Đầu tư bất động sản Hà Nội 2011: Không dành cho người yếu tim
Thị trường bất động sản Hà Nội năm nay được dự báo là sẽ có những biến động theo hướng có lợi cho người mua
Thị trường bất động sản Hà Nội năm nay được dự báo là sẽ có những biến động theo hướng có lợi cho người mua.
Dự báo này được đưa ra trên cơ sở diễn biến của thị trường những tháng cuối năm 2010 cũng như những khảo sát về cung - cầu trong thời gian tới, đặc biệt là phân khúc nhà, đất căn hộ chung cư, riêng lẻ.
Và khi mà những con số thống kê dường như đang đứng về khách hàng, thì những diễn tiến của thị trường theo chiều hướng nào cũng không phải là điều quá khó dự đoán.
Cần đà chạy dài hơn
Giá nhà đất tại Hà Nội trong năm 2010 đã tăng đột biến trong 5 tháng đầu năm, do tác động từ một số thông tin mang tính bước ngoặt như đồ án quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội, hàng loạt dự án hạ tầng được đưa vào sử dụng, khai thác...
Thế nhưng ngay sau đó, những đột phá về chính sách trong Nghị định 71/CP và Thông tư 16 của Bộ Xây dựng với những nội dung được cho là “siết” chặt quản lý thị trường nhà đất cùng với lãi suất ngân hàng tăng cao đã đưa thị trường này trở lại quỹ đạo trầm lắng.
Khi thời điểm Tết Nguyên đán năm nay đang cận kề, ngoại trừ một số dự án có diện tích nhỏ, giá cả vừa phải lân cận khu vực trung tâm Hà Nội vẫn giữ được tính thanh khoản, còn lại các phân khúc như nhà liền kề, biệt thự, chung cư cao cấp... vẫn trong tình trạng “ngắm nhiều, mua chẳng bao nhiêu”.
Giám đốc Sàn Giao dịch bất động sản Quang Minh (Hà Đông), ông Phạm Mạnh Dưỡng, cho hay ngay cả như năm 2009 là năm khó khăn của cả nền kinh tế thì cuối năm vào thời điểm giáp Tết Nguyên đán, thị trường vẫn có được những “đốm sáng” an ủi khi giao dịch thành công vẫn diễn ra dù không phải là nhiều.
Thế nhưng, với năm nay, đến thời điểm này, theo nhìn nhận của giới đầu tư, thị trường bất động sản Hà Nội sẽ cần một thời gian “chạy đà” dài hơi hơn so với những năm trước đây, bởi có quá ít yếu tố ủng hộ giới đầu tư.
Cung sẽ tăng đột biến
Theo khảo sát của Công ty CBRE Việt Nam, thị trường nhà ở trong năm 2011 sẽ tiếp tục chứng kiến nguồn cung tiếp tục ở mức cao, trong khi phần lớn dự án hiện nay lại thiếu điểm khác biệt.
Chỉ riêng với phân khúc căn hộ chung cư, khảo sát của CBRE cho thấy, trong năm tới thị trường Hà Nội sẽ đón nhận khoảng 16.000 căn, tương đương với nguồn cung mới của cả hai năm 2009 và 2010.
Với một lượng cung lớn như vậy, chắc chắn muốn thành công, các chủ đầu tư sẽ phải nỗ lực hết mình trong việc tạo sự khác biệt để tăng sức cạnh tranh, trong đó suy nghĩ nghiêm túc về việc phát triển sản phẩm mới và nghiên cứu kĩ hơn nữa thị hiếu người mua sẽ là ưu tiên hàng đầu.
Hiện nay, nhiều chủ đầu tư đang rậm rịch chuyển dần sang phương thức bán hàng mới, bao gồm việc sử dụng nhiều đại lý bán hàng cũng như thành lập đội ngũ bán hàng của riêng mình. Thậm chí, một số chủ đầu tư ở Hà Nội đang tính đến việc tráo đổi tỷ lệ nộp tiền như một số dự án ở Tp.HCM, tức là thay vì phải nộp 70% trước thì nay khách hàng chỉ cần nộp 30% từ khi xong móng, 70% còn lại chỉ khi nào nhận nhà mới phải đóng.
Ngay cả nguồn cung căn hộ dịch vụ cũng được dự báo là sẽ tăng mạnh. Bên cạnh nguồn cung hiện hữu, trong năm nay sẽ có thêm khoảng tăng 700 căn đến từ các dự án mới hoàn thành như Vincom Park Place, Golden Westlake...
Không dành cho người yếu tim
Với thị trường năm nay, mấu chốt để nhiều ý kiến trong giới chuyên môn nhìn nhận rằng thị trường chỉ dành cho những người có “máu liều”, chính là những tác động từ kinh tế vĩ mô.
Năm 2010 vừa qua, ngay cả khi thông điệp từ cơ quan quản lý được phát đi từ đầu năm rằng “đủ khả năng kiểm soát lạm phát”, thì giới đầu tư vẫn bán tín bán nghi và rốt cuộc số vốn được đổ vào bất động sản không như kỳ vọng, thị trường theo đó trầm lắng trong suốt thời gian dài.
Chắc chắn, sẽ có không ít nhà đầu tư đang “sốt ruột” muốn tung ra lượng vốn đã bị “om” trong suốt cả năm 2010 vì những toan tính xem lẫn lo sợ. Năm 2011 sẽ là thời điểm được kỳ vọng đồng tiền của họ sẽ thực sự “đẻ ra tiền”, không chấp nhận cảnh “đưa tiền cho ngân hàng tiêu” mãi.
Nhưng, khi những câu hỏi về sự yếu đi của VND, sự ổn định của thị trường tài chính, tiền tệ hay lạm phát bao nhiêu sau một năm đầy biến động dù sao vẫn còn chưa có câu trả lời rõ ràng thì có lẽ, việc ném tiền vào đất cát vẫn là quyết định không dễ dàng với nhiều nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, cùng với lượng cung trong năm 2011 được dự báo là ồ ạt, gấp đôi năm 2008 thì việc tăng giá cũng khó mà khả thi, kéo theo đó là tỷ suất lợi nhuận cao cũng khó với tới.
Nhưng như đã nói ở trên, khi mà mọi cái vẫn còn ở phía trước, chưa có lời giải chính thức, thì thành công hay không vẫn là kiểu “năm ăn, năm thua”. Thế nên, khi được hỏi về triển vọng của thị trường năm nay, dù diễn đạt khác nhau, phân tích khác nhau, nhưng điểm chung mà nhiều nhà đầu tư đưa ra, đó là: thị trường sẽ không dành cho người yếu tim.
Dự báo này được đưa ra trên cơ sở diễn biến của thị trường những tháng cuối năm 2010 cũng như những khảo sát về cung - cầu trong thời gian tới, đặc biệt là phân khúc nhà, đất căn hộ chung cư, riêng lẻ.
Và khi mà những con số thống kê dường như đang đứng về khách hàng, thì những diễn tiến của thị trường theo chiều hướng nào cũng không phải là điều quá khó dự đoán.
Cần đà chạy dài hơn
Giá nhà đất tại Hà Nội trong năm 2010 đã tăng đột biến trong 5 tháng đầu năm, do tác động từ một số thông tin mang tính bước ngoặt như đồ án quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội, hàng loạt dự án hạ tầng được đưa vào sử dụng, khai thác...
Thế nhưng ngay sau đó, những đột phá về chính sách trong Nghị định 71/CP và Thông tư 16 của Bộ Xây dựng với những nội dung được cho là “siết” chặt quản lý thị trường nhà đất cùng với lãi suất ngân hàng tăng cao đã đưa thị trường này trở lại quỹ đạo trầm lắng.
Khi thời điểm Tết Nguyên đán năm nay đang cận kề, ngoại trừ một số dự án có diện tích nhỏ, giá cả vừa phải lân cận khu vực trung tâm Hà Nội vẫn giữ được tính thanh khoản, còn lại các phân khúc như nhà liền kề, biệt thự, chung cư cao cấp... vẫn trong tình trạng “ngắm nhiều, mua chẳng bao nhiêu”.
Giám đốc Sàn Giao dịch bất động sản Quang Minh (Hà Đông), ông Phạm Mạnh Dưỡng, cho hay ngay cả như năm 2009 là năm khó khăn của cả nền kinh tế thì cuối năm vào thời điểm giáp Tết Nguyên đán, thị trường vẫn có được những “đốm sáng” an ủi khi giao dịch thành công vẫn diễn ra dù không phải là nhiều.
Thế nhưng, với năm nay, đến thời điểm này, theo nhìn nhận của giới đầu tư, thị trường bất động sản Hà Nội sẽ cần một thời gian “chạy đà” dài hơi hơn so với những năm trước đây, bởi có quá ít yếu tố ủng hộ giới đầu tư.
Cung sẽ tăng đột biến
Theo khảo sát của Công ty CBRE Việt Nam, thị trường nhà ở trong năm 2011 sẽ tiếp tục chứng kiến nguồn cung tiếp tục ở mức cao, trong khi phần lớn dự án hiện nay lại thiếu điểm khác biệt.
Chỉ riêng với phân khúc căn hộ chung cư, khảo sát của CBRE cho thấy, trong năm tới thị trường Hà Nội sẽ đón nhận khoảng 16.000 căn, tương đương với nguồn cung mới của cả hai năm 2009 và 2010.
Với một lượng cung lớn như vậy, chắc chắn muốn thành công, các chủ đầu tư sẽ phải nỗ lực hết mình trong việc tạo sự khác biệt để tăng sức cạnh tranh, trong đó suy nghĩ nghiêm túc về việc phát triển sản phẩm mới và nghiên cứu kĩ hơn nữa thị hiếu người mua sẽ là ưu tiên hàng đầu.
Hiện nay, nhiều chủ đầu tư đang rậm rịch chuyển dần sang phương thức bán hàng mới, bao gồm việc sử dụng nhiều đại lý bán hàng cũng như thành lập đội ngũ bán hàng của riêng mình. Thậm chí, một số chủ đầu tư ở Hà Nội đang tính đến việc tráo đổi tỷ lệ nộp tiền như một số dự án ở Tp.HCM, tức là thay vì phải nộp 70% trước thì nay khách hàng chỉ cần nộp 30% từ khi xong móng, 70% còn lại chỉ khi nào nhận nhà mới phải đóng.
Ngay cả nguồn cung căn hộ dịch vụ cũng được dự báo là sẽ tăng mạnh. Bên cạnh nguồn cung hiện hữu, trong năm nay sẽ có thêm khoảng tăng 700 căn đến từ các dự án mới hoàn thành như Vincom Park Place, Golden Westlake...
Không dành cho người yếu tim
Với thị trường năm nay, mấu chốt để nhiều ý kiến trong giới chuyên môn nhìn nhận rằng thị trường chỉ dành cho những người có “máu liều”, chính là những tác động từ kinh tế vĩ mô.
Năm 2010 vừa qua, ngay cả khi thông điệp từ cơ quan quản lý được phát đi từ đầu năm rằng “đủ khả năng kiểm soát lạm phát”, thì giới đầu tư vẫn bán tín bán nghi và rốt cuộc số vốn được đổ vào bất động sản không như kỳ vọng, thị trường theo đó trầm lắng trong suốt thời gian dài.
Chắc chắn, sẽ có không ít nhà đầu tư đang “sốt ruột” muốn tung ra lượng vốn đã bị “om” trong suốt cả năm 2010 vì những toan tính xem lẫn lo sợ. Năm 2011 sẽ là thời điểm được kỳ vọng đồng tiền của họ sẽ thực sự “đẻ ra tiền”, không chấp nhận cảnh “đưa tiền cho ngân hàng tiêu” mãi.
Nhưng, khi những câu hỏi về sự yếu đi của VND, sự ổn định của thị trường tài chính, tiền tệ hay lạm phát bao nhiêu sau một năm đầy biến động dù sao vẫn còn chưa có câu trả lời rõ ràng thì có lẽ, việc ném tiền vào đất cát vẫn là quyết định không dễ dàng với nhiều nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, cùng với lượng cung trong năm 2011 được dự báo là ồ ạt, gấp đôi năm 2008 thì việc tăng giá cũng khó mà khả thi, kéo theo đó là tỷ suất lợi nhuận cao cũng khó với tới.
Nhưng như đã nói ở trên, khi mà mọi cái vẫn còn ở phía trước, chưa có lời giải chính thức, thì thành công hay không vẫn là kiểu “năm ăn, năm thua”. Thế nên, khi được hỏi về triển vọng của thị trường năm nay, dù diễn đạt khác nhau, phân tích khác nhau, nhưng điểm chung mà nhiều nhà đầu tư đưa ra, đó là: thị trường sẽ không dành cho người yếu tim.