Đề nghị làm rõ quy định thu phí tại các cơ quan ngoại giao
Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị bãi bỏ một số khoản phí có thể gây bức xúc cho nhân dân
Cần quy định chi tiết để tránh phụ thu lạm bổ, nghiên cứu để có thể bãi bỏ một số khoản phí không phù hợp…, Ủy ban Tài chính - Ngân sách thể hiện quan điểm này khi thẩm tra dự án Luật Phí và lệ phí.
Hồ sơ dự án luật này vừa được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội để phục vụ cho việc thảo luận tại kỳ họp thứ 9 sẽ khai mạc vào ngày 20/5 tới đây.
Về phí và lệ phí trong lĩnh vực ngoại giao - vấn đề đang nóng trên công luận trong mấy ngày gần đây - dự thảo luật quy định, cơ quan ngoại giao Việt Nam thực hiện thu: (i) ở nước ngoài là thu phí: “Phí áp dụng tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài”, (ii) ở trong nước là thu lệ phí: “Lệ phí cấp hộ chiếu, thị thực xuất cảnh, nhập cảnh, giấy tờ nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam”.
Quy định này, theo cơ quan thẩm tra là chưa cụ thể, chưa rõ về nội hàm giữa khoản thu ở trong nước và ngoài nước, là không hợp lý và thiếu thống nhất.
Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị Chính phủ cần quy định chi tiết, đảm bảo thống nhất các khoản thu áp dụng cho cơ quan ngoại giao, xác định làm rõ khoản thu nào là phí, khoản thu nào là lệ phí, để đảm bảo thống nhất, rõ ràng trong hệ thống pháp luật.
Với lệ phí trước bạ, báo cáo thẩm tra băn khoăn về cơ chế thu lệ phí trước bạ đối với ôtô chở người dưới 10 chỗ ngồi và xe gắn máy được quy định mức thu theo tỷ lệ khác nhau giữa các địa phương, dẫn đến thiếu thống nhất về mức thu, chưa bình đẳng về nghĩa vụ của công dân trên phạm vi toàn quốc.
Do vậy, đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị cần quy định tỷ lệ thu về một mức đối với từng loại tài sản để đảm bảo tính thống nhất, hợp lý đối với khoản thu này.
Đáng chú ý, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát, có thể bãi bỏ một số khoản phí, lệ phí có số thu thấp, chi phí hành thu cao; một số khoản phí không phù hợp, có thể gây bức xúc cho người dân như như phí sử dụng lề đường, lòng đường, vỉa hè, phí giao thông đối với xe gắn máy...nhằm giảm thủ tục hành chính, chi phí hành thu.
Liên quan đến một số khoản khí, lệ phí cụ thể, cơ quan thẩm tra nhất trí với tờ trình của Chính phủ, chuyển học phí, viện phí ra khỏi phạm vi điều chỉnh của Luật Phí và lệ phí để thực hiện theo cơ chế giá dịch vụ.
Tuy nhiên, nhấn mạnh đây là các lĩnh vực tác động mạnh đến đời sống của mọi tầng lớp dân cư, Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị Chính phủ cần báo cáo rõ với Quốc hội về lộ trình, cơ chế quản lý và tác động xã hội đối với nội dung này.
Tại tờ trình, Chính phủ cho biết sau khi bãi bỏ, bổ sung nhiều loại, danh mục kèm theo dự thảo luật bao gồm 51 khoản phí và 39 khoản lệ phí. Danh mục này, theo cơ quan thẩm tra là chưa đầy đủ, chưa toàn diện, chỉ quy định theo nhóm, loại mà chưa rõ về tên gọi với nội hàm của một số loại phí, lệ phí.
Để phù hợp với Hiến pháp năm 2013, đảm bảo tính cụ thể và nhằm tránh tình trạng phụ thu, lạm bổ tạo gánh nặng đóng góp cho người dân, do đó, đa số ý kiến trong Ủy ban đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu, bổ sung vào dự thảo luật quy định chi tiết các khoản phí, lệ phí, phân loại theo nhóm ngành cụ thể, bảo cáo thẩm tra nêu rõ.
Đánh giá chung về cả dự thảo luật, Ủy ban Tài chính - Ngân sách lo ngại khi một số nội dung quan trọng, cơ bản của luật chưa được quy định chi tiết mà giao Chính phủ quy định. Như danh mục chi tiết phí, lệ phí; phân cấp quản lý phí, lệ phí giữa Trung ương và địa phương…
Bên cạnh đề nghị Chính phủ quy định cụ thể và chi tiết các nội dung nói trên ngay trong dự thảo luật, cơ quan thẩm tra cho rằng trong trường hợp do yêu cầu thực tiễn phát sinh những khoản phí, lệ phí mới hoặc bãi bỏ những khoản phí, lệ phí không phù hợp, Quốc hội giao Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định bổ sung, điều chỉnh danh mục phí, lệ phí và báo cáo Quốc hội.
Hồ sơ dự án luật này vừa được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội để phục vụ cho việc thảo luận tại kỳ họp thứ 9 sẽ khai mạc vào ngày 20/5 tới đây.
Về phí và lệ phí trong lĩnh vực ngoại giao - vấn đề đang nóng trên công luận trong mấy ngày gần đây - dự thảo luật quy định, cơ quan ngoại giao Việt Nam thực hiện thu: (i) ở nước ngoài là thu phí: “Phí áp dụng tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài”, (ii) ở trong nước là thu lệ phí: “Lệ phí cấp hộ chiếu, thị thực xuất cảnh, nhập cảnh, giấy tờ nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam”.
Quy định này, theo cơ quan thẩm tra là chưa cụ thể, chưa rõ về nội hàm giữa khoản thu ở trong nước và ngoài nước, là không hợp lý và thiếu thống nhất.
Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị Chính phủ cần quy định chi tiết, đảm bảo thống nhất các khoản thu áp dụng cho cơ quan ngoại giao, xác định làm rõ khoản thu nào là phí, khoản thu nào là lệ phí, để đảm bảo thống nhất, rõ ràng trong hệ thống pháp luật.
Với lệ phí trước bạ, báo cáo thẩm tra băn khoăn về cơ chế thu lệ phí trước bạ đối với ôtô chở người dưới 10 chỗ ngồi và xe gắn máy được quy định mức thu theo tỷ lệ khác nhau giữa các địa phương, dẫn đến thiếu thống nhất về mức thu, chưa bình đẳng về nghĩa vụ của công dân trên phạm vi toàn quốc.
Do vậy, đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị cần quy định tỷ lệ thu về một mức đối với từng loại tài sản để đảm bảo tính thống nhất, hợp lý đối với khoản thu này.
Đáng chú ý, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát, có thể bãi bỏ một số khoản phí, lệ phí có số thu thấp, chi phí hành thu cao; một số khoản phí không phù hợp, có thể gây bức xúc cho người dân như như phí sử dụng lề đường, lòng đường, vỉa hè, phí giao thông đối với xe gắn máy...nhằm giảm thủ tục hành chính, chi phí hành thu.
Liên quan đến một số khoản khí, lệ phí cụ thể, cơ quan thẩm tra nhất trí với tờ trình của Chính phủ, chuyển học phí, viện phí ra khỏi phạm vi điều chỉnh của Luật Phí và lệ phí để thực hiện theo cơ chế giá dịch vụ.
Tuy nhiên, nhấn mạnh đây là các lĩnh vực tác động mạnh đến đời sống của mọi tầng lớp dân cư, Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị Chính phủ cần báo cáo rõ với Quốc hội về lộ trình, cơ chế quản lý và tác động xã hội đối với nội dung này.
Tại tờ trình, Chính phủ cho biết sau khi bãi bỏ, bổ sung nhiều loại, danh mục kèm theo dự thảo luật bao gồm 51 khoản phí và 39 khoản lệ phí. Danh mục này, theo cơ quan thẩm tra là chưa đầy đủ, chưa toàn diện, chỉ quy định theo nhóm, loại mà chưa rõ về tên gọi với nội hàm của một số loại phí, lệ phí.
Để phù hợp với Hiến pháp năm 2013, đảm bảo tính cụ thể và nhằm tránh tình trạng phụ thu, lạm bổ tạo gánh nặng đóng góp cho người dân, do đó, đa số ý kiến trong Ủy ban đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu, bổ sung vào dự thảo luật quy định chi tiết các khoản phí, lệ phí, phân loại theo nhóm ngành cụ thể, bảo cáo thẩm tra nêu rõ.
Đánh giá chung về cả dự thảo luật, Ủy ban Tài chính - Ngân sách lo ngại khi một số nội dung quan trọng, cơ bản của luật chưa được quy định chi tiết mà giao Chính phủ quy định. Như danh mục chi tiết phí, lệ phí; phân cấp quản lý phí, lệ phí giữa Trung ương và địa phương…
Bên cạnh đề nghị Chính phủ quy định cụ thể và chi tiết các nội dung nói trên ngay trong dự thảo luật, cơ quan thẩm tra cho rằng trong trường hợp do yêu cầu thực tiễn phát sinh những khoản phí, lệ phí mới hoặc bãi bỏ những khoản phí, lệ phí không phù hợp, Quốc hội giao Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định bổ sung, điều chỉnh danh mục phí, lệ phí và báo cáo Quốc hội.