. Dự kiến góp vốn 2 tỷ đồng vào công ty bán hàng trên mạng cùng với Hiệp hội dệt may Việt Nam và đầu tư vào các lĩnh vực khác khoảng 26 tỷ đồng.
May Việt Tiến cũng sẽ gặp không ít những khó khăn và thách thức, cụ thể: Nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của công ty chủ yếu được nhập từ nước ngoài. Do đó, công ty có thể sẽ gặp phải rủi ro khi giá nguyên vật liệu trên thế giới có những biến động bất thường, dẫn đến việc tăng giá nguyên vật liệu đầu vào.
Yếu tố tác động mạnh nhất tới rủi ro về thị trường chính là sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng. Sự thay đổi này buộc công ty phải có những nghiên cứu kịp thời để thay đổi sản phẩm, tìm hiểu, thâm nhập thị trường mới, phải đối mặt với những khó khăn mới trên thị trường, với các đối thủ cạnh tranh.
Trong năm 2008 và 2009, công ty phải chuẩn bị di dời 4 xí nghiệp sản xuất để trả mặt bằng lại cho bên cho thuê do hết hạn thuê mặt bằng gồm 3 xí nghiệp tại 20 Cộng Hòa và 1 xí nghiệp sơ mi tại 20 Ba Gia, Quận Tân Bình. Việc di dời sẽ ảnh hưởng tới tình hình lao động, doanh thu và chi phí sản xuất của công ty.
Từ ngày 01/6/2007 Chính phủ Hoa Kỳ bắt đầu áp dụng những biện pháp kiểm soát chặt chẽ hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu. Điều này làm cho hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ gặp rất nhiều khó khăn.
Các hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam như miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi về xuất khẩu, hỗ trợ vay với lãi suất thấp đối với ngành dệt may không còn. Sức ép cạnh tranh về giá cả, chất lượng hàng hóa và dịch vụ ngày càng gay gắt, làm tăng chi phí sản xuất đầu vào. Hơn thế nữa, hàng may mặc từ Trung Quốc, các nước Asean, các nước có công nghệ thời trang cao và nạn “hàng nhái, hàng giả” đã gây khó khăn không ít trong kinh doanh của May Việt Tiến.
Tuy nhiên, hiện ngành may Việt Nam đang đứng trước khó khăn và thách thức rất lớn, trong đó có May Việt Tiến.
Mặc dù thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng dệt may gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian qua như sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt là hàng dệt may của Trung Quốc, nhưng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của May Việt Tiến trong giai đoạn 2004-2006 luôn ổn định và phát triển, sản phẩm của công ty vẫn chiếm được một thị phần tiêu thụ nội địa nhất định và đảm bảo hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh năm sau cao hơn năm trước.
Khi chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, Tổng công ty May Việt Tiến chọn hình thức:“Bán một phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp kết hợp với phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn đầu tư”.
Vốn điều lệ 230 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 51%, cổ phần bán ưu đãi cho Cán bộ công nhân viên chiếm 15,48%, cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược là 16% và cổ phần bán đấu giá chiếm 17,52% (4.028.600 cổ phần).
Theo May Việt Tiến, tổng số nhà đầu tư chiến lược gồm 2 đơn vị là Công ty Southisland Garment SDN.BHD (Malaysia) và Công ty Tungshing Sewing Machine Co. Ltd (Hongkong). Tổng số cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược là 3.680.000 cổ phần, trong đó: Công ty Southisland Garment SDN.BHD 1.840.000 cổ phần (8% vốn điều lệ) và Công ty Tungshing Sewing Machine Co.Ltd (Hongkong) 1.840.000 cổ phần (8% vốn điều lệ).
Công ty Southisland Garment SDN.BHD (Malaysia) là một trong những khách hàng truyền thống đã có quá trình hợp tác với May Việt Tiến nhiều năm qua và đang là 1 trong những khách hàng chủ lực của công ty chuyên đặt hàng sản xuất áo Jacket, bộ thể thao.
Công ty Tungshing Sewing Machine Co. Ltd (Hongkong) là đối tác hợp tác kinh doanh với Tổng công ty May Việt Tiến nhiều năm nay, Công ty Tungshing chuyên cung ứng thiết bị, phụ tùng ngành may, thực hiện dịch vụ bảo hành thiết bị may, tư vấn các giải pháp kỹ thuật, biện pháp sử dụng an toàn thiết bị, nâng cao hiệu suất sử dụng tối ưu các loại thiết bị ngành may.
May Việt Tiến có tổng diện tích đất thuộc quyền quản lý của công ty (tại Tân Bình Tp.HCM và Bình Dương) là 39.019 m2 và 16.592 m2 nhà xưởng thuê. Ngoài ra, công ty còn có 8.959 m2 đất đang sử dụng lại liên doanh và hợp tác kinh doanh.
Thời gian tới, May Việt Tiến sẽ đầu tư xây dựng mới nhà xưởng để thực hiện di dời bốn nhà máy sản xuất trong khu vực nội thành Tp.HCM ra ngoại thành và các tỉnh, đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ mới, hiện đại nhằm nâng cao năng suất lao động, tạo ra những sản phẩm đạt yêu cầu đáp ứng tiêu chuẩn ngày càng cao của khách hàng, thực hiện tiết giảm chi phí, đặc biệt là chi phí trong sản xuất, góp phần hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, tiếp tục tăng cường hỗ trợ cho các đơn vị liên doanh, liên kết và các công ty con hoạt động kém hiệu quả về nguồn hàng, công tác quản lý, tổ chức sản xuất để từng bước đi vào hoạt động ổn định.
Với chiến lược đầu tư đa ngành nghề, trong năm 2008 và 2009 Công ty dự kiến sẽ đầu tư khoảng 100 tỷ đồng vào các dự án và dự kiến thu lãi sau 5 năm, cụ thể: Xây dựng mới 20.000 m2 nhà xưởng, kho bãi tại huyện Hóc Môn Tp.HCM để di dời 4 xí nghiệp may trong nội thành do đã hết thời gian thuê mặt bằng theo hợp đồng. Dự án di dời này dự kiến vốn khoảng 60 tỷ đồng.
Dự kiến tham gia góp vốn 12 tỷ đồng cùng với Tập đoàn Dệt May Việt Nam và các đối tác thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư Vinatex nhằm thực hiện dự án Khu công nghiệp tại tỉnh Nam Định. Dự kiến góp vốn 2 tỷ đồng vào công ty bán hàng trên mạng cùng với Hiệp hội dệt may Việt Nam và đầu tư vào các lĩnh vực khác khoảng 26 tỷ đồng.
May Việt Tiến cũng sẽ gặp không ít những khó khăn và thách thức, cụ thể: Nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của công ty chủ yếu được nhập từ nước ngoài. Do đó, công ty có thể sẽ gặp phải rủi ro khi giá nguyên vật liệu trên thế giới có những biến động bất thường, dẫn đến việc tăng giá nguyên vật liệu đầu vào.
Yếu tố tác động mạnh nhất tới rủi ro về thị trường chính là sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng. Sự thay đổi này buộc công ty phải có những nghiên cứu kịp thời để thay đổi sản phẩm, tìm hiểu, thâm nhập thị trường mới, phải đối mặt với những khó khăn mới trên thị trường, với các đối thủ cạnh tranh.
Trong năm 2008 và 2009, công ty phải chuẩn bị di dời 4 xí nghiệp sản xuất để trả mặt bằng lại cho bên cho thuê do hết hạn thuê mặt bằng gồm 3 xí nghiệp tại 20 Cộng Hòa và 1 xí nghiệp sơ mi tại 20 Ba Gia, Quận Tân Bình. Việc di dời sẽ ảnh hưởng tới tình hình lao động, doanh thu và chi phí sản xuất của công ty.
Từ ngày 01/6/2007 Chính phủ Hoa Kỳ bắt đầu áp dụng những biện pháp kiểm soát chặt chẽ hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu. Điều này làm cho hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ gặp rất nhiều khó khăn.
Các hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam như miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi về xuất khẩu, hỗ trợ vay với lãi suất thấp đối với ngành dệt may không còn. Sức ép cạnh tranh về giá cả, chất lượng hàng hóa và dịch vụ ngày càng gay gắt, làm tăng chi phí sản xuất đầu vào. Hơn thế nữa, hàng may mặc từ Trung Quốc, các nước Asean, các nước có công nghệ thời trang cao và nạn “hàng nhái, hàng giả” đã gây khó khăn không ít trong kinh doanh của May Việt Tiến.