Đề xuất xây cao ốc 70 tầng ở ga Hà Nội: Bộ Giao thông lên tiếng
Việc quy hoạch, xây dựng công trình cao tầng ở ga Hà Nội phải dựa trên tổng thể cảnh quan đô thị của khu vực, mật độ giao thông
Trao đổi với báo chí bên lề buổi họp báo quý 3/2017 chiều 28/9, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết, Bộ đã nhận được văn bản xin ý kiến của UBND thành phố Hà Nội về quy hoạch xây công trình cao tầng ở ga Hà Nội. Hiện, Bộ đang nghiên cứu, xem xét để góp ý cho phù hợp.
Dự kiến, trong vòng 2-3 ngày tới, Bộ Giao thông Vận tải sẽ có văn bản gửi Hà Nội, đề cập đến những vấn đề liên quan tới giao thông và việc sử dụng bao nhiêu trong lõi ga để xây dựng xã hội hóa công trình 40-70 tầng.
Dù chưa trả lời việc quy hoạch như vậy có phù hợp hay không nhưng theo Thứ trưởng Đông, điều băn khoăn nhất cần được làm rõ là vấn đề áp lực về giao thông.
Thứ trưởng Đông cũng cho rằng đây không chỉ là quy hoạch riêng cho ga Hà Nội, quy hoạch này là đúng với quy hoạch chung của Hà Nội trong xây dựng Thủ đô, quy hoạch chi tiết phân khu chức năng, trong đó có ga Hà Nội mà Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đang quản lý.
Về áp lực giao thông, theo Thứ trưởng Đông, Hà Nội và Tp.HCM đang quá tải về đất dành hạ tầng giao thông. Đất dành cho giao thông cả không gian chỉ khoảng 7-8% trong khi tỷ lệ này ở các thành phố lớn đáng lẽ phải chiếm khoảng 22%.
“Nếu không đảm bảo được mật độ này thì sẽ dẫn đến quá tải”, ông Đông nói và cho biết thêm sẽ đối chiếu các con số cụ thể, xem xét kỹ mật độ người dân/km, diện tích đường/1.000 dân, giao thông kết nối sang khu vực lân cận, đối nội và đối ngoại… để có những đánh giá phù hợp.
“Việc quy hoạch, xây dựng công trình cao tầng ở ga Hà Nội phải dựa trên tổng thể cảnh quan đô thị của khu vực, mật độ giao thông và dự báo về năng lực thông qua đối với tàu cao tốc trong tương lai”, Thứ trưởng Đông khẳng định.
Đồ án quy hoạch phân khu đô thị khu vực ga Hà Nội và phụ cận vừa được UBND thành phố Hà Nội gửi văn bản xin ý kiến các bộ, ngành.
Mục tiêu của Đồ án quy hoạch phân khu đô thị khu vực ga Hà Nội và phụ cận nhằm cụ thể định hướng đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội.
Đồ án Quy hoạch khu vực ga Hà Nội có tổng diện tích 98,1 ha. Tổng dân số của khu vực này được quy hoạch khoảng 44.000 người, trong đó có tái định cư tại chỗ dân số hiện trạng khoảng 40.300 người.
Dự kiến tổng mức đầu tư xây dựng khoảng 23.800 tỷ đồng, trong đó thành phố sẽ đảm nhận khoảng 700 tỷ đồng.
Theo đề xuất, khu vực ga Hà Nội sẽ được xây dựng lại với chức năng là ga trung tâm tàu khách và tàu liên vận quốc tế đi tất cả các hướng. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, quy hoạch 9 phân vùng không gian chức năng gồm khu văn hóa thấp tầng, các khu tài chính, khu kiến trúc cao khoảng 40-70 tầng, khu thương mại quốc tế, khu lối sống mới cao khoảng 40-60 tầng, khu nghỉ dưỡng đô thị cao 40-60 tầng, khu ga đường sắt cao 40-70 tầng.
Liên quan tới việc quy hoạch xây dựng khu vực ga Hà Nội và vùng phụ cận, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc mới đây đã yêu cầu UBND thành phố Hà Nội cần thận trọng trong công tác quy hoạch, bảo đảm phát triển bền vững.
Dự kiến, trong vòng 2-3 ngày tới, Bộ Giao thông Vận tải sẽ có văn bản gửi Hà Nội, đề cập đến những vấn đề liên quan tới giao thông và việc sử dụng bao nhiêu trong lõi ga để xây dựng xã hội hóa công trình 40-70 tầng.
Dù chưa trả lời việc quy hoạch như vậy có phù hợp hay không nhưng theo Thứ trưởng Đông, điều băn khoăn nhất cần được làm rõ là vấn đề áp lực về giao thông.
Thứ trưởng Đông cũng cho rằng đây không chỉ là quy hoạch riêng cho ga Hà Nội, quy hoạch này là đúng với quy hoạch chung của Hà Nội trong xây dựng Thủ đô, quy hoạch chi tiết phân khu chức năng, trong đó có ga Hà Nội mà Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đang quản lý.
Về áp lực giao thông, theo Thứ trưởng Đông, Hà Nội và Tp.HCM đang quá tải về đất dành hạ tầng giao thông. Đất dành cho giao thông cả không gian chỉ khoảng 7-8% trong khi tỷ lệ này ở các thành phố lớn đáng lẽ phải chiếm khoảng 22%.
“Nếu không đảm bảo được mật độ này thì sẽ dẫn đến quá tải”, ông Đông nói và cho biết thêm sẽ đối chiếu các con số cụ thể, xem xét kỹ mật độ người dân/km, diện tích đường/1.000 dân, giao thông kết nối sang khu vực lân cận, đối nội và đối ngoại… để có những đánh giá phù hợp.
“Việc quy hoạch, xây dựng công trình cao tầng ở ga Hà Nội phải dựa trên tổng thể cảnh quan đô thị của khu vực, mật độ giao thông và dự báo về năng lực thông qua đối với tàu cao tốc trong tương lai”, Thứ trưởng Đông khẳng định.
Đồ án quy hoạch phân khu đô thị khu vực ga Hà Nội và phụ cận vừa được UBND thành phố Hà Nội gửi văn bản xin ý kiến các bộ, ngành.
Mục tiêu của Đồ án quy hoạch phân khu đô thị khu vực ga Hà Nội và phụ cận nhằm cụ thể định hướng đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội.
Đồ án Quy hoạch khu vực ga Hà Nội có tổng diện tích 98,1 ha. Tổng dân số của khu vực này được quy hoạch khoảng 44.000 người, trong đó có tái định cư tại chỗ dân số hiện trạng khoảng 40.300 người.
Dự kiến tổng mức đầu tư xây dựng khoảng 23.800 tỷ đồng, trong đó thành phố sẽ đảm nhận khoảng 700 tỷ đồng.
Theo đề xuất, khu vực ga Hà Nội sẽ được xây dựng lại với chức năng là ga trung tâm tàu khách và tàu liên vận quốc tế đi tất cả các hướng. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, quy hoạch 9 phân vùng không gian chức năng gồm khu văn hóa thấp tầng, các khu tài chính, khu kiến trúc cao khoảng 40-70 tầng, khu thương mại quốc tế, khu lối sống mới cao khoảng 40-60 tầng, khu nghỉ dưỡng đô thị cao 40-60 tầng, khu ga đường sắt cao 40-70 tầng.
Liên quan tới việc quy hoạch xây dựng khu vực ga Hà Nội và vùng phụ cận, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc mới đây đã yêu cầu UBND thành phố Hà Nội cần thận trọng trong công tác quy hoạch, bảo đảm phát triển bền vững.