Đến lượt châu Âu “siết” tiền ảo Bitcoin
Trên phạm vi toàn cầu, tiền ảo Bitcoin nhận được sự “đối xử” rất khác nhau ở các quốc gia khác nhau
Ngân hàng Trung ương Phần Lan kết luận, Bitcoin không đáp ứng định nghĩa của một đồng tiền, thậm chí là một phương thức thanh toán điện tử. Vì vậy, đồng tiền ảo này đã được Phần Lan coi là một loại hàng hóa.
“Xét tới định nghĩa của một đồng tiền chính thức như quy định trong pháp luật, Bitcoin không đáp ứng được. Bitcoin cũng không phải là một phương tiện thanh toán, bởi luật pháp quy định rằng, một phương tiện thanh toán phải có cơ quan phát hành chịu trách nhiệm”, ông Paeivi Heikkinen, người đứng đầu bộ phận giám sát thuộc Ngân hàng Trung ương Phần Lan tại Helsinki, trao đổi với hãng tin tài chính Bloomberg. “Ở giai đoạn hiện nay, Bitcoin tương đương nhiều hơn với một loại hàng hóa”.
Phần Lan là quốc gia mới nhất trên thế giới nỗ lực kiểm soát sự phổ biến lan rộng của các loại tiền ảo không nằm trong sự kiểm soát của bất kỳ ngân hàng trung ương hay chính phủ nào, mà điển hình là Bitcoin.
Gần đây, các nhà chức trách châu Âu đã liên tục cảnh báo về những rủi ro đi kèm tiền ảo, đồng thời nỗ lực thiết kế các khung pháp lý để bảo vệ người tiêu dùng và doanh nghiệp trước nguy cơ thiệt hại khi sử dụng các loại tiền này.
Tại Bắc Âu, ngoài Phần Lan còn có Na Uy cũng xem Bitcoin không đủ tiêu chuẩn là tiền tệ. Trong khi đó, Đan Mạch tuyên bố đang thiết lập các quy định đối xử với Bitcoin cùng các loại tiền ảo khác.
Trên phạm vi toàn cầu, tiền ảo Bitcoin nhận được sự “đối xử” rất khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Trung Quốc đã cấm hoàn toàn các tổ chức tài chính ở nước này “dính líu” tới Bitcoin. Mỹ thì chưa đưa ra lệnh cấm nào đối với Bitcoin và vẫn đang trong quá trình “xem xét vấn đề”. Thậm chí, ứng cử viên nghị sỹ Steve Stockman thuộc đảng Cộng hòa ở bang Texas của Mỹ đã chấp nhận tiền ảo Bitcoin là tiền tài trợ cho chiến dịch tranh cử của ông.
Tại Phần Lan, công chúng cũng có quan điểm trái ngược về tiền ảo Bitcoin. Một cuộc thăm dò được thực hiện gần đây cho thấy, cứ 10 người Phần Lan thì có 1 người quan tâm tới việc đầu tư vào Bitcoin. Riêng đối với nam giới Phần Lan, tỷ lệ này cao hơn, lên tới 17,2%.
Máy ATM dành cho việc mua tiền ảo Bitcoin đầu tiên ở châu Âu đã được lắp đặt tại một cửa hiệu ở nhà ga đường sắt Helsinki vào tháng trước. Để mua Bitcoin, người tiêu dùng chỉ cần nhập mã xác nhận ví tiền ảo Bitcoin trực tuyến của họ vào máy này, đút tiền Euro vào máy, và tiền ảo Bitcoin sẽ được chuyển tới ví ảo.
Mặc dù Ngân hàng Trung ương Phần Lan từ chối coi Bitcoin là tiền hay phương tiện thanh toán, người Phần Lan vẫn có thể sử dụng loại tiền ảo này cho việc thanh toán nếu họ muốn và không bị coi là vi phạm pháp luật. Giá trị tài sản gia tăng từ đầu tư Bitcoin sẽ bị đánh thuế, trong khi thua lỗ lại không bị trừ thuế.
Cũng theo quy định, người Phần Lan “đào” được Bitcoin phải nộp thuế thu nhập.
“Người Phần Lan có thể tham gia vào các thỏa thuận về việc sử dụng phương tiện thanh toán nào mà họ muốn. Sẽ không ai giám sát hay điều tiết việc đó, cũng không có ai bảo đảm, và giá trị của tiền ảo đã biến động rất mạnh. Họ sẽ phải tự chấp nhận rủi ro”, Thống đốc Heikkinen phát biểu.
Tháng 11 năm ngoái, giá Bitcoin tăng vọt, vượt mốc 1.000 USD/Bitcoin lần đầu tiên, do giới đầu cơ tin rằng loại tiền ảo này sẽ được sử dụng ngày càng phổ biến. Gần đây, giá Bitcoin đã giảm còn khoảng 820 USD/Bitcoin trên sàn giao dịch Bitstamp. Cách đây 1 năm, giá Bitcoin vào khoảng 15 USD/Bitcoin.
Bitcoin được giới thiệu lần đầu vào năm 2008 bởi một lập trình hoặc một nhóm lập trình viên dưới cái tên Satoshi Nakamoto. Giới hạn về số lượng được đặt ra cho Bitcoin là 21 triệu. Hiện đã có khoảng 12,2 triệu USD đang lưu hành - theo số liệu của trang Bitcoincharts.com.
“Xét tới định nghĩa của một đồng tiền chính thức như quy định trong pháp luật, Bitcoin không đáp ứng được. Bitcoin cũng không phải là một phương tiện thanh toán, bởi luật pháp quy định rằng, một phương tiện thanh toán phải có cơ quan phát hành chịu trách nhiệm”, ông Paeivi Heikkinen, người đứng đầu bộ phận giám sát thuộc Ngân hàng Trung ương Phần Lan tại Helsinki, trao đổi với hãng tin tài chính Bloomberg. “Ở giai đoạn hiện nay, Bitcoin tương đương nhiều hơn với một loại hàng hóa”.
Phần Lan là quốc gia mới nhất trên thế giới nỗ lực kiểm soát sự phổ biến lan rộng của các loại tiền ảo không nằm trong sự kiểm soát của bất kỳ ngân hàng trung ương hay chính phủ nào, mà điển hình là Bitcoin.
Gần đây, các nhà chức trách châu Âu đã liên tục cảnh báo về những rủi ro đi kèm tiền ảo, đồng thời nỗ lực thiết kế các khung pháp lý để bảo vệ người tiêu dùng và doanh nghiệp trước nguy cơ thiệt hại khi sử dụng các loại tiền này.
Tại Bắc Âu, ngoài Phần Lan còn có Na Uy cũng xem Bitcoin không đủ tiêu chuẩn là tiền tệ. Trong khi đó, Đan Mạch tuyên bố đang thiết lập các quy định đối xử với Bitcoin cùng các loại tiền ảo khác.
Trên phạm vi toàn cầu, tiền ảo Bitcoin nhận được sự “đối xử” rất khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Trung Quốc đã cấm hoàn toàn các tổ chức tài chính ở nước này “dính líu” tới Bitcoin. Mỹ thì chưa đưa ra lệnh cấm nào đối với Bitcoin và vẫn đang trong quá trình “xem xét vấn đề”. Thậm chí, ứng cử viên nghị sỹ Steve Stockman thuộc đảng Cộng hòa ở bang Texas của Mỹ đã chấp nhận tiền ảo Bitcoin là tiền tài trợ cho chiến dịch tranh cử của ông.
Tại Phần Lan, công chúng cũng có quan điểm trái ngược về tiền ảo Bitcoin. Một cuộc thăm dò được thực hiện gần đây cho thấy, cứ 10 người Phần Lan thì có 1 người quan tâm tới việc đầu tư vào Bitcoin. Riêng đối với nam giới Phần Lan, tỷ lệ này cao hơn, lên tới 17,2%.
Máy ATM dành cho việc mua tiền ảo Bitcoin đầu tiên ở châu Âu đã được lắp đặt tại một cửa hiệu ở nhà ga đường sắt Helsinki vào tháng trước. Để mua Bitcoin, người tiêu dùng chỉ cần nhập mã xác nhận ví tiền ảo Bitcoin trực tuyến của họ vào máy này, đút tiền Euro vào máy, và tiền ảo Bitcoin sẽ được chuyển tới ví ảo.
Mặc dù Ngân hàng Trung ương Phần Lan từ chối coi Bitcoin là tiền hay phương tiện thanh toán, người Phần Lan vẫn có thể sử dụng loại tiền ảo này cho việc thanh toán nếu họ muốn và không bị coi là vi phạm pháp luật. Giá trị tài sản gia tăng từ đầu tư Bitcoin sẽ bị đánh thuế, trong khi thua lỗ lại không bị trừ thuế.
Cũng theo quy định, người Phần Lan “đào” được Bitcoin phải nộp thuế thu nhập.
“Người Phần Lan có thể tham gia vào các thỏa thuận về việc sử dụng phương tiện thanh toán nào mà họ muốn. Sẽ không ai giám sát hay điều tiết việc đó, cũng không có ai bảo đảm, và giá trị của tiền ảo đã biến động rất mạnh. Họ sẽ phải tự chấp nhận rủi ro”, Thống đốc Heikkinen phát biểu.
Tháng 11 năm ngoái, giá Bitcoin tăng vọt, vượt mốc 1.000 USD/Bitcoin lần đầu tiên, do giới đầu cơ tin rằng loại tiền ảo này sẽ được sử dụng ngày càng phổ biến. Gần đây, giá Bitcoin đã giảm còn khoảng 820 USD/Bitcoin trên sàn giao dịch Bitstamp. Cách đây 1 năm, giá Bitcoin vào khoảng 15 USD/Bitcoin.
Bitcoin được giới thiệu lần đầu vào năm 2008 bởi một lập trình hoặc một nhóm lập trình viên dưới cái tên Satoshi Nakamoto. Giới hạn về số lượng được đặt ra cho Bitcoin là 21 triệu. Hiện đã có khoảng 12,2 triệu USD đang lưu hành - theo số liệu của trang Bitcoincharts.com.