Đầu tư vào Myanmar: Cẩn tắc vô ưu!
Phải chăng Việt Nam đang tận dụng đúng thời cơ đối với việc khai thác tiềm năng Myanmar sau “tuần trăng mật”?
Bài học về đầu tư thiếu thận trọng của các doanh nghiệp nước ngoài cách đây hơn 20 năm khi Việt Nam vừa mở cửa dường như đã bị bỏ qua trong làn sóng đầu tư vào Myanmar.
Tâm lý “trâu chậm uống nước đục”
Khi Việt Nam vừa mở cửa, rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài ồ ạt đầu tư vào các công ty mới mà không dựa vào một nghiên cứu kỹ lưỡng hay theo dõi sát sao thị trường cũng như các cơ chế bắt buộc của một nền chính trị vừa mở cửa. Hiện nay, đầu tư vào Myanmar dường như đang gặp phải kịch bản tương tự.
Điều này thể hiện rõ qua việc các doanh nghiệp Việt Nam không ngần ngại đầu tư, trong khi các doanh nghiệp phương Tây chỉ mới dừng ở việc quan sát, tìm hiểu và thăm dò thị trường. Thậm chí, nhiều nhà đầu tư tiềm năng từ Mỹ, Pháp đã vỡ mộng vì chưa tìm thấy bất kỳ cơ hội đầu tư nào và vẫn loay hoay giải quyết câu hỏi: “Liệu việc đầu tư vào Myanmar có là quá sớm?”.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2009, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam và Myanmar đạt 93 triệu USD. Trong đó, lượng hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Myanmar đạt 33 triệu USD, đứng thứ 14 trên thế giới.
Theo các chuyên gia, mức đầu tư của Việt Nam vào Myanmar có thể chạm mốc 2 tỷ USD trong thời gian từ nay đến năm 2015. Các nhà đầu tư lớn tại Việt Nam phải kể đến Hoàng Anh Gia Lai, VinaCapital, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam...
Với tốc độ đầu tư chóng mặt như hiện nay, phải chăng Việt Nam đang tận dụng đúng thời cơ đối với việc khai thác tiềm năng Myanmar sau “tuần trăng mật”? Hay chúng ta đang đối diện với một gam màu tối hơn khi phải nghĩ đến không ít nguy cơ sẽ ập đến?
Nhà kinh tế người Úc Sean Turnell, chuyên gia về Myanmar, lại chỉ ra những khó khăn không ngờ tới khi đầu tư làm ăn tại đất nước 59 triệu dân này. Ông chỉ rõ những rắc rối, phức tạp trong hệ thống pháp luật bó buộc, cơ sở hạ tầng quá lạc hậu, tốc độ phát triển con người chưa cao... là những trở ngại rất lớn cho một quá trình đầu tư dài hạn.
Bên cạnh đó, chi phí vận chuyển, cước viễn thông tại Myanmar cũng rất cao. Điển hình, giá vé bay từ Hà Nội đến Yangon cao hơn gấp đôi khi bay từ Bangkok đến Yangon. Phí visa Việt Nam là 55USD, Thái Lan miễn phí và Malaysia chỉ 6USD.
Ngoài ra, phí vận chuyển đường bộ từ Việt Nam lại cao hơn nhiều so với phí đường sông của Thái Lan, nên giá sản phẩm cũng vì thế mà bị nâng lên, làm giảm tính cạnh tranh.
Nhiều trường hợp các doanh nghiệp còn trắng tay khi chưa tìm hiểu về văn hóa kinh doanh cũng như các yêu cầu từ phía đối tác, điển hình là giá FOB phát sinh (chi phí bốc dỡ, vận chuyển, rủi ro...) khi thực hiện đầu tư, mua bán. Vậy nhưng hầu như không mấy doanh nhân Việt Nam để ý đến điều này.
Ông Vương Thành Long, Trưởng Văn phòng đại diện Hiệp hội Các nhà đầu tư Việt Nam tại Myanmar (AVIM), còn chỉ rõ quá nhiều doanh nghiệp Việt Nam vội vã mà bỏ qua hầu hết các khâu chuẩn bị cẩn trọng cho việc đầu tư, thậm chí việc tìm hiểu văn hóa nước bạn, cách chọn đối tác còn rất sơ sài và thiếu chuyên nghiệp. Nhiều doanh nhân Việt còn không thể giao tiếp bằng tiếng Anh và có cách hành xử rất tùy tiện.
Lợi về tay ai?
Nhiều doanh nghiệp cho rằng, Việt Nam, với vai trò là thành viên ASEAN và có qua lại nhiều năm với Myanmar, sẽ hiểu rõ môi trường làm ăn ở đất nước này và tự vượt qua các nhà đầu tư phương Tây. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, không phải cứ hành động trước là sẽ thắng lợi, và những kết quả sơ bộ hiện nay ít nhất cũng chứng minh điều đó khi chưa một doanh nghiệp nào tạo được dấu ấn lớn trong việc đầu tư.
Thậm chí, chính những “lão làng” trong lĩnh vực đầu tư như Tập đoàn Hoa Sen cũng phải “bước từng bước nhỏ” mà đôi lúc cũng trật duộc nhiều lần. Trái lại, một thế lực mà lâu nay nhiều người nhắc đến, là các nhân vật thân hữu vốn có ảnh hưởng trong hầu hết các ngành kinh tế tại Myanmar, lại đang chiếm ưu thế.
Những cái tên Zaw Zaw (thân hữu với cựu độc tài Than Shwe), Michael Moe Myint (thân thiết với Suu Kying), Steve Law... đã trở nên quá quen thuộc với giới đầu tư. Tuy hiện nay họ vẫn còn chút lao đao vì sự thay đổi của chế độ chính trị do Thein Sein đưa ra, nhưng với kinh nghiệm và nền tảng có sẵn, những cái tên này sẵn sàng đối đầu và tìm cho mình con đường mới.
Đây là những nhân vật được xem là đại diện cho những thế hệ kinh doanh lâu đời tại Myanmar, và tất nhiên với lợi thế sân nhà, họ sẽ tạo nên những thách thức không nhỏ cho các nhà đầu tư, nhất là khi họ có khả năng thao túng thị trường Myanmar dưới sự hỗ trợ của chính quyền nước này.
Thực trạng cho thấy, việc đầu tư thiếu khoa học của nhiều doanh nghiệp Việt Nam theo trào lưu “Myanmar tiến” đã bắt đầu xuất hiện nhiều kết quả không như mong muốn. Việc giúp các doanh nghiệp đã lỡ “phóng lao” sẽ còn là một vấn đề đòi hỏi thời gian và nhiều sự đánh đổi.
(Nguồn: Doanh nhân Sài Gòn)
Tâm lý “trâu chậm uống nước đục”
Khi Việt Nam vừa mở cửa, rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài ồ ạt đầu tư vào các công ty mới mà không dựa vào một nghiên cứu kỹ lưỡng hay theo dõi sát sao thị trường cũng như các cơ chế bắt buộc của một nền chính trị vừa mở cửa. Hiện nay, đầu tư vào Myanmar dường như đang gặp phải kịch bản tương tự.
Điều này thể hiện rõ qua việc các doanh nghiệp Việt Nam không ngần ngại đầu tư, trong khi các doanh nghiệp phương Tây chỉ mới dừng ở việc quan sát, tìm hiểu và thăm dò thị trường. Thậm chí, nhiều nhà đầu tư tiềm năng từ Mỹ, Pháp đã vỡ mộng vì chưa tìm thấy bất kỳ cơ hội đầu tư nào và vẫn loay hoay giải quyết câu hỏi: “Liệu việc đầu tư vào Myanmar có là quá sớm?”.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2009, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam và Myanmar đạt 93 triệu USD. Trong đó, lượng hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Myanmar đạt 33 triệu USD, đứng thứ 14 trên thế giới.
Theo các chuyên gia, mức đầu tư của Việt Nam vào Myanmar có thể chạm mốc 2 tỷ USD trong thời gian từ nay đến năm 2015. Các nhà đầu tư lớn tại Việt Nam phải kể đến Hoàng Anh Gia Lai, VinaCapital, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam...
Với tốc độ đầu tư chóng mặt như hiện nay, phải chăng Việt Nam đang tận dụng đúng thời cơ đối với việc khai thác tiềm năng Myanmar sau “tuần trăng mật”? Hay chúng ta đang đối diện với một gam màu tối hơn khi phải nghĩ đến không ít nguy cơ sẽ ập đến?
Nhà kinh tế người Úc Sean Turnell, chuyên gia về Myanmar, lại chỉ ra những khó khăn không ngờ tới khi đầu tư làm ăn tại đất nước 59 triệu dân này. Ông chỉ rõ những rắc rối, phức tạp trong hệ thống pháp luật bó buộc, cơ sở hạ tầng quá lạc hậu, tốc độ phát triển con người chưa cao... là những trở ngại rất lớn cho một quá trình đầu tư dài hạn.
Bên cạnh đó, chi phí vận chuyển, cước viễn thông tại Myanmar cũng rất cao. Điển hình, giá vé bay từ Hà Nội đến Yangon cao hơn gấp đôi khi bay từ Bangkok đến Yangon. Phí visa Việt Nam là 55USD, Thái Lan miễn phí và Malaysia chỉ 6USD.
Ngoài ra, phí vận chuyển đường bộ từ Việt Nam lại cao hơn nhiều so với phí đường sông của Thái Lan, nên giá sản phẩm cũng vì thế mà bị nâng lên, làm giảm tính cạnh tranh.
Nhiều trường hợp các doanh nghiệp còn trắng tay khi chưa tìm hiểu về văn hóa kinh doanh cũng như các yêu cầu từ phía đối tác, điển hình là giá FOB phát sinh (chi phí bốc dỡ, vận chuyển, rủi ro...) khi thực hiện đầu tư, mua bán. Vậy nhưng hầu như không mấy doanh nhân Việt Nam để ý đến điều này.
Ông Vương Thành Long, Trưởng Văn phòng đại diện Hiệp hội Các nhà đầu tư Việt Nam tại Myanmar (AVIM), còn chỉ rõ quá nhiều doanh nghiệp Việt Nam vội vã mà bỏ qua hầu hết các khâu chuẩn bị cẩn trọng cho việc đầu tư, thậm chí việc tìm hiểu văn hóa nước bạn, cách chọn đối tác còn rất sơ sài và thiếu chuyên nghiệp. Nhiều doanh nhân Việt còn không thể giao tiếp bằng tiếng Anh và có cách hành xử rất tùy tiện.
Lợi về tay ai?
Nhiều doanh nghiệp cho rằng, Việt Nam, với vai trò là thành viên ASEAN và có qua lại nhiều năm với Myanmar, sẽ hiểu rõ môi trường làm ăn ở đất nước này và tự vượt qua các nhà đầu tư phương Tây. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, không phải cứ hành động trước là sẽ thắng lợi, và những kết quả sơ bộ hiện nay ít nhất cũng chứng minh điều đó khi chưa một doanh nghiệp nào tạo được dấu ấn lớn trong việc đầu tư.
Thậm chí, chính những “lão làng” trong lĩnh vực đầu tư như Tập đoàn Hoa Sen cũng phải “bước từng bước nhỏ” mà đôi lúc cũng trật duộc nhiều lần. Trái lại, một thế lực mà lâu nay nhiều người nhắc đến, là các nhân vật thân hữu vốn có ảnh hưởng trong hầu hết các ngành kinh tế tại Myanmar, lại đang chiếm ưu thế.
Những cái tên Zaw Zaw (thân hữu với cựu độc tài Than Shwe), Michael Moe Myint (thân thiết với Suu Kying), Steve Law... đã trở nên quá quen thuộc với giới đầu tư. Tuy hiện nay họ vẫn còn chút lao đao vì sự thay đổi của chế độ chính trị do Thein Sein đưa ra, nhưng với kinh nghiệm và nền tảng có sẵn, những cái tên này sẵn sàng đối đầu và tìm cho mình con đường mới.
Đây là những nhân vật được xem là đại diện cho những thế hệ kinh doanh lâu đời tại Myanmar, và tất nhiên với lợi thế sân nhà, họ sẽ tạo nên những thách thức không nhỏ cho các nhà đầu tư, nhất là khi họ có khả năng thao túng thị trường Myanmar dưới sự hỗ trợ của chính quyền nước này.
Thực trạng cho thấy, việc đầu tư thiếu khoa học của nhiều doanh nghiệp Việt Nam theo trào lưu “Myanmar tiến” đã bắt đầu xuất hiện nhiều kết quả không như mong muốn. Việc giúp các doanh nghiệp đã lỡ “phóng lao” sẽ còn là một vấn đề đòi hỏi thời gian và nhiều sự đánh đổi.
(Nguồn: Doanh nhân Sài Gòn)