Đấu thầu vàng: Càng bán càng lãi càng lo
Sẽ còn bán được bao nhiêu là câu hỏi lớn khi nhu cầu thị trường vàng vẫn đang như “thùng không đáy”
Phiên đấu thầu vàng miếng thứ 41 diễn ra trong ngày 9/7. Qua 41 phiên, đã có tổng cộng gần 43 tấn vàng được cung ra thị trường. Nhiều vấn đề đang xoay quanh quy mô này.
Từ phiên đấu thầu đầu tiên ngày 28/3 đến nay, Ngân hàng Nhà nước vẫn nhất quán hướng xác định giá theo thị trường, không nhượng bộ hay hạ thấp hẳn để có thể thu hẹp chênh lệch giá trong nước so với thế giới.
Xuyên suốt 41 phiên đó, chênh giá mà nhà tổ chức thu được có từ 3 đến hơn 6 triệu đồng/lượng. Tính đơn giản quy trình nhập khẩu về, dập ra và bán, nếu chênh lệch bình quân khoảng 4 triệu đồng/lượng và trừ đi các chi phí, ngân sách đã thu về trên dưới 4.000 tỷ đồng.
Hơn 1,1 triệu lượng vàng miếng, gần 43 tấn được bán ra. Càng bán với chính sách giá đó thì càng lãi lớn. Nhưng, Ngân hàng Nhà nước hẳn có những lý do để lo ngại nếu cứ tiếp tục tung hàng vào cái “thùng không đáy”.
Gần 2,5 tỷ USD quy đổi đã “hụt” đi. Trước đây, trong lần trò chuyện với VnEconomy, một lãnh đạo doanh nghiệp lớn trong ngành có nêu quan điểm: không nên lo ngại việc dùng ngoại tệ để nhập khẩu vàng về cho đấu giá, bởi khi cần có thể mua vàng và xuất đi để thu ngoại tệ về; vàng có tính thanh khoản cao nên việc chuyển đổi chỉ là kỹ thuật, tay trái qua tay phải theo mục đích điều hành.
Tuy nhiên, hiện chưa rõ khi nào Ngân hàng Nhà nước mới có thể mua vàng vào để có thể chuyển đổi thành ngoại tệ. Các điều kiện giá xuống và thấp hơn giá thế giới để xem xét mua vào trong ngắn hạn là không thể có. Trong khi đó, vẫn phải bỏ ngoại tệ ra để nhập, dùng cho đấu thầu.
Nói tròn số, 43 tấn vàng trên nên nhìn nhận như thế nào về quy mô? Trong vòng ba tháng qua, đó là một con số rất lớn của một đợt cung. Trước đây, mỗi lần cho nhập khẩu quy mô cũng chỉ khoảng 10 - 15 tấn. Nhưng lại là rất nhỏ so với mức độ trước đây.
Trước đây, khi Nghị định 24 về quản lý kinh doanh vàng chưa ra đời, theo tính toán của Ngân hàng Nhà nước, mỗi năm Việt Nam nhập khẩu gần 100 tấn cả kênh chính thức và nhập lậu; riêng kênh chính thức khoảng 30 tấn mỗi năm. Hai năm rưỡi qua, mới chỉ 43 tấn là quy mô nhỏ khi mà thị trường bị nén cung một thời gian dài.
Điều này cũng giải thích vì sao cung vàng dồn dập qua 41 phiên mà chưa thấm vào giá (theo mục tiêu thu hẹp chênh lệch), vàng càng bán dường như càng mất hút.
Đến lúc này, hẳn nhiều người băn khoăn vì sao sau 30/6, khi các ngân hàng cơ bản tất toán xong trạng thái vàng theo yêu cầu, mà lực cầu vẫn lớn như vậy?
Thứ nhất, trong 41 phiên đấu thầu vừa qua, lực lượng tham gia chính, nguồn hàng được thu gom chính bởi các ngân hàng thương mại, phục vụ cho yêu cầu tất toán trạng thái. Lượng cung thực sự ra thị trường, qua các doanh nghiệp đầu mối là hạn chế. Nay, các ngân hàng bớt gom cho tất toán, cơ hội gom hàng mới thực sự mở rộng hơn cho các doanh nghiệp nói chung.
Thứ hai, ngay các ngân hàng thương mại tham gia đấu thầu cũng có hai loại trạng thái: loại phải gom vàng để đóng lại theo mốc hẹn 30/6; loại trạng thái vàng kinh doanh (với giới hạn tối đa 2% vốn tự có). Hiện nay nhu cầu ở loại thứ hai hiện thực hơn.
Thứ ba, dù mốc hẹn 30/6 cơ bản được thực hiện, song Ngân hàng Nhà nước không thể ép các nhà băng tất toán luôn dư nợ cho vay bằng vàng. Hôm 8/7, báo chí dẫn nguồn từ ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.HCM cho biết, trạng thái cho vay vàng vẫn còn tới 9 tấn. Đây tiếp tục là một lực cầu tiềm tàng.
Thứ tư, khó xác định và đong đếm nhưng có thể xem là một loại nhu cầu nữa: khi các ngân hàng thương mại dư tiền đồng, vàng là một kênh đầu tư có thể xem xét, mà phía trước nguồn cung dự tính sẽ khó dồi dào do Ngân hàng Nhà nước khó có thể liên tiếp nhập về và bán ra mãi được (?). Đây cũng có thể là dự tính của doanh nghiệp, kích thích thêm nhu cầu gom hàng.
Thứ năm, ở dạng giả thiết, ngoài nhu cầu mua vàng để tất toán trạng thái, liệu có hay không một loại “trạng thái” khác cũng cần phải bù đắp? Đó là lượng vàng giữ hộ. Giả thiết là, thời gian qua có tổ chức tín dụng nào đó “lỡ đụng chạm” đến lượng vàng giữ hộ, làm hao hụt đi, nay phải nhanh chóng mua để trám vào khi có yêu cầu tạm ngừng hoạt động này và có thể cơ quan thanh tra vào cuộc đối chiếu sổ sách và chấn chỉnh?
Thứ sáu, nhu cầu vàng thực tế của người dân. Đây thực sự là một bí ẩn của thị trường vàng.
Lâu này chưa bao giờ có một con số chính thức, đầy đủ để phản ánh mức độ giao dịch của dân cư, qua đó nắm bắt chính xác lực cầu. Những ngày gần đây, hầu hết các đầu mối cũng từ chối cung cấp thông tin, dữ liệu quy mô giao dịch cho báo chí, khiến nó càng bí ẩn. Một số người trong cuộc cho rằng, nhu cầu vàng của dân cư đã giảm khoảng 30 - 40% so với trước khi có Nghị định 24. Còn theo thông tin phản ánh chung chung, người dân xếp hàng hay đội mưa mua vàng thì khá mơ hồ.
Như từng đề cập trước đây, diễn biến giao dịch và quy mô giao dịch trên thị trường vàng rất khó để minh bạch. Nó không thể rõ ràng như trên thị trường chứng khoán, mỗi giao dịch chào mua, chào bán, giao dịch thành công đều gắn với lượng và giá rất cụ thể để nhà đầu tư nắm bắt. Còn với vàng, những thông tin đó là không thể có hiện nay.
Trở lại với hoạt động đấu thầu, 43 tấn vàng đã cung ra thị trường, nhưng sức cầu vẫn lớn, liệu phải cung thêm bao nhiêu nữa cho đủ? Ngân hàng Nhà nước hiện có các công cụ trong tay, nguồn lực dự trữ ngoại hối là đáng kể để có thể tiếp tục tham gia thị trường vàng với yêu cầu có mặt của người mua bán cuối cùng.
Nhưng, dự trữ ngoại hối còn có nhiều cân đối khác phải đong đếm và lo toan.
Ngược lại, hoạt động đấu thầu vàng lại cùng lúc trực tiếp hoặc gián tiếp mang nhiều mục tiêu (hoặc ý đồ tác động), nên đòi hỏi cần có đủ liều lượng. Một mặt, nó tạo cung để giữ ổn định thị trường vàng; mặt khác nó đang hút tiền đồng về sau khi đã cung ra rất lớn để mua ngoại tệ trước đây trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng thấp, đồng thời là yêu cầu thu hẹp chênh lệch giá để tránh những tác động bất lợi đối với tỷ giá…
Vậy nên, câu hỏi “bao nhiêu cho đủ” trở nên khó trả lời. Gần hơn là câu hỏi: Ngân hàng Nhà nước còn có thể bán ra được bao nhiêu?
Từ phiên đấu thầu đầu tiên ngày 28/3 đến nay, Ngân hàng Nhà nước vẫn nhất quán hướng xác định giá theo thị trường, không nhượng bộ hay hạ thấp hẳn để có thể thu hẹp chênh lệch giá trong nước so với thế giới.
Xuyên suốt 41 phiên đó, chênh giá mà nhà tổ chức thu được có từ 3 đến hơn 6 triệu đồng/lượng. Tính đơn giản quy trình nhập khẩu về, dập ra và bán, nếu chênh lệch bình quân khoảng 4 triệu đồng/lượng và trừ đi các chi phí, ngân sách đã thu về trên dưới 4.000 tỷ đồng.
Hơn 1,1 triệu lượng vàng miếng, gần 43 tấn được bán ra. Càng bán với chính sách giá đó thì càng lãi lớn. Nhưng, Ngân hàng Nhà nước hẳn có những lý do để lo ngại nếu cứ tiếp tục tung hàng vào cái “thùng không đáy”.
Gần 2,5 tỷ USD quy đổi đã “hụt” đi. Trước đây, trong lần trò chuyện với VnEconomy, một lãnh đạo doanh nghiệp lớn trong ngành có nêu quan điểm: không nên lo ngại việc dùng ngoại tệ để nhập khẩu vàng về cho đấu giá, bởi khi cần có thể mua vàng và xuất đi để thu ngoại tệ về; vàng có tính thanh khoản cao nên việc chuyển đổi chỉ là kỹ thuật, tay trái qua tay phải theo mục đích điều hành.
Tuy nhiên, hiện chưa rõ khi nào Ngân hàng Nhà nước mới có thể mua vàng vào để có thể chuyển đổi thành ngoại tệ. Các điều kiện giá xuống và thấp hơn giá thế giới để xem xét mua vào trong ngắn hạn là không thể có. Trong khi đó, vẫn phải bỏ ngoại tệ ra để nhập, dùng cho đấu thầu.
Nói tròn số, 43 tấn vàng trên nên nhìn nhận như thế nào về quy mô? Trong vòng ba tháng qua, đó là một con số rất lớn của một đợt cung. Trước đây, mỗi lần cho nhập khẩu quy mô cũng chỉ khoảng 10 - 15 tấn. Nhưng lại là rất nhỏ so với mức độ trước đây.
Trước đây, khi Nghị định 24 về quản lý kinh doanh vàng chưa ra đời, theo tính toán của Ngân hàng Nhà nước, mỗi năm Việt Nam nhập khẩu gần 100 tấn cả kênh chính thức và nhập lậu; riêng kênh chính thức khoảng 30 tấn mỗi năm. Hai năm rưỡi qua, mới chỉ 43 tấn là quy mô nhỏ khi mà thị trường bị nén cung một thời gian dài.
Điều này cũng giải thích vì sao cung vàng dồn dập qua 41 phiên mà chưa thấm vào giá (theo mục tiêu thu hẹp chênh lệch), vàng càng bán dường như càng mất hút.
Đến lúc này, hẳn nhiều người băn khoăn vì sao sau 30/6, khi các ngân hàng cơ bản tất toán xong trạng thái vàng theo yêu cầu, mà lực cầu vẫn lớn như vậy?
Thứ nhất, trong 41 phiên đấu thầu vừa qua, lực lượng tham gia chính, nguồn hàng được thu gom chính bởi các ngân hàng thương mại, phục vụ cho yêu cầu tất toán trạng thái. Lượng cung thực sự ra thị trường, qua các doanh nghiệp đầu mối là hạn chế. Nay, các ngân hàng bớt gom cho tất toán, cơ hội gom hàng mới thực sự mở rộng hơn cho các doanh nghiệp nói chung.
Thứ hai, ngay các ngân hàng thương mại tham gia đấu thầu cũng có hai loại trạng thái: loại phải gom vàng để đóng lại theo mốc hẹn 30/6; loại trạng thái vàng kinh doanh (với giới hạn tối đa 2% vốn tự có). Hiện nay nhu cầu ở loại thứ hai hiện thực hơn.
Thứ ba, dù mốc hẹn 30/6 cơ bản được thực hiện, song Ngân hàng Nhà nước không thể ép các nhà băng tất toán luôn dư nợ cho vay bằng vàng. Hôm 8/7, báo chí dẫn nguồn từ ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.HCM cho biết, trạng thái cho vay vàng vẫn còn tới 9 tấn. Đây tiếp tục là một lực cầu tiềm tàng.
Thứ tư, khó xác định và đong đếm nhưng có thể xem là một loại nhu cầu nữa: khi các ngân hàng thương mại dư tiền đồng, vàng là một kênh đầu tư có thể xem xét, mà phía trước nguồn cung dự tính sẽ khó dồi dào do Ngân hàng Nhà nước khó có thể liên tiếp nhập về và bán ra mãi được (?). Đây cũng có thể là dự tính của doanh nghiệp, kích thích thêm nhu cầu gom hàng.
Thứ năm, ở dạng giả thiết, ngoài nhu cầu mua vàng để tất toán trạng thái, liệu có hay không một loại “trạng thái” khác cũng cần phải bù đắp? Đó là lượng vàng giữ hộ. Giả thiết là, thời gian qua có tổ chức tín dụng nào đó “lỡ đụng chạm” đến lượng vàng giữ hộ, làm hao hụt đi, nay phải nhanh chóng mua để trám vào khi có yêu cầu tạm ngừng hoạt động này và có thể cơ quan thanh tra vào cuộc đối chiếu sổ sách và chấn chỉnh?
Thứ sáu, nhu cầu vàng thực tế của người dân. Đây thực sự là một bí ẩn của thị trường vàng.
Lâu này chưa bao giờ có một con số chính thức, đầy đủ để phản ánh mức độ giao dịch của dân cư, qua đó nắm bắt chính xác lực cầu. Những ngày gần đây, hầu hết các đầu mối cũng từ chối cung cấp thông tin, dữ liệu quy mô giao dịch cho báo chí, khiến nó càng bí ẩn. Một số người trong cuộc cho rằng, nhu cầu vàng của dân cư đã giảm khoảng 30 - 40% so với trước khi có Nghị định 24. Còn theo thông tin phản ánh chung chung, người dân xếp hàng hay đội mưa mua vàng thì khá mơ hồ.
Như từng đề cập trước đây, diễn biến giao dịch và quy mô giao dịch trên thị trường vàng rất khó để minh bạch. Nó không thể rõ ràng như trên thị trường chứng khoán, mỗi giao dịch chào mua, chào bán, giao dịch thành công đều gắn với lượng và giá rất cụ thể để nhà đầu tư nắm bắt. Còn với vàng, những thông tin đó là không thể có hiện nay.
Trở lại với hoạt động đấu thầu, 43 tấn vàng đã cung ra thị trường, nhưng sức cầu vẫn lớn, liệu phải cung thêm bao nhiêu nữa cho đủ? Ngân hàng Nhà nước hiện có các công cụ trong tay, nguồn lực dự trữ ngoại hối là đáng kể để có thể tiếp tục tham gia thị trường vàng với yêu cầu có mặt của người mua bán cuối cùng.
Nhưng, dự trữ ngoại hối còn có nhiều cân đối khác phải đong đếm và lo toan.
Ngược lại, hoạt động đấu thầu vàng lại cùng lúc trực tiếp hoặc gián tiếp mang nhiều mục tiêu (hoặc ý đồ tác động), nên đòi hỏi cần có đủ liều lượng. Một mặt, nó tạo cung để giữ ổn định thị trường vàng; mặt khác nó đang hút tiền đồng về sau khi đã cung ra rất lớn để mua ngoại tệ trước đây trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng thấp, đồng thời là yêu cầu thu hẹp chênh lệch giá để tránh những tác động bất lợi đối với tỷ giá…
Vậy nên, câu hỏi “bao nhiêu cho đủ” trở nên khó trả lời. Gần hơn là câu hỏi: Ngân hàng Nhà nước còn có thể bán ra được bao nhiêu?