Đề nghị xóa bỏ và tạm dừng bảy trạm thu phí đường bộ
Bảy trạm thu phí đường bộ trên một số quốc lộ đang được Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Bộ Tài chính xóa bỏ và tạm dừng
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản số 3220/BGTVT-TC gửi Bộ Tài chính đề nghị xem xét phương án tạm dừng, xóa bỏ 7 trạm thu phí đường bộ trên một số tuyến quốc lộ.
Cụ thể, ba trạm được Bộ Giao thông Vận tải đề nghị xóa bỏ gồm: Trạm thu phí Việt Trì quốc lộ 2 do quá gần trạm thu phí BOT đường tránh Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc); trạm thu phí cầu Hồ trên quốc lộ 38 có doanh số thu quá thấp (năm 2009 chỉ là 5 tỷ đồng); trạm thu phí km 58 thuộc quốc lộ 18 cũng với lý do quá gần trạm thu phí Phả Lại.
Bốn trạm thu phí khác được đề nghị tạm dừng là: Trạm Yên Thành trên quốc lộ 7 (do tuyến đường đang được đầu tư nâng cấp); trạm Hồng Lĩnh trên quốc lộ 8 (có doanh số thu dưới 10 tỷ đồng/năm); trạm số 3 trên quốc lộ 14 (tạm dừng trong 1 năm cho đến khi công trường thi công đường Hồ Chí Minh hoàn thành); trạm Sóc Sơn thuộc quốc lộ 3 (nay nằm trên tuyến đường đã bàn giao cho thành phố Hà Nội quản lý).
Theo Bộ Giao thông Vận tải, việc tạm dừng và xóa bỏ 7 trạm nói trên, phải giải quyết chế độ cho 452 lao động dôi dư, trong đó 281 người phải chấm dứt hợp đồng lao động. Vì vậy, Bộ kiến nghị Bộ Tài chính cho phép sử dụng hơn 10 tỷ đồng để trợ cấp mất việc, đào tạo nghề cho người lao động và hơn 2,8 tỷ đồng chi phí tháo dỡ các trạm.
Trong văn bản này, Bộ Giao thông Vận tải cũng thừa nhận, công tác thu phí sử dụng đường bộ còn một số tồn tại, nhất là khoảng cách giữa các trạm nhiều nơi không đảm bảo theo quy định gây bức xúc với người sử dụng đường bộ.
Do đó, Bộ đã chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam xây dựng phương án xử lý. Trước mắt sẽ rà soát, sắp xếp lại các trạm thu phí theo nguyên tắc: dừng thu với các trạm có khoảng cách không phù hợp; trạm có số thu dưới 10 tỷ/năm; trạm đã hết thời gian thu hồi vốn; trạm trên những tuyến đang được nâng cấp, cải tạo…
Cụ thể, ba trạm được Bộ Giao thông Vận tải đề nghị xóa bỏ gồm: Trạm thu phí Việt Trì quốc lộ 2 do quá gần trạm thu phí BOT đường tránh Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc); trạm thu phí cầu Hồ trên quốc lộ 38 có doanh số thu quá thấp (năm 2009 chỉ là 5 tỷ đồng); trạm thu phí km 58 thuộc quốc lộ 18 cũng với lý do quá gần trạm thu phí Phả Lại.
Bốn trạm thu phí khác được đề nghị tạm dừng là: Trạm Yên Thành trên quốc lộ 7 (do tuyến đường đang được đầu tư nâng cấp); trạm Hồng Lĩnh trên quốc lộ 8 (có doanh số thu dưới 10 tỷ đồng/năm); trạm số 3 trên quốc lộ 14 (tạm dừng trong 1 năm cho đến khi công trường thi công đường Hồ Chí Minh hoàn thành); trạm Sóc Sơn thuộc quốc lộ 3 (nay nằm trên tuyến đường đã bàn giao cho thành phố Hà Nội quản lý).
Theo Bộ Giao thông Vận tải, việc tạm dừng và xóa bỏ 7 trạm nói trên, phải giải quyết chế độ cho 452 lao động dôi dư, trong đó 281 người phải chấm dứt hợp đồng lao động. Vì vậy, Bộ kiến nghị Bộ Tài chính cho phép sử dụng hơn 10 tỷ đồng để trợ cấp mất việc, đào tạo nghề cho người lao động và hơn 2,8 tỷ đồng chi phí tháo dỡ các trạm.
Trong văn bản này, Bộ Giao thông Vận tải cũng thừa nhận, công tác thu phí sử dụng đường bộ còn một số tồn tại, nhất là khoảng cách giữa các trạm nhiều nơi không đảm bảo theo quy định gây bức xúc với người sử dụng đường bộ.
Do đó, Bộ đã chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam xây dựng phương án xử lý. Trước mắt sẽ rà soát, sắp xếp lại các trạm thu phí theo nguyên tắc: dừng thu với các trạm có khoảng cách không phù hợp; trạm có số thu dưới 10 tỷ/năm; trạm đã hết thời gian thu hồi vốn; trạm trên những tuyến đang được nâng cấp, cải tạo…