Đẩy nhanh T+3: Những chuyện hậu trường
Không phải cơ quan quản lý "lề mề" trong việc rút ngắn T+3, mà có quá nhiều vướng mắc lợi ích từ chính thành viên thị trường
Những thông tin khẳng định từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) và Trung tâm lưu ký (VSD) xác nhận khả năng bán chứng khoán từ 9h sáng ngày T+3 sẽ bắt đầu được áp dụng đối với các lệnh mua từ ngày 4/9 tới.
“Từ ngày 4/9 tới sẽ chính thức triển khai rút ngắn thời gian thanh toán của chu kỳ T+3 xuống 9h sáng. Như vậy nhà đầu tư sẽ được phép bán chứng khoán đúng vào ngày T+3, sớm hơn hiện tại 01 ngày”, ông Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường (SSC) xác nhận.
Việc chính thức triển khai T+3 đã phần nào giải tỏa những bức xúc của giới đầu tư, sau khi nhiều lẫn trễ hẹn trong việc đẩy nhanh chu kỳ giao dịch. Những bức xúc này lâu nay vẫn được “đổ lỗi” cho cơ quan điều hành thị trường, mà phần đông nhà đầu tư không biết rằng để đạt được kết quả đó, rất nhiều khác biệt về lợi ích đã được san bằng.
Từ phía nhà đầu tư, những đòi hỏi đẩy nhanh vòng quay vốn và chứng khoán là nhu cầu hợp lý. Thậm chí chính các thành viên thị trường cũng rất “nhanh nhạy” trong việc lấy lòng nhà đầu tư bằng nhiều tuyên bố sẵn sàng cho giao dịch loại này, thậm chí cả T+0. Tuy nhiên khi triển khai thực tế, không phải thành viên thị trường nào cũng hào hứng như những gì đã thể hiện bằng lời nói.
Câu chuyện hậu trường, từ khác biệt về năng lực lẫn lợi ích của việc rút ngắn thời gian thành toán của chu kỳ T+3 đối với mỗi thành viên thị trường phức tạp hơn nhiều. Đây mới là nguyên nhân chính khiến thời gian triển khai kế hoạch T+3 chậm chạp như vậy. Nhiều cuộc họp đã diễn ra không có mặt của báo chí với những tranh luận khác nhau để nỗ lực san bằng các khác biệt. Vướng mắc không chỉ ở các công ty chứng khoán, mà còn ở các ngân hàng lưu ký.
Một nguồn tin từ SSC tiết lộ các ngân hàng lưu ký nước ngoài là nhóm có nhiều “ý kiến” nhất. Gốc rễ của vấn đề vẫn là lợi ích của lãi suất vay qua đêm, còn “ý kiến” liên quan đến rủi ro thực ra không phải là vấn đề chính. “SSC không thể hô quyết tâm được, mà tất cả các bên cùng phải quyết tâm. Sau khi họp, thống nhất với các thành viên thị trường, thành viên lưu ký, SSC mới ra Thông báo chính thức triển khai T+3 từ ngày 4/9 tới, không bàn cãi gì nữa. Nhiều thành viên thị trường kêu điều chỉnh phải mất 6 tháng đến 1 năm, SSC chỉ cho 4 tháng phải giải quyết xong”!
Vướng mắc chính từ phía các ngân hàng lưu ký nước ngoài là vênh giữa thời gian chuyển tiền thanh toán cho ngân hàng thanh toán từ 16h ngày T+2 trong khi 9h ngày T+3 mới nhận được chứng khoán. Lý lẽ “tiền trao” thì “cháo phải múc” được đưa ra và không chấp nhận trả tiền trước một đêm. Ngoài ra còn có quan ngại mang tính “kỹ thuật” về khả năng đảm bảo thanh khoản của ngân hàng thanh toán (BIDV) .
“Thứ nhất, thực ra các ngân hàng lưu ký chỉ phải chuyển tiền thanh toán ròng (phần lệch giữa giá trị mua – giá trị bán) hàng ngày. Nếu thành viên lưu ký được nhận ròng (bán nhiều hơn mua) thì còn không phải chuyển gì cả. Thứ hai, tiền đây là tài sản của khách hàng mà thôi. Thứ ba, thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ giao dịch vài ngàn tỉ đồng/phiên thì phần ròng không đáng bao nhiêu”, nguồn tin này tiết lộ.
Tóm lại để vượt qua những vướng mắc này, cơ quan quản lý cũng phải gây sức ép nhất định. “Khi đã quyết định triển khai, tất cả các ngân hàng lưu ký nước ngoài đều phải có văn bản cam kết tuân thủ”.
Đối với các công ty chứng khoán, việc đẩy nhanh quy trình thanh toán cũng “động chạm” ít nhiều đến lợi ích. Đã có thời điểm, nhiều công ty chứng khoán “ngãng ra” vì muốn duy trì lợi thế T+ để giữ khách, thậm chí là để duy trì những ưu ái cho khách VIP liên quan đến thanh toán. Đây là lý do khiến nhiều nhà đầu tư không sao hiểu nổi tại sao không đẩy nhanh thanh toán lên được, dù để mua phải có đủ tiền trong tài khoản và để bán phải có đủ chứng khoán.
Hiện tượng một số công ty chứng khoán mất thanh khoản và phải vay từ quỹ hỗ trợ thanh toán, thậm chí là bị hủy giao dịch vì không có đủ tiền thành toán đã minh chứng cho hiện tượng “xé rào” trong giao dịch và thanh toán bù trừ. Nếu như mọi nhà đầu tư khi mua chứng khoán đều phải đảm bảo đủ tiền, thì không có lý gì công ty chứng khoán thiếu hụt thanh khoản. Có chăng là do công ty chứng khoán đã lạm dụng tiền của khách hàng và khi vòng quay tiền bị chậm, mới rơi vào trường hợp thiếu hụt thanh khoản.
Tại sao lại có câu chuyện mua trước nộp tiền sau? Thậm chí là vài ngày? Lỗi đó trước hết là ở công ty chứng khoán. Sau những trường hợp vỡ lở vừa qua, tình trạng này mới lắng dịu và khi quy trình quản trị nội bộ tốt hơn thì khả năng đẩy nhanh thời gian thanh toán của chu kỳ T+3 mới có thể thực hiện được.
Theo thông tin từ VSD, thay đổi lớn nhất trong việc rút ngắn thời gian thanh toán của chu kỳ T+3 nằm ở ngày T+2. Theo đó, ngày T+0 và T+1 vẫn được giành hoàn toàn cho công ty chứng khoán thực hiện các nghiệp vụ như cũ. Riêng ngày T+2, theo quy trình cũ thì đến tận 10h công ty chứng khoán mới phải nộp xác nhận kết quả và hồ sơ sửa lỗi. Quy trình mới yêu cầu khâu này phải hoàn thành trước 8h30. Từ 8h30 đến trước 12h, VSD sẽ xử lý các trường hợp như lỗi giao dịch, thiếu số dư và không vay được chứng khoán để trước 12h đã ra kết quả bù trừ tiền gần như là cuối cùng.
Nguyên nhân phải đưa ra mốc 12h là vì đến 16h ngày T+2, VSD đã chốt tiền thanh toán và công ty chứng khoán có thời gian từ đầu giờ chiều đến 16h để chuyển tiền. Sau 16h vẫn có thể phát sinh tình huống công ty chứng khoán thiếu tiền mà nằm trong diện được vay thì sẽ được phát vay ngay trong buổi chiều. Nếu không được phát vay thì sẽ hủy thanh toán.
“Việc hủy thanh toán chắc sẽ rất hãn hữu, nhất là sau vài vụ việc như SME. Các thành viên muốn vì lợi ích của khách hàng thì phải đảm bảo nghĩa vụ thanh toán. Các thành viên phải tuân thủ quy trình sau khi VSD đưa ra, nếu không tuân thủ sẽ có nhiều chế tài như nhắc nhở, cảnh cáo hoặc đình chỉ lưu ký, thanh toán”, một đại diện của VSD cho biết.
Việc đẩy nhanh thời gian các khâu thanh toán cũng có thể gây ra áp lực ở công ty chứng khoán, mà quan trọng nhất là quản lý tiền, cân đối về nguồn. Trước đây nguồn tiền cho thanh toán bù trừ cần đến T+3 mới phải điều tiết, nhưng với quy trình mới phải có kế hoạch sớm hơn một ngày.
Một hệ quả tốt của sức ép này rất có thể là các công ty chứng khoán sẽ không thể “lộn xộn” về tiền thanh toán của khách hàng nữa. Trước đây đã có tình trạng cho phép khách VIP mua trước nộp tiền sau, thậm chí nếu số dư tổng đủ lớn cho vòng quay T+4, khách VIP có thể còn không cần phải nộp tiền nếu bán ngay khi có thể để hoàn trả. Khi quy trình được rút ngắn, công ty chứng khoán lúc này sẽ không còn nhiều thời gian “dung túng” những ưu ái như vậy.
Đặc biệt việc đẩy nhanh thời gian thanh toán có thể tạo điều kiện cho kéo dài hơn nữa thời gian giao dịch buổi chiều. “Đẩy thanh toán lên T+3 buổi sáng thì không phụ thuộc vào giờ kết thúc buổi chiều, do đó hai sàn có tiềm năng kéo dài thời gian giao dịch buổi chiều”, đại diện VSD cho biết.
“Từ ngày 4/9 tới sẽ chính thức triển khai rút ngắn thời gian thanh toán của chu kỳ T+3 xuống 9h sáng. Như vậy nhà đầu tư sẽ được phép bán chứng khoán đúng vào ngày T+3, sớm hơn hiện tại 01 ngày”, ông Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường (SSC) xác nhận.
Việc chính thức triển khai T+3 đã phần nào giải tỏa những bức xúc của giới đầu tư, sau khi nhiều lẫn trễ hẹn trong việc đẩy nhanh chu kỳ giao dịch. Những bức xúc này lâu nay vẫn được “đổ lỗi” cho cơ quan điều hành thị trường, mà phần đông nhà đầu tư không biết rằng để đạt được kết quả đó, rất nhiều khác biệt về lợi ích đã được san bằng.
Từ phía nhà đầu tư, những đòi hỏi đẩy nhanh vòng quay vốn và chứng khoán là nhu cầu hợp lý. Thậm chí chính các thành viên thị trường cũng rất “nhanh nhạy” trong việc lấy lòng nhà đầu tư bằng nhiều tuyên bố sẵn sàng cho giao dịch loại này, thậm chí cả T+0. Tuy nhiên khi triển khai thực tế, không phải thành viên thị trường nào cũng hào hứng như những gì đã thể hiện bằng lời nói.
Câu chuyện hậu trường, từ khác biệt về năng lực lẫn lợi ích của việc rút ngắn thời gian thành toán của chu kỳ T+3 đối với mỗi thành viên thị trường phức tạp hơn nhiều. Đây mới là nguyên nhân chính khiến thời gian triển khai kế hoạch T+3 chậm chạp như vậy. Nhiều cuộc họp đã diễn ra không có mặt của báo chí với những tranh luận khác nhau để nỗ lực san bằng các khác biệt. Vướng mắc không chỉ ở các công ty chứng khoán, mà còn ở các ngân hàng lưu ký.
Một nguồn tin từ SSC tiết lộ các ngân hàng lưu ký nước ngoài là nhóm có nhiều “ý kiến” nhất. Gốc rễ của vấn đề vẫn là lợi ích của lãi suất vay qua đêm, còn “ý kiến” liên quan đến rủi ro thực ra không phải là vấn đề chính. “SSC không thể hô quyết tâm được, mà tất cả các bên cùng phải quyết tâm. Sau khi họp, thống nhất với các thành viên thị trường, thành viên lưu ký, SSC mới ra Thông báo chính thức triển khai T+3 từ ngày 4/9 tới, không bàn cãi gì nữa. Nhiều thành viên thị trường kêu điều chỉnh phải mất 6 tháng đến 1 năm, SSC chỉ cho 4 tháng phải giải quyết xong”!
Vướng mắc chính từ phía các ngân hàng lưu ký nước ngoài là vênh giữa thời gian chuyển tiền thanh toán cho ngân hàng thanh toán từ 16h ngày T+2 trong khi 9h ngày T+3 mới nhận được chứng khoán. Lý lẽ “tiền trao” thì “cháo phải múc” được đưa ra và không chấp nhận trả tiền trước một đêm. Ngoài ra còn có quan ngại mang tính “kỹ thuật” về khả năng đảm bảo thanh khoản của ngân hàng thanh toán (BIDV) .
“Thứ nhất, thực ra các ngân hàng lưu ký chỉ phải chuyển tiền thanh toán ròng (phần lệch giữa giá trị mua – giá trị bán) hàng ngày. Nếu thành viên lưu ký được nhận ròng (bán nhiều hơn mua) thì còn không phải chuyển gì cả. Thứ hai, tiền đây là tài sản của khách hàng mà thôi. Thứ ba, thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ giao dịch vài ngàn tỉ đồng/phiên thì phần ròng không đáng bao nhiêu”, nguồn tin này tiết lộ.
Tóm lại để vượt qua những vướng mắc này, cơ quan quản lý cũng phải gây sức ép nhất định. “Khi đã quyết định triển khai, tất cả các ngân hàng lưu ký nước ngoài đều phải có văn bản cam kết tuân thủ”.
Đối với các công ty chứng khoán, việc đẩy nhanh quy trình thanh toán cũng “động chạm” ít nhiều đến lợi ích. Đã có thời điểm, nhiều công ty chứng khoán “ngãng ra” vì muốn duy trì lợi thế T+ để giữ khách, thậm chí là để duy trì những ưu ái cho khách VIP liên quan đến thanh toán. Đây là lý do khiến nhiều nhà đầu tư không sao hiểu nổi tại sao không đẩy nhanh thanh toán lên được, dù để mua phải có đủ tiền trong tài khoản và để bán phải có đủ chứng khoán.
Hiện tượng một số công ty chứng khoán mất thanh khoản và phải vay từ quỹ hỗ trợ thanh toán, thậm chí là bị hủy giao dịch vì không có đủ tiền thành toán đã minh chứng cho hiện tượng “xé rào” trong giao dịch và thanh toán bù trừ. Nếu như mọi nhà đầu tư khi mua chứng khoán đều phải đảm bảo đủ tiền, thì không có lý gì công ty chứng khoán thiếu hụt thanh khoản. Có chăng là do công ty chứng khoán đã lạm dụng tiền của khách hàng và khi vòng quay tiền bị chậm, mới rơi vào trường hợp thiếu hụt thanh khoản.
Tại sao lại có câu chuyện mua trước nộp tiền sau? Thậm chí là vài ngày? Lỗi đó trước hết là ở công ty chứng khoán. Sau những trường hợp vỡ lở vừa qua, tình trạng này mới lắng dịu và khi quy trình quản trị nội bộ tốt hơn thì khả năng đẩy nhanh thời gian thanh toán của chu kỳ T+3 mới có thể thực hiện được.
Theo thông tin từ VSD, thay đổi lớn nhất trong việc rút ngắn thời gian thanh toán của chu kỳ T+3 nằm ở ngày T+2. Theo đó, ngày T+0 và T+1 vẫn được giành hoàn toàn cho công ty chứng khoán thực hiện các nghiệp vụ như cũ. Riêng ngày T+2, theo quy trình cũ thì đến tận 10h công ty chứng khoán mới phải nộp xác nhận kết quả và hồ sơ sửa lỗi. Quy trình mới yêu cầu khâu này phải hoàn thành trước 8h30. Từ 8h30 đến trước 12h, VSD sẽ xử lý các trường hợp như lỗi giao dịch, thiếu số dư và không vay được chứng khoán để trước 12h đã ra kết quả bù trừ tiền gần như là cuối cùng.
Nguyên nhân phải đưa ra mốc 12h là vì đến 16h ngày T+2, VSD đã chốt tiền thanh toán và công ty chứng khoán có thời gian từ đầu giờ chiều đến 16h để chuyển tiền. Sau 16h vẫn có thể phát sinh tình huống công ty chứng khoán thiếu tiền mà nằm trong diện được vay thì sẽ được phát vay ngay trong buổi chiều. Nếu không được phát vay thì sẽ hủy thanh toán.
“Việc hủy thanh toán chắc sẽ rất hãn hữu, nhất là sau vài vụ việc như SME. Các thành viên muốn vì lợi ích của khách hàng thì phải đảm bảo nghĩa vụ thanh toán. Các thành viên phải tuân thủ quy trình sau khi VSD đưa ra, nếu không tuân thủ sẽ có nhiều chế tài như nhắc nhở, cảnh cáo hoặc đình chỉ lưu ký, thanh toán”, một đại diện của VSD cho biết.
Việc đẩy nhanh thời gian các khâu thanh toán cũng có thể gây ra áp lực ở công ty chứng khoán, mà quan trọng nhất là quản lý tiền, cân đối về nguồn. Trước đây nguồn tiền cho thanh toán bù trừ cần đến T+3 mới phải điều tiết, nhưng với quy trình mới phải có kế hoạch sớm hơn một ngày.
Một hệ quả tốt của sức ép này rất có thể là các công ty chứng khoán sẽ không thể “lộn xộn” về tiền thanh toán của khách hàng nữa. Trước đây đã có tình trạng cho phép khách VIP mua trước nộp tiền sau, thậm chí nếu số dư tổng đủ lớn cho vòng quay T+4, khách VIP có thể còn không cần phải nộp tiền nếu bán ngay khi có thể để hoàn trả. Khi quy trình được rút ngắn, công ty chứng khoán lúc này sẽ không còn nhiều thời gian “dung túng” những ưu ái như vậy.
Đặc biệt việc đẩy nhanh thời gian thanh toán có thể tạo điều kiện cho kéo dài hơn nữa thời gian giao dịch buổi chiều. “Đẩy thanh toán lên T+3 buổi sáng thì không phụ thuộc vào giờ kết thúc buổi chiều, do đó hai sàn có tiềm năng kéo dài thời gian giao dịch buổi chiều”, đại diện VSD cho biết.