Đề xuất “siết” nhập cư vào Hà Nội gây tranh cãi
Một đại biểu Quốc hội nói việc đưa ra các điều kiện nhằm hạn chế cư trú trong nội thành Hà Nội là bước thụt lùi
Dù đã vắt qua hai nhiệm kỳ, song từ biểu tượng đến các cơ chế đặc thù tại dự án Luật Thủ đô vẫn tiếp tục gây tranh cãi tại phiên thảo luận của Quốc hội sáng 5/11.
Về sự cần thiết phải ban hành luật, hầu hết các ý kiến phát biểu đều đồng tình. Nhiều vị cũng “khen” ban soạn thảo đã cầu thị khi tiếp thu ý kiến của đại biểu trong quá trình hoàn thiện dự luật. Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi còn cho hay, trước khi trình Chính phủ Bộ Tư pháp đã tổ chức hội đồng thẩm định, trong đó có cả các đại biểu, những chuyên gia đã từng kịch liệt phê phán dự án Luật Thủ đô.
Song, làm thế nào để sau khi có luật, Thủ đô trở nên đẹp hơn, văn minh hơn, thân yêu hơn trong lòng người dân cả nước vẫn đang là câu hỏi lớn. Đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa - Vũng Tàu) nhấn mạnh, cả nước vì Thủ đô nhưng Thủ đô cũng phải làm cho mọi người tự hào thoải mái như về nhà mình.
Tại dự thảo mới nhất, điều kiện đăng ký thường trú vào nội thành Hà Nội vẫn chặt hơn so với quy định của Luật Cư trú, các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực văn hoá, đất đai, xây dựng vẫn được đề xuất xử phạt cao hơn... Đây cũng là nội dung đã được tranh luận với rất nhiều ý kiến trái chiều ở Quốc hội khóa 12.
Là đại biểu tái cử, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng Trần Ngọc Vinh vẫn kiên trì quan điểm của cơ quan thẩm tra dự án luật và nhiều vị đại biểu khóa 12 về quy định siết nhập cư nội thành Hà Nội.
Theo vị đại biểu này, việc dự thảo luật đưa ra các điều kiện nhằm hạn chế cư trú trong nội thành Hà Nội là một bước thụt lùi trong công tác quản lý quy hoạch cũng như chất lượng làm luật.
“Hiện nay Đảng, Quốc hội, Chính phủ đang nỗ lực thực hiện các biện pháp để tăng quyền tự do dân chủ của nhân dân, để cải cách thủ tục hành chính thì dự thảo luật này lại đi ngược lại hoàn toàn, hạn chế quyền tự do cư trú của công dân”, ông Vinh nói.
Dẫn điều 10 Luật Cư trú về các hành vi bị hạn chế quyền tự do cư trú không quy định trường hợp hạn chế nào đăng ký thường trú tại nội thành Hà Nội, đại biểu Vinh đề nghị cần phải xây dựng chính sách đồng bộ, cải thiện điều kiện cơ sở về kinh tế, xã hội, quy hoạch để kéo giãn dân cư ra ngoại thành và các vùng lân cận thay vì đặt ra các biện pháp kỹ thuật hành chính tạm thời. Có như vậy mới giải quyết được tận gốc của vấn đề.
Phê dự thảo luật còn mang nặng bóng dáng của nghị quyết chỉ đạo quy hoạch chung cho Thủ đô hơn là một dự luật khả thi đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) cho rằng quy định về siết nhập cư chưa thuyết phục. “Luật này không thể phủ định và quy định khác đi so với Luật Cư trú”, ông Nhân quả quyết.
Tuy nhiên, khá nhiều ý kiến tán thành với quy định siết nhập cư tại dự luật.
Đại biểu Đào Trọng Thi (Hà Nội) ủng hộ cần quy định chặt chẽ hơn điều kiện nhập cư vào khu vực nội thành Thủ đô với yêu cầu về chỗ ở ổn định 3 năm tại địa điểm đăng ký nhập khẩu.
Đồng thời cho rằng cần bổ sung điều kiện về diện tích nhà ở, thuê là phải đạt trên 5 m2/đầu người để đảm bảo mức sống, tiêu chuẩn văn minh đô thị cao hơn cho khu vực nội thành và cũng để tránh sự lách luật trong việc minh chứng các điều kiện khi đăng ký nhập khẩu vào Thủ đô.
Nhấn mạnh yêu cầu phát triển trở thành Thủ đô một trung tâm văn minh, hiện đại cần có những quy định về quản lý người tạm cư, đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn) cho rằng “Thủ đô là trung tâm kinh tế chứ không phải trung tâm sinh kế. Đó là một yêu cầu đặc biệt của Thủ đô so với các đô thị khác”.
Phản ánh nguyện vọng của cử tri mong muốn tại kỳ họp này luật được thông qua để tạo sự phát triển năng động và chủ động cho thủ đô, đại biểu Nguyễn Đức Chung (Hà Nội) quả quyết việc quy định chặt chẽ hơn về điều kiện thường trú không trái với các quy định của Luật Cư trú, mà hoàn toàn cần thiết.
"Sau 5 năm ban hành Luật Cư trú số người ở các tỉnh, thành phố khác chuyển về Hà Nội làm ăn sinh sống tăng nhanh, tính đến tháng 3/2012 toàn thành phố có 1.805.335 hộ với 7,1 triệu nhân khẩu, trong đó số dân tạm trú là hơn 900.000 người", ông Chung nêu con số cụ thể để minh chứng.
Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM Huỳnh Thành Lập phát biểu, nhân dân có quyền tự do cư trú theo Hiến pháp là đúng, nhưng quyền học hành, đi lại, khám chữa bệnh phải được đảm bảo. Vì vậy nếu không có kế hoạch về quản lý phân bổ dân cư hợp lý thì sẽ bế tắc trong việc giải quyết các vấn đề xã hội trong tương lai, cản trở sự phát triển, làm suy giảm chất lượng sống của người dân. Bởi vậy, dự án luật quy định một số biện pháp hành chính về đăng ký thường trú tại nội thành Hà Nội là cần thiết.
Lưu ý rằng Hà Nội đã có một không gian lãnh thổ lớn hơn so với rất nhiều thủ đô khác trên thế giới, đại biểu Dương Trung Quốc cho rằng bên cạnh những chế tài để bảo đảm cho sự phát triển bền vững của nội đô thì phải có những giải pháp, chính sách để hướng sự cư trú của người dân ra một không gian rộng lớn còn lại.
"Có lẽ Luật Thủ đô là một trong những luật mà được nâng lên, đặt xuống nhiều nhất và cũng vật vã nhất, cũng chịu sự phân tâm nhất. Sự phân tâm không những ở sự khác biệt nhau giữa các vị đại biểu mà ở ngay trong chính mỗi một con người. Trong lòng ai cũng mong muốn có một cơ chế pháp luật để cho Thủ đô Hà Nội chúng ta phát triển tương xứng với vị thế của nó đối với quốc gia. Nhưng chính vì thế ai cũng mong muốn luật phải thật hoàn chỉnh, thật hoàn thiện. Cá nhân tôi cũng vậy", ông Quốc phát biểu.
Theo nghị trình, chiều 21/11, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Thủ đô.
Về sự cần thiết phải ban hành luật, hầu hết các ý kiến phát biểu đều đồng tình. Nhiều vị cũng “khen” ban soạn thảo đã cầu thị khi tiếp thu ý kiến của đại biểu trong quá trình hoàn thiện dự luật. Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi còn cho hay, trước khi trình Chính phủ Bộ Tư pháp đã tổ chức hội đồng thẩm định, trong đó có cả các đại biểu, những chuyên gia đã từng kịch liệt phê phán dự án Luật Thủ đô.
Song, làm thế nào để sau khi có luật, Thủ đô trở nên đẹp hơn, văn minh hơn, thân yêu hơn trong lòng người dân cả nước vẫn đang là câu hỏi lớn. Đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa - Vũng Tàu) nhấn mạnh, cả nước vì Thủ đô nhưng Thủ đô cũng phải làm cho mọi người tự hào thoải mái như về nhà mình.
Tại dự thảo mới nhất, điều kiện đăng ký thường trú vào nội thành Hà Nội vẫn chặt hơn so với quy định của Luật Cư trú, các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực văn hoá, đất đai, xây dựng vẫn được đề xuất xử phạt cao hơn... Đây cũng là nội dung đã được tranh luận với rất nhiều ý kiến trái chiều ở Quốc hội khóa 12.
Là đại biểu tái cử, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng Trần Ngọc Vinh vẫn kiên trì quan điểm của cơ quan thẩm tra dự án luật và nhiều vị đại biểu khóa 12 về quy định siết nhập cư nội thành Hà Nội.
Theo vị đại biểu này, việc dự thảo luật đưa ra các điều kiện nhằm hạn chế cư trú trong nội thành Hà Nội là một bước thụt lùi trong công tác quản lý quy hoạch cũng như chất lượng làm luật.
“Hiện nay Đảng, Quốc hội, Chính phủ đang nỗ lực thực hiện các biện pháp để tăng quyền tự do dân chủ của nhân dân, để cải cách thủ tục hành chính thì dự thảo luật này lại đi ngược lại hoàn toàn, hạn chế quyền tự do cư trú của công dân”, ông Vinh nói.
Dẫn điều 10 Luật Cư trú về các hành vi bị hạn chế quyền tự do cư trú không quy định trường hợp hạn chế nào đăng ký thường trú tại nội thành Hà Nội, đại biểu Vinh đề nghị cần phải xây dựng chính sách đồng bộ, cải thiện điều kiện cơ sở về kinh tế, xã hội, quy hoạch để kéo giãn dân cư ra ngoại thành và các vùng lân cận thay vì đặt ra các biện pháp kỹ thuật hành chính tạm thời. Có như vậy mới giải quyết được tận gốc của vấn đề.
Phê dự thảo luật còn mang nặng bóng dáng của nghị quyết chỉ đạo quy hoạch chung cho Thủ đô hơn là một dự luật khả thi đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) cho rằng quy định về siết nhập cư chưa thuyết phục. “Luật này không thể phủ định và quy định khác đi so với Luật Cư trú”, ông Nhân quả quyết.
Tuy nhiên, khá nhiều ý kiến tán thành với quy định siết nhập cư tại dự luật.
Đại biểu Đào Trọng Thi (Hà Nội) ủng hộ cần quy định chặt chẽ hơn điều kiện nhập cư vào khu vực nội thành Thủ đô với yêu cầu về chỗ ở ổn định 3 năm tại địa điểm đăng ký nhập khẩu.
Đồng thời cho rằng cần bổ sung điều kiện về diện tích nhà ở, thuê là phải đạt trên 5 m2/đầu người để đảm bảo mức sống, tiêu chuẩn văn minh đô thị cao hơn cho khu vực nội thành và cũng để tránh sự lách luật trong việc minh chứng các điều kiện khi đăng ký nhập khẩu vào Thủ đô.
Nhấn mạnh yêu cầu phát triển trở thành Thủ đô một trung tâm văn minh, hiện đại cần có những quy định về quản lý người tạm cư, đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn) cho rằng “Thủ đô là trung tâm kinh tế chứ không phải trung tâm sinh kế. Đó là một yêu cầu đặc biệt của Thủ đô so với các đô thị khác”.
Phản ánh nguyện vọng của cử tri mong muốn tại kỳ họp này luật được thông qua để tạo sự phát triển năng động và chủ động cho thủ đô, đại biểu Nguyễn Đức Chung (Hà Nội) quả quyết việc quy định chặt chẽ hơn về điều kiện thường trú không trái với các quy định của Luật Cư trú, mà hoàn toàn cần thiết.
"Sau 5 năm ban hành Luật Cư trú số người ở các tỉnh, thành phố khác chuyển về Hà Nội làm ăn sinh sống tăng nhanh, tính đến tháng 3/2012 toàn thành phố có 1.805.335 hộ với 7,1 triệu nhân khẩu, trong đó số dân tạm trú là hơn 900.000 người", ông Chung nêu con số cụ thể để minh chứng.
Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM Huỳnh Thành Lập phát biểu, nhân dân có quyền tự do cư trú theo Hiến pháp là đúng, nhưng quyền học hành, đi lại, khám chữa bệnh phải được đảm bảo. Vì vậy nếu không có kế hoạch về quản lý phân bổ dân cư hợp lý thì sẽ bế tắc trong việc giải quyết các vấn đề xã hội trong tương lai, cản trở sự phát triển, làm suy giảm chất lượng sống của người dân. Bởi vậy, dự án luật quy định một số biện pháp hành chính về đăng ký thường trú tại nội thành Hà Nội là cần thiết.
Lưu ý rằng Hà Nội đã có một không gian lãnh thổ lớn hơn so với rất nhiều thủ đô khác trên thế giới, đại biểu Dương Trung Quốc cho rằng bên cạnh những chế tài để bảo đảm cho sự phát triển bền vững của nội đô thì phải có những giải pháp, chính sách để hướng sự cư trú của người dân ra một không gian rộng lớn còn lại.
"Có lẽ Luật Thủ đô là một trong những luật mà được nâng lên, đặt xuống nhiều nhất và cũng vật vã nhất, cũng chịu sự phân tâm nhất. Sự phân tâm không những ở sự khác biệt nhau giữa các vị đại biểu mà ở ngay trong chính mỗi một con người. Trong lòng ai cũng mong muốn có một cơ chế pháp luật để cho Thủ đô Hà Nội chúng ta phát triển tương xứng với vị thế của nó đối với quốc gia. Nhưng chính vì thế ai cũng mong muốn luật phải thật hoàn chỉnh, thật hoàn thiện. Cá nhân tôi cũng vậy", ông Quốc phát biểu.
Theo nghị trình, chiều 21/11, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Thủ đô.