Để cà phê không rẻ như cà pháo
Nhiều nước xuất khẩu xuất khẩu cà phê bán với giá cộng tiến, riêng doanh nghiệp Việt Nam lại luôn phải bán trừ lùi
Sau khi cơ chế hỗ trợ lãi suất 4% theo Quyết định 131/QĐ-TTg chấm dứt, kèm theo giá cà phê lên xuống thất thường, nhiều doanh nghiệp và đại lý thua lỗ, dẫn đến phá sản.
Chủ trương tạm trữ cà phê hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp và giữ giá thị trường tiếp tục diễn ra đợt 2 theo Quyết định 481/QĐ-TTg trong thời gian từ ngày 15/4 - 15/7/2010 với 13 doanh nghiệp được chỉ định vay vốn với mức hỗ trợ lãi suất 6%/năm trong thời hạn tối đa là 6 tháng. Thế nhưng, mức lãi suất này xem ra chưa phải là lực đỡ có hiệu quả.
Ít vốn, doanh nghiệp “hưởng” đủ
Nếu vụ cà phê năm 2008/2009 được đánh giá là được mùa với lượng xuất khẩu tới 1.178.259 tấn, tổng kim ngạch đạt 1,942 tỷ USD, thì vụ cà phê năm 2009/2010 lại không mấy khả quan.
Ngoài những nguyên nhân chính là do sự biến đổi khí hậu, suy thoái kinh tế toàn cầu thì không thể không nhắc đến trình độ dự báo và quản lý kinh doanh của ngành cà phê Việt Nam.
Theo ông Đoàn Xuân Hòa, Phó cục trưởng Cục Chế biến nông lâm thủy, hải sản và Nghề muối, điểm yếu của cà phê Việt Nam là còn kém về mặt chất lượng, chỉ lợi thế là có nguồn nguyên liệu. Trong khi doanh nghiệp ở các nước, với lãi suất ưu đãi từ phía chính phủ, nguồn vốn khá lớn nên rất mạnh trong thu mua tích trữ. Điều này hoàn toàn trái ngược với các doanh nghiệp Việt Nam, do tích trữ kém nên giá cả thường xuyên bị biến động.
Từ trước đến nay, kinh doanh cà phê của Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào thị trường London (Anh). Khoảng 40% sản lượng cà phê thế giới giao dịch tại sàn này là cà phê của Việt Nam. Thế nhưng, các doanh nghiệp Việt Nam lại chẳng thể gây ảnh hưởng tới thị trường quan trọng này.
Vì vậy, nhiều nước xuất khẩu xuất khẩu cà phê bán với giá cộng tiến, riêng doanh nghiệp Việt Nam lại luôn phải bán trừ lùi, thiệt hại 50 - 100 USD/tấn là chuyện cơm bữa. Mặt khác, do xuất phát từ những nhận thức cá nhân còn non yếu, nên việc liên kết giữa ba nhà, nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp còn gặp nhiều bất cập.
Theo báo cáo của Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam (Vicofa), nông dân đã bán phần lớn lượng cà phê vào những tháng đầu năm, nhưng từ tháng Năm trở đi, lượng cà phê giao dịch trên thị trường ít hẳn.
Cụ thể, Việt Nam đã xuất đến 121.432 tấn cà phê vào tháng 3/2010 và 116.888 tấn cà phê vào tháng 4/2010. Nhưng từ tháng Năm, mỗi tháng Việt Nam chỉ xuất được khoảng 98.000 tấn cà phê và vào tháng 9/2010 là thời điểm cuối vụ thì chưa đến 57.704 tấn. Vì không điều phối được số lượng cà phê bán ra nên không bán được cà phê với giá cao nhất.
Hiện tại, giá cả trên thị trường cà phê phụ thuộc vào người mua chủ yếu là các đại lý. Do đó, người bán cà phê phải chịu nhiều thiệt thòi, nhất là nhà sản xuất (nông dân), thứ đến là doanh nghiệp. Về phía nông dân, họ luôn bán theo phong trào hoặc vì cần tiền bán gấp nên tạo cho các đại lý có nhiều cơ hội ép giá.
Mặt khác, biết được điểm yếu ở các doanh nghiệp sẽ đền bù hợp đồng nếu không xuất đủ hàng cho khách, nên một lần nữa đại lý lại ra sức ép giá doanh nghiệp. Hiện, cả nước đang có 153 nhà xuất khẩu cà phê, nhưng chỉ có 8 doanh nghiệp lớn thu mua trên thế giới, còn lại là các doanh nghiệp nhỏ, lẻ nên khó tránh được tình trạng các doanh nghiệp bị ép giá.
Tỉnh táo để tìm giải pháp
Tính đến năm 2009, cả nước có 536.959 ha đất canh tác cà phê, đạt sản lượng 1.035.137 tấn, riêng khu vực Tây Nguyên chiếm gần 90% diện tích. Thế nhưng, do diện tích cà phê già khá nhiều nên dẫn đến số lượng lớn hạt không đạt chất lượng. Ngay bản thân các doanh nghiệp sản xuất trong ngành cà phê, cacao Việt Nam cũng vẫn chưa có vùng nguyên liệu riêng.
Để đánh giá mặt hàng cà phê phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố về chất lượng, chứng chỉ, hệ thống đánh giá, các chỉ dẫn địa lý, thương hiệu. Nói cho cùng, cà phê Việt Nam vẫn chưa tạo được một thương hiệu riêng, mặc dù là một nước có khá nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu.
Ông Đoàn Xuân Hòa cho biết thêm, cần phải có một chiến lược xuất khẩu cho ngành cà phê, điều hành việc bán và tạm trữ một cách chủ động theo tình hình thị trường. Hiện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng dự thảo Đề án phát triển ngành cà phê để trình Chính phủ.
Theo đề án này, người nông dân sẽ được hỗ trợ vốn từ đầu mỗi vụ mùa, sau khi tham gia ký kết hợp đồng bán cà phê cho doanh nghiệp, chất lượng cà phê thu hái sẽ được doanh nghiệp giám sát. doanh nghiệp sẽ đứng ra bảo lãnh cho nông dân vay vốn bằng tài sản thế chấp của chính nông dân.
Đồng thời, nếu giá cà phê xuống thấp, doanh nghiệp được chỉ định sẽ được vay vốn mua tạm trữ một lượng nhất định nhằm duy trì mức giá bán trên thị trường. Chất lượng cà phê xuất khẩu cũng sẽ được kiểm soát. Theo đó, nếu tổng lượng cà phê xuất khẩu của một doanh nghiệp xuất khẩu trong 1 năm mà có lượng cà phê chất lượng thấp chiếm tỷ lệ vượt quá 10% sẽ bị phạt, mức phạt 1 USD/tấn.
Đây là một cuộc chơi, do đó cần phải có sự tính toán lâu dài, không thể chạy theo số lượng, phải thay đổi thì mới tồn tại lâu dài được. Cái yếu trong mua bán và kinh doanh của các doanh nghiệp là chưa gắn kết được với nông dân mà chỉ phụ thuộc vào thương lái.
“Có thể xem đây là bài học đau xót nhất cho các doanh nghiệp trong ngành cà phê Việt Nam khi phải bán trừ lùi số lượng lớn hàng hóa vì hàng kém chất lượng hoặc bán trong thời gian dài không chủ động được”, ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Vicofa nhấn mạnh. Điều này cũng giải đáp cho câu hỏi, tại sao giá càng cao chất lượng càng thấp, và ngược lại giá thấp chất lượng lại cao.
* Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng lượng cà phê xuất khẩu trong 10 tháng năm 2010 đạt 973.000 tấn, thu về 1,4 tỷ USD, tăng 1,61% về lượng nhưng giá trị lại giảm mất 0,71%. So với mức sụt giảm hồi đầu năm, hiện giá cà phê đang ở mức cao nhưng nhiều dự báo cho rằng đây chỉ là sự tăng giá do hạn chế nguồn cung trong ngắn hạn. Trong quý 4, mục tiêu sẽ phải xuất khẩu thêm từ 200.000 - 230.000 tấn nữa. Kế hoạch Bộ Công Thương đặt ra cho ngành cà phê là 1,8 tỷ USD.
Phan Lê (DNSG)
Chủ trương tạm trữ cà phê hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp và giữ giá thị trường tiếp tục diễn ra đợt 2 theo Quyết định 481/QĐ-TTg trong thời gian từ ngày 15/4 - 15/7/2010 với 13 doanh nghiệp được chỉ định vay vốn với mức hỗ trợ lãi suất 6%/năm trong thời hạn tối đa là 6 tháng. Thế nhưng, mức lãi suất này xem ra chưa phải là lực đỡ có hiệu quả.
Ít vốn, doanh nghiệp “hưởng” đủ
Nếu vụ cà phê năm 2008/2009 được đánh giá là được mùa với lượng xuất khẩu tới 1.178.259 tấn, tổng kim ngạch đạt 1,942 tỷ USD, thì vụ cà phê năm 2009/2010 lại không mấy khả quan.
Ngoài những nguyên nhân chính là do sự biến đổi khí hậu, suy thoái kinh tế toàn cầu thì không thể không nhắc đến trình độ dự báo và quản lý kinh doanh của ngành cà phê Việt Nam.
Theo ông Đoàn Xuân Hòa, Phó cục trưởng Cục Chế biến nông lâm thủy, hải sản và Nghề muối, điểm yếu của cà phê Việt Nam là còn kém về mặt chất lượng, chỉ lợi thế là có nguồn nguyên liệu. Trong khi doanh nghiệp ở các nước, với lãi suất ưu đãi từ phía chính phủ, nguồn vốn khá lớn nên rất mạnh trong thu mua tích trữ. Điều này hoàn toàn trái ngược với các doanh nghiệp Việt Nam, do tích trữ kém nên giá cả thường xuyên bị biến động.
Từ trước đến nay, kinh doanh cà phê của Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào thị trường London (Anh). Khoảng 40% sản lượng cà phê thế giới giao dịch tại sàn này là cà phê của Việt Nam. Thế nhưng, các doanh nghiệp Việt Nam lại chẳng thể gây ảnh hưởng tới thị trường quan trọng này.
Vì vậy, nhiều nước xuất khẩu xuất khẩu cà phê bán với giá cộng tiến, riêng doanh nghiệp Việt Nam lại luôn phải bán trừ lùi, thiệt hại 50 - 100 USD/tấn là chuyện cơm bữa. Mặt khác, do xuất phát từ những nhận thức cá nhân còn non yếu, nên việc liên kết giữa ba nhà, nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp còn gặp nhiều bất cập.
Theo báo cáo của Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam (Vicofa), nông dân đã bán phần lớn lượng cà phê vào những tháng đầu năm, nhưng từ tháng Năm trở đi, lượng cà phê giao dịch trên thị trường ít hẳn.
Cụ thể, Việt Nam đã xuất đến 121.432 tấn cà phê vào tháng 3/2010 và 116.888 tấn cà phê vào tháng 4/2010. Nhưng từ tháng Năm, mỗi tháng Việt Nam chỉ xuất được khoảng 98.000 tấn cà phê và vào tháng 9/2010 là thời điểm cuối vụ thì chưa đến 57.704 tấn. Vì không điều phối được số lượng cà phê bán ra nên không bán được cà phê với giá cao nhất.
Hiện tại, giá cả trên thị trường cà phê phụ thuộc vào người mua chủ yếu là các đại lý. Do đó, người bán cà phê phải chịu nhiều thiệt thòi, nhất là nhà sản xuất (nông dân), thứ đến là doanh nghiệp. Về phía nông dân, họ luôn bán theo phong trào hoặc vì cần tiền bán gấp nên tạo cho các đại lý có nhiều cơ hội ép giá.
Mặt khác, biết được điểm yếu ở các doanh nghiệp sẽ đền bù hợp đồng nếu không xuất đủ hàng cho khách, nên một lần nữa đại lý lại ra sức ép giá doanh nghiệp. Hiện, cả nước đang có 153 nhà xuất khẩu cà phê, nhưng chỉ có 8 doanh nghiệp lớn thu mua trên thế giới, còn lại là các doanh nghiệp nhỏ, lẻ nên khó tránh được tình trạng các doanh nghiệp bị ép giá.
Tỉnh táo để tìm giải pháp
Tính đến năm 2009, cả nước có 536.959 ha đất canh tác cà phê, đạt sản lượng 1.035.137 tấn, riêng khu vực Tây Nguyên chiếm gần 90% diện tích. Thế nhưng, do diện tích cà phê già khá nhiều nên dẫn đến số lượng lớn hạt không đạt chất lượng. Ngay bản thân các doanh nghiệp sản xuất trong ngành cà phê, cacao Việt Nam cũng vẫn chưa có vùng nguyên liệu riêng.
Để đánh giá mặt hàng cà phê phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố về chất lượng, chứng chỉ, hệ thống đánh giá, các chỉ dẫn địa lý, thương hiệu. Nói cho cùng, cà phê Việt Nam vẫn chưa tạo được một thương hiệu riêng, mặc dù là một nước có khá nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu.
Ông Đoàn Xuân Hòa cho biết thêm, cần phải có một chiến lược xuất khẩu cho ngành cà phê, điều hành việc bán và tạm trữ một cách chủ động theo tình hình thị trường. Hiện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng dự thảo Đề án phát triển ngành cà phê để trình Chính phủ.
Theo đề án này, người nông dân sẽ được hỗ trợ vốn từ đầu mỗi vụ mùa, sau khi tham gia ký kết hợp đồng bán cà phê cho doanh nghiệp, chất lượng cà phê thu hái sẽ được doanh nghiệp giám sát. doanh nghiệp sẽ đứng ra bảo lãnh cho nông dân vay vốn bằng tài sản thế chấp của chính nông dân.
Đồng thời, nếu giá cà phê xuống thấp, doanh nghiệp được chỉ định sẽ được vay vốn mua tạm trữ một lượng nhất định nhằm duy trì mức giá bán trên thị trường. Chất lượng cà phê xuất khẩu cũng sẽ được kiểm soát. Theo đó, nếu tổng lượng cà phê xuất khẩu của một doanh nghiệp xuất khẩu trong 1 năm mà có lượng cà phê chất lượng thấp chiếm tỷ lệ vượt quá 10% sẽ bị phạt, mức phạt 1 USD/tấn.
Đây là một cuộc chơi, do đó cần phải có sự tính toán lâu dài, không thể chạy theo số lượng, phải thay đổi thì mới tồn tại lâu dài được. Cái yếu trong mua bán và kinh doanh của các doanh nghiệp là chưa gắn kết được với nông dân mà chỉ phụ thuộc vào thương lái.
“Có thể xem đây là bài học đau xót nhất cho các doanh nghiệp trong ngành cà phê Việt Nam khi phải bán trừ lùi số lượng lớn hàng hóa vì hàng kém chất lượng hoặc bán trong thời gian dài không chủ động được”, ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Vicofa nhấn mạnh. Điều này cũng giải đáp cho câu hỏi, tại sao giá càng cao chất lượng càng thấp, và ngược lại giá thấp chất lượng lại cao.
* Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng lượng cà phê xuất khẩu trong 10 tháng năm 2010 đạt 973.000 tấn, thu về 1,4 tỷ USD, tăng 1,61% về lượng nhưng giá trị lại giảm mất 0,71%. So với mức sụt giảm hồi đầu năm, hiện giá cà phê đang ở mức cao nhưng nhiều dự báo cho rằng đây chỉ là sự tăng giá do hạn chế nguồn cung trong ngắn hạn. Trong quý 4, mục tiêu sẽ phải xuất khẩu thêm từ 200.000 - 230.000 tấn nữa. Kế hoạch Bộ Công Thương đặt ra cho ngành cà phê là 1,8 tỷ USD.
Phan Lê (DNSG)