Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu tối đa 5 năm
Đề xuất điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của nam giới từ 60 lên 62, nữ giới từ 55 lên 58 hoặc 60 tuổi
“Sắp tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ tham mưu cho Chính phủ để trình Quốc hội điều chỉnh tuổi nghỉ hưu cho cả lao động nam và nữ với thời hạn tối đa là thêm 5 năm”.
Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân trao đổi với báo chí bên lề buổi tọa đàm về tuổi nghỉ hưu ngày 28/10.
Theo đó, cơ quan này sẽ tham mưu Chính phủ điều chỉnh Luật Lao động, trong đó có việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của nam giới từ 60 lên 62, nữ giới từ 55 lên 58 hoặc 60 tuổi.
Thứ trưởng Huân cho hay, đây không phải là lần đầu tiên vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu được đưa ra bàn thảo. Từ năm 2008, Bộ này cũng đã bắt đầu nghiên cứu và được đề cập nhiều lần sau đó.
Lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng Việt Nam đang trong giai đoạn giữa của “dân số vàng” và “già hóa”. Quá trình già hoá dân số của các nước phát triển có thể lâu, nhưng ở Việt Nam sẽ chỉ khoảng dưới 20 năm.
Chính vì vậy, việc tăng tuổi hưu để tận dụng nguồn lực là thực tiễn không thể né tránh.
Đặc biệt, việc tăng tuổi nghỉ hưu sẽ tận dụng được lực lượng lao động có kinh nghiệm, chuyên môn cao vẫn đủ sức khỏe làm việc. Cùng với đó là liên quan đến tính bền vững của quỹ bảo hiểm xã hội, trong đó có nguy cơ mất cân đối quỹ trong vài chục năm tới.
Thứ trưởng Phạm Minh Huân cũng dẫn chứng ở một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc quy định mức tuổi hưu cho nam và nữ là 65 tuổi, trong khi Lào, Campuchia, Thái Lan đều quy định tuổi hưu ở mức 60 tuổi cho cả nam và nữ.
“Tăng tuổi nghỉ hưu mang tính chất toàn cầu, Việt Nam đang tham gia nhiều công ước quốc tế về lao động, việc làm cũng như quyền con người. Chính vì vậy, việc đảm bảo bình đẳng nam nữ cần phải tăng cường, trong đó có cả điều chỉnh tuổi hưu của nữ giới lên sát với nam giới hơn”, ông Huân nhìn nhận.
Trao đổi thêm về đề xuất này, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi cho rằng muốn tăng tuổi nghỉ hưu cần phải tính toán trên nhiều phương diện như sức khoẻ của người lao động. Đồng thời, phải căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, của thị trường lao động...
Đặc biệt, một trong những vấn đề thu hút nhiều người quan tâm là tăng tuổi nghỉ hưu có ảnh hưởng hay không đến cơ hội việc làm cho lao động trẻ hay không khi mà 6 tháng đầu năm nay, 191.000 sinh viên ra trường chưa có việc làm.
“Nếu nâng tuổi nghỉ hưu thì người có năng lực, mới ra trường ngồi ở đâu? Chúng ta đang ở độ tuổi lao động sung sức song không để tình trạng chảy máu chất xám”, ông Lợi nêu quan điểm.
Cùng với đó, việc tính toán tăng tuổi nghỉ hưu phải đi theo con đường kéo dài thời gian công tác nhưng thôi giữ chức vụ lãnh đạo. Lãnh đạo nếu có năng lực thì đến 60 tuổi có thể nghỉ làm lãnh đạo nhưng vẫn tiếp tục làm việc như chuyên gia và hưởng lương chuyên gia cao cấp.
Tuy nhiên, theo ông Lợi, không nên tăng tuổi nghỉ hưu với các ngành nghề lao động nặng nhọc, độc hại và lao động trực tiếp, vùng sâu, vùng xa, suy giảm khả năng lao động trong quá trình lao động. Chỉ nên bàn tăng đối với ngành nghề có cải thiện môi trường làm việc.
Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân trao đổi với báo chí bên lề buổi tọa đàm về tuổi nghỉ hưu ngày 28/10.
Theo đó, cơ quan này sẽ tham mưu Chính phủ điều chỉnh Luật Lao động, trong đó có việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của nam giới từ 60 lên 62, nữ giới từ 55 lên 58 hoặc 60 tuổi.
Thứ trưởng Huân cho hay, đây không phải là lần đầu tiên vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu được đưa ra bàn thảo. Từ năm 2008, Bộ này cũng đã bắt đầu nghiên cứu và được đề cập nhiều lần sau đó.
Lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng Việt Nam đang trong giai đoạn giữa của “dân số vàng” và “già hóa”. Quá trình già hoá dân số của các nước phát triển có thể lâu, nhưng ở Việt Nam sẽ chỉ khoảng dưới 20 năm.
Chính vì vậy, việc tăng tuổi hưu để tận dụng nguồn lực là thực tiễn không thể né tránh.
Đặc biệt, việc tăng tuổi nghỉ hưu sẽ tận dụng được lực lượng lao động có kinh nghiệm, chuyên môn cao vẫn đủ sức khỏe làm việc. Cùng với đó là liên quan đến tính bền vững của quỹ bảo hiểm xã hội, trong đó có nguy cơ mất cân đối quỹ trong vài chục năm tới.
Thứ trưởng Phạm Minh Huân cũng dẫn chứng ở một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc quy định mức tuổi hưu cho nam và nữ là 65 tuổi, trong khi Lào, Campuchia, Thái Lan đều quy định tuổi hưu ở mức 60 tuổi cho cả nam và nữ.
“Tăng tuổi nghỉ hưu mang tính chất toàn cầu, Việt Nam đang tham gia nhiều công ước quốc tế về lao động, việc làm cũng như quyền con người. Chính vì vậy, việc đảm bảo bình đẳng nam nữ cần phải tăng cường, trong đó có cả điều chỉnh tuổi hưu của nữ giới lên sát với nam giới hơn”, ông Huân nhìn nhận.
Trao đổi thêm về đề xuất này, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi cho rằng muốn tăng tuổi nghỉ hưu cần phải tính toán trên nhiều phương diện như sức khoẻ của người lao động. Đồng thời, phải căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, của thị trường lao động...
Đặc biệt, một trong những vấn đề thu hút nhiều người quan tâm là tăng tuổi nghỉ hưu có ảnh hưởng hay không đến cơ hội việc làm cho lao động trẻ hay không khi mà 6 tháng đầu năm nay, 191.000 sinh viên ra trường chưa có việc làm.
“Nếu nâng tuổi nghỉ hưu thì người có năng lực, mới ra trường ngồi ở đâu? Chúng ta đang ở độ tuổi lao động sung sức song không để tình trạng chảy máu chất xám”, ông Lợi nêu quan điểm.
Cùng với đó, việc tính toán tăng tuổi nghỉ hưu phải đi theo con đường kéo dài thời gian công tác nhưng thôi giữ chức vụ lãnh đạo. Lãnh đạo nếu có năng lực thì đến 60 tuổi có thể nghỉ làm lãnh đạo nhưng vẫn tiếp tục làm việc như chuyên gia và hưởng lương chuyên gia cao cấp.
Tuy nhiên, theo ông Lợi, không nên tăng tuổi nghỉ hưu với các ngành nghề lao động nặng nhọc, độc hại và lao động trực tiếp, vùng sâu, vùng xa, suy giảm khả năng lao động trong quá trình lao động. Chỉ nên bàn tăng đối với ngành nghề có cải thiện môi trường làm việc.