Đi giày sai cách sẽ dẫn đến các bệnh lý bàn chân
Giày gót nhọn
Bệnh lý bàn chân và đau bàn chân được ghi nhận ở khoảng 24 - 30% dân số trưởng thành. Tỉ lệ đau bàn chân tăng dần theo độ tuổi và khi bạn trên 65 tuổi thì đau bàn chân là một trong 20 lý do hàng đầu khiến bạn phải đi khám bác sĩ. Đau bàn chân có thể nhẹ và thoáng qua nên dễ khiến chúng ta bỏ qua. Mức độ đau có thể không nhiều nhưng xảy ra dai dẳng sẽ trở thành vấn đề khiến người bệnh khó chịu. Hệ quả lâu dài sẽ gây giảm khả năng vận động, giảm sức mạnh chân và tăng nguy cơ té ngã, đặc biệt là ở người cao tuổi.Các đặc điểm của giày như chiều cao gót, chiều rộng vùng ngón chân, độ cứng và độ dày của đế đã được xác định là các yếu tố gây ra bệnh lý bàn chân. Bệnh lý bàn chân do giày dép được phân loại thành biến dạng xương - khớp bàn chân, bệnh lý da (tăng sừng, vết nứt và mụn nước) và các tổn thương mô mềm (bệnh lý gân cơ, đau thần kinh và đau gót chân ).Các bác sỹ thống kê một số nguy cơ tổn thương chân và các khớp khi phụ nữ sử dụng những loại giày phổ biến như sau:Những đôi giày gót nhọn là vũ khí tôn dáng của các cô nàng. Cấu tạo gót nhọn, mảnh khiến việc di chuyển gây áp lực lên khớp cổ chân. Bạn có thể dễ dàng trẹo chân, bong gân và tổn hại mắt cá chân. Mỗi khi bạn đi giày gót nhọn, các khớp chân sẽ phải chịu thêm 1/4 trọng lượng cơ thể, gia tăng áp lực lên gót chân.Lời khuyên: Nếu bạn đi giày cao gót, hãy đảm bảo thế đứng. Luôn luôn bước đi một cách chắc chắn và sử dụng miếng lót giày để bảo vệ bàn chân.
Guốc cao gótNhững đôi guốc cao gót chỉ có phần quai trước là món đồ thời trang ưa thích của nhiều quý cô bởi nó khiến họ cảm thấy chân dài hơn, tôn dáng hơn. Tuy nhiên, do cấu tạo không có quai hậu hỗ trợ, đôi guốc cáo gót khiến người sử dụng phải ghì các đầu ngón chân để giữ và bước đi. Hậu quả có thể là những vết chai sạn, bầm tím .Lời khuyên: Phụ nữ nên lựa chọn đôi giày với độ cao phù hợp và thoải mái khi sử dụng. Thường xuyên sử dụng kem dưỡng da chân cường độ cao, massage chân hàng ngày để giảm tổn thương khi đi giày cao gót.Giày sai cỡMột nghiên cứu cho khoảng 86% mang giày chật hơn kích thước bàn chân. Thông thường các bác sĩ khi thăm khám bàn chân sẽ khó bỏ qua việc kiểm tra đôi giày mà bạn đang mang vì nó cung cấp thêm các thông tin cần thiết trong việc chẩn đoán và điều trị vấn đề đau chân. Thế nhưng, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, bệnh nhân thường chọn giày đi đến phòng khám là những đôi giày ít dùng (không quá 4 lần một tuần), có lẽ thuận tiện cho việc cởi giày khi thăm khám. Điều này có thể dẫn đến việc các bác sĩ sẽ thu được các thông tin kém chính xác về giày dép và bệnh lý bàn chân của bạn.Lời khuyên: Khi bạn bị đau chân cần đi khám, bạn hãy mang đến phòng mạch đôi giày được bạn sử dụng nhiều nhất bởi lẽ bác sĩ cần xem xét kỹ lưỡng đôi giày mà bạn mang để đưa ra lời khuyên chính xác và thực tế nhất về lựa chọn giày dép.
Giày dép từ chất liệu kémMóng chân có thể bị teo hoặc ăn sâu trong khóe, bị nhiễm nấm do giày ẩm ướt, kém thoáng khí, chàm dị ứng do dị ứng với nguyên liệu chế tạo giày. Nguyên liệu nếu quá thô cứng sẽ làm tổn thương da trực tiếp, nếu quá mềm sẽ không bảo vệ được da trước các tác nhân gây hại bên ngoài. Một số nguyên phụ liệu gây kích ứng da. Nguyên liệu kém thoáng khí, kém hút ẩm hay có nhiều khoang lỗ nhỏ có thể là ổ chứa vi trùng hay vi nấm, dễ tạo mùi hôi.Lời khuyên: Càng những đôi giày bạn muốn mang nhiều thì càng nên đầu tư tiền để mua những đôi giày chất lượng, thuộc những thương hiệu uy tín.Giày dép không phù hợp với hình dạng bàn chânCó rất nhiều dạng bàn chân. Vì vậy, một kiểu giày có khi thoải mái với người này nhưng lại gây đau cho người khác. Một đôi giày được xem là phù hợp khi nó bảo vệ được bàn chân, không gây đau hay trở ngại trong khi hoạt động (mỗi loại hoạt động cần có loại giày khác nhau), đồng thời vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ. Việc mang giày không tương thích với hình dạng bàn chân có thể gây đau ở các vùng khác nhau như gót, cổ chân, các ngón; thậm chí ở cẳng chân, khớp gối hoặc vùng thắt lưng do làm tăng áp lực đến các cơ bắp.
Lời khuyên: Có thể dễ dàng nhận biết về việc mang giày không thích hợp khi có các nốt chai bất thường xuất hiện ở gót chân, vùng bàn chân tiếp giáp các ngón, trên mặt lưng các ngón chân… Hãy đổi sang đôi giày khác khi bạn thấy những dấu hiệu này.